Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ (PHẦN 2)

Advertisements

THS. NGUYỄN VĂN MẠNH – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt: Tiếp theo số trước (số 3/2002), trong số này tác giả phân tích và đề xuất hướng hoàn thiện những quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 về chế định thừa kế, cụ thể là thừa kế theo di chúc, những vấn đề nảy sinh trong việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, xử lý di sản dùng vào việc thờ cúng…

IV. Thừa kế theo di chúc

1. Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Khoản 1, Điều 651 của Bộ luật Dân sự (BLDS) quy định người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Việc truất quyền hưởng di sản có thể được thực hiện thông qua hai hình thức:

– Truất trực tiếp: Người lập di chúc nêu rõ trong di chúc truất (không cho) một cá nhân nhất định được quyền thừa kế di sản.

– Truất gián tiếp: Người lập di chúc khi định đoạt phần di sản không chỉ định một cá nhân nhất định để nhận di sản.

Vấn đề đặt ra là: trong nhiều trường hợp, người lập di chúc không định đoạt hết tài sản của mình, hoặc trường hợp trong số những người thừa kế theo di chúc có người chết trước hoặc chết cùng người lập di chúc, hoặc trường hợp có người thừa kế từ chối nhận di sản. Khi này, những người bị truất quyền hưởng di sản có được thừa kế phần tài sản cha được định đoạt hay không?

Chúng tôi cho rằng, nếu người thừa kế bị truất trực tiếp thì trong mọi trường hợp họ đều không được quyền nhận di sản; nếu bị truất gián tiếp thì những người thừa kế đó cũng được hưởng thừa kế như những người thừa kế theo pháp luật khác đối với những di sản được chia theo pháp luật.

Ví dụ: A có vợ là B, có các con là C,D,E. Năm 1995, khi A chết để lại di chúc dành cho vợ 50 triệu, cho C và D mỗi người 20 triệu. Tuy nhiên năm 1994, C gặp tai nạn đã chết. Di sản của A để lại xác định là 160 triệu.

Trong vụ việc này, xác định như sau:

– Người thừa kế theo di chúc: B (50 triệu), D (20 triệu).

– Phần di sản cha được định đoạt là: 160 – 50 – 20 – 20 = 70 triệu.

– Phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực (phần di chúc chỉ định C được 20 triệu) là: 20 triệu.

– Tổng số di sản cha chia là: 70 + 20 = 90 triệu. Phần di sản này sẽ được chia theo trình tự thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật được xác định gồm: B,D và E (người bị truất gián tiếp, không có tên trong di chúc) và mỗi người được hưởng là: B = D = E = 90 triệu: 3 = 30 triệu.

2. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Khoản 4, Điều 651 của BLDS quy định người lập di chúc có quyền “giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản“.

Nhà làm luật ở đây chỉ dự liệu trường hợp người lập di chúc giao nghĩa vụ về tài sản cho người thừa kế, cha dự liệu trường hợp người lập di chúc giao nghĩa vụ về “nhân thân” cho người thừa kế. Với quy định của pháp luật nh vậy, vô hình trung khi người lập di chúc giao nghĩa vụ về “nhân thân” cho người thừa kế thì những người này không nhất thiết phải thực hiện, kể cả trong trường hợp các nghĩa vụ đó được coi như là những điều kiện để người thừa kế được chỉ định trong di chúc nhận di sản.

Ví dụ 1: A trước khi chết di chúc để lại cho B một kho sách quý với yêu cầu mỗi tuần một lần B phải mở cửa kho sách cho sinh viên đọc miễn phí.

Ví dụ 2: A trước khi chết di chúc để lại cho B một tài sản là 200 triệu với điều kiện B phải mai táng, chôn cất A tại quê nhà. Sau khi A chết, B đã hoả táng thi thể A.

Chúng tôi cho rằng, người lập di chúc vẫn có thể giao nghĩa vụ về tinh thần cho người thừa kế và người thừa kế phải thực hiện, nếu nghĩa vụ đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hơn nữa, việc quy định nh Khoản 4, Điều 651 là “thừa” vì tại Điều 640 đã quy định người thừa kế nhận di sản chỉ phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản.

Do vậy, chúng tôi đề nghị viết lại Khoản 4, Điều 651 nh sau: “4- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế”.

3. Di sản dùng vào việc thờ cúng

Giới hạn tỷ lệ phần di sản thờ cúng Điều 673 của BLDS quy định:

1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.

