Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

Advertisements

MAI HOÀNG (Theo: IP Panorama)

Một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả kể từ thời điểm tác phẩm được ra đời nên không cần tiến hành thủ tục gì, như đăng ký hoặc nộp lưu chiểu, để tác phẩm đó có điều kiện được bảo hộ. Bản thân các ý tưởng thì không được bảo hộ mà chỉ bảo hộ cách thức mà chúng được thể hiện.

Bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả là sự bảo hộ pháp lý dành cho chủ sở hữu các quyền đối với một tác phẩm nguyên gốc mà người đó tạo ra. Nó bao gồm hai nhóm quyền chính: các quyền kinh tế và các quyền tinh thần.

Các quyền về kinh tế là các quyền tái bản, phát sóng, biểu diễn trước công chúng, quyền phóng tác, quyền dịch thuật, độc tấu, trình bày trước công chúng, phân phối… Các quyền về tinh thần gồm quyền của tác giả phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hoặc cải biên khác đối với tác phẩm mà có thể gây tổn hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Cả hai nhóm quyền này thuộc về người sáng tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên, có một số ít ngoại lệ được thể hiện trong luật bản quyền của các quốc gia. Theo nguyên tắc, thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và tối thiểu 50 năm sau khi tác giả qua đời.

Ở cấp độ quốc tế, các quyền kinh tế và tinh thần được thừa nhận trong Công ước Berne về Bảo hộ các Tác phẩm Văn học và Nghệ thuật. Được thông qua năm 1886, Công ước này đã được sửa đổi nhiều lần có tính đến tác động của công nghệ mới đối với mức độ bảo hộ mà nó quy định. Công ước này do Tổ chức Sở hữu thế giới (WIPO), một trong những cơ quan quốc tế chuyên ngành của hệ thống Liên hợp quốc quản lý.

Bảo hộ các quyền liên quan

“Các quyền liên quan” được biết đến là “các quyền kề cận” liên quan đến chủ sở hữu quyền tác giả.

Các quyền liên quan khác quyền tác giả ở chỗ chúng thuộc về chủ sở hữu được coi là người trung gian trong việc sản xuất, ghi âm hoặc truyền bá các tác phẩm. Mối liên hệ với bản quyền là do ba loại chủ sở hữu quyền liên quan này là những người có đóng góp trong quá trình sáng tạo trí tuệ vì họ hỗ trợ cho tác giả trong việc truyền đạt tác phẩm đến với công chúng.

Ở cấp độ quốc tế, các quyền liên quan được thừa nhận bởi Công ước quốc tế về Bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm và các tổ chức phát sóng, hay được biết đến là “Công ước Rome” (được thông qua năm 1961); Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (hay Hiệp định TRIPS) và các điều ước quốc tế khác liên quan đến bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.

Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan

Người tạo ra một tác phẩm có quyền cho phép hoặc ngăn cấm việc sử dụng tác phẩm của mình. Nhà soạn kịch có thể đồng ý cho phép tác phẩm của mình được biểu diễn trên sân khấu theo một số điều kiện đã được thỏa thuận; nhà văn có thể thỏa thuận hợp đồng với nhà xuất bản để xuất bản và phân phối một cuốn sách… Những ví dụ này minh họa việc các chủ sở hữu quyền có thể đích thân thực hiện quyền của mình như thế nào.

Tuy nhiên, một tác giả không thể kiểm soát tất cả việc sử dụng tác phẩm của mình; Ngược lại, cũng không khả thi khi một tổ chức phát sóng phải xin phép từng tác giả để được sử dụng tác phẩm. Đó là lý do vì sao lại phải có tổ chức trung gian để giải quyết trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong vấn đề tác quyền.

TRÍCH DẪN TỪ: http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/SoTay-DoanhNhan/Quan_ly_tap_the_quyen_tac_gia_va_quyen_lien_quan/

Exit mobile version