Nh vậy, điều luật không giới hạn tỷ lệ phần di sản thờ cúng là bao nhiêu nh các văn bản luật trước đây1. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cần thiết phải xác định “một phần di sản” dùng vào việc thờ cúng là bao nhiêu (về mặt tỷ lệ) trong tổng số di sản. Có ý kiến cho rằng, “một phần” là khái niệm chỉ một tỷ lệ thiểu số, nên phần di sản thờ cúng nhất thiết phải nhỏ hơn 50%, vì nếu lớn hơn 50% tổng số di sản thì phải gọi là đa phần. ý kiến khác cho rằng, khái niệm “một phần” không có giới hạn nhất định về tỷ lệ, miễn là nó không chiếm toàn bộ di sản để lại; do vậy, nếu người để lại di sản lập di chúc để lại 90% (hoặc cao hơn nữa, nhng không được 100%) di sản dùng vào việc thờ cúng thì vẫn được coi là để lại “một phần”. Do đó, trong trường hợp “người thừa kế theo pháp luật mất năng lực thanh toán, thì người có di sản có thể cứu lấy di sản khỏi sự kê biên của các chủ nợ của người thừa kế bằng cách lập gần nh toàn bộ khối tài sản của mình thành di sản thờ cúng”2.

Chúng tôi cho rằng, việc BLDS không quy định một tỷ lệ giới hạn nhất định đối với phần di sản thờ cúng là xuất phát từ sự tôn trọng ý chí của “người chết” khi định đoạt tài sản của mình. Cũng thừa nhận rằng, với quy định của luật hiện hành, việc để lại di sản thờ cúng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế. Do vậy, việc xem xét phần di sản thờ cúng có “vượt quá” hay không, có ảnh hưởng nh thế nào đến quyền lợi của những người thừa kế… phải tuỳ vào các trường hợp cụ thể, kết hợp giữa luật thực định và phong tục tập quán ở địa phơng, qua đó có cách giải quyết hợp lý, hợp tình, bảo đảm quyền lợi cho các bên. Nguyên tắc này đã được chỉ ra trong BLDS (Điều 14).

Thêm nữa, theo chúng tôi, việc để lại phần di sản thờ cúng đã bị giới hạn ở hai yếu tố sau:

Thứ nhất: nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.

Điều 673, Khoản 2 quy định: “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó, thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng“.

Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng (DSTC) phải nhỏ hơn hoặc bằng hiệu số của tổng số di sản (DS) trừ đi các khoản nợ của người để lại di sản (NVTS): DSTC ≤ DS – NVTS

Thứ hai: phần di sản của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Điều 673 không đề cập vấn đề có hạn chế hay không giới hạn của phần di sản dùng vào việc thờ cúng nếu ảnh hưởng đến phần di sản của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc3. Do đó có nhiều ý kiến cho rằng cần làm rõ vấn đề này4.

Chúng tôi cho rằng, xét theo ý nghĩa của Điều 672 (người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc), thứ tự của các điều luật (672, 673) thì rõ ràng tinh thần của luật là: phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được xâm phạm vào phần di sản được thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nói khác đi, phần DSTC phải nhỏ hơn hoặc bằng hiệu số của tổng số di sản (DS) trừ đi phần thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (KPBB): DSTC ≤ DS – KPBB

Tóm lại: DSTC DS – NVTS – KPBB

Mặc dù vậy, nh trên chúng tôi đã phân tích, sau khi trừ đi phần nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, thì cũng không thể dành toàn bộ di sản còn lại vào việc thờ cúng.

Cắt giảm di sản thờ cúng

Di sản thờ cúng có thể bị cắt giảm trong các trường hợp sau:

Thứ nhất: do người để lại di sản vợt quá quyền hạn đối với tài sản.

Thứ hai: do xâm phạm quyền của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Trong cả hai trường hợp này, việc cắt giảm có thể theo một trong hai cách sau:

Cách thứ nhất: cắt giảm theo tỷ lệ

Ví dụ: A và B là vợ chồng, có hai con là C và D. Trước khi chết, B lập di chúc để lại cho vợ là A 50 triệu, hai con C và D mỗi con 20 triệu, di tặng cho M 10 triệu, lập di sản thờ cúng 20 triệu. Giả thiết, tài sản chung của A và B là 200 triệu.

Chúng ta nhận thấy, phần di sản của B để lại chỉ là 100 triệu. B đã định đoạt tổng cộng 120 triệu, vậy phải cắt giảm 20 triệu theo tỷ lệ: A : C : D : M : DSTC = 5 : 2 : 2 : 1 : 2

Theo đó, A bị cắt giảm một phần là: 5/12 x 20 = 8,33… triệu 12

C, D bị cắt giảm một phần là: 2/12 x 20 = 3,33… triệu

M bị cắt giảm một phần là: 1/12 x 20 = 1,66… triệu

DSTC bị cắt giảm một phần là: 2/12 x 20 = 3,33… triệu

Cách thứ hai: các thừa kế theo di chúc và di tặng bị cắt giảm trước. Di sản thờ cúng, do tính chất thiêng liêng của nó, chỉ bị cắt giảm khi sau khi đã cắt giảm các phần thừa kế và di tặng mà vẫn xâm phạm đến quyền của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Ví dụ: cũng dữ kiện trên, việc cắt giảm theo tỷ lệ sau: A : C : D : M = 5 : 2 : 2 : 1

Theo đó, A bị cắt giảm một phần là: 5/10 x 20 = 10 triệu

C bị cắt giảm một phần là: 2/10 x 20 = 4 triệu

D bị cắt giảm một phần là: 2/10 x 20 = 4 triệu

M bị cắt giảm một phần là: 1/10 x 20 = 2 triệu

Trong trường hợp này, A là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, phần di sản A được hưởng là: 50 triệu – 10 triệu = 40 triệu, vợt quá 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (22,22…triệu). Do vậy, không cắt giảm phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Hiện nay, phơng thức cắt giảm cha được luật định. Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Riêng chúng tôi lựa chọn giải pháp thứ nhất5.

Quản lý di sản thờ cúng

Theo quy định của luật, di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia mà được giao cho một người quản lý. Người quản lý di sản thờ cúng được xác định trong hai phơng thức sau:

Thứ nhất: người lập di chúc chỉ định trong di chúc.

Thứ hai: những người thừa kế thoả thuận cử ra.

Rõ ràng, phơng thức thứ nhất được u tiên áp dụng trước. Những người thừa kế chỉ có thể thoả thuận cử ra một người quản lý di sản thờ cúng khi người lập di chúc không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng hoặc do người được chỉ định quản lý di sản thờ cúng không thực hiện đúng di chúc, không theo thoả thuận của những người thừa kế. Khi này, chúng ta có thể hình dung cảnh những người thừa kế họp nhau lại cử ra một người quản lý di sản thờ cúng. Điều luật không nói rõ người được cử ra có nhất thiết phải nằm trong số những người thừa kế hay không. Có lẽ, nhà làm luật cho rằng, trong thực tế không thể xảy ra trường hợp này, nhng theo chúng tôi, vẫn cần quy định cụ thể hơn, tránh xảy ra tranh chấp về sau. Thêm nữa, điều luật cũng cha xác định rõ những người tham gia cử người quản lý di sản thờ cúng là người thừa kế theo pháp luật hay theo di chúc (giả định một tổ chức X là người thừa kế theo di chúc, vậy người đại diện của tổ chức đó có thể tham gia vào việc cử người quản lý di sản thờ cúng không?). Xuất phát từ ý nghĩa của di sản dùng vào việc thừa kế, hình nh nhà làm luật quan niệm rằng những “người thừa kế này” được xác định trong các hàng thừa kế theo pháp luật, nhng chúng tôi cho rằng vẫn cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn. Đặt giả thiết: giữa những người thừa kế không nhất trí hoàn toàn về việc cử người quản lý di sản thờ cúng. Khi này, những người thừa kế có thể áp dụng hình thức biểu quyết hay bỏ phiếu không; nếu áp dụng thì theo phơng thức đa số tuyệt đối hay đa số tương đối, có thể bảo lu quyền biểu quyết (hay bỏ phiếu) của những người vắng mặt hay không? Luật thực định hiện nay cha quy định cụ thể vấn đề này, nhng theo chúng tôi, cũng khó có thể quy định cụ thể hơn. Có lẽ, trong trường hợp này, hợp lý hơn là áp dụng theo phong tục, tập quán của từng địa phương.

Chúng ta cũng cần thống nhất rằng, trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó (phát sinh quyền sở hữu) trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật6.

4. Người làm chứng cho việc lập di chúc

Điều 657 của BLDS quy định phạm vi những người được quyền làm chứng cho việc lập di chúc, theo đó, một trong số ba trường hợp không được làm chứng là: “người cha đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự”7.

Chúng tôi cho rằng, việc quy định nh Điều 657 vừa thừa lại vừa thiếu. Theo quy định tại Điều 23 của BLDS, thì người không có năng lực hành vi dân sự là người cha đủ 6 tuổi. Nh vậy, người không có năng lực hành vi dân sự chắc chắn cha đủ 18 tuổi. Hơn nữa, phạm vi người không được làm chứng theo quy định tại Điều 657 không đề cập đến người mất năng lực hành vi dân sự8.

Vì vậy, theo chúng tôi, Khoản 3, Điều 657 về những người không được làm chứng cho việc lập di chúc cần quy định lại là: “Người cha thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự”.

5. Di chúc miệng

Điều 654 của BLDS quy định di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Việc điều luật quy định người làm chứng có thể điểm chỉ là dự phòng những người làm chứng không biết chữ. Tất nhiên, trong trường hợp này, những người làm chứng phải nhờ người khác viết hộ. Vậy ai có thể viết hộ? thười hạn viết hộ kể từ thười điểm người làm chứng nghe được lười di chúc là bao lâu? Đây là những vấn đề pháp luật hiện hành cha có quy định cụ thể.

Theo chúng tôi, phạm vi những người viết hộ này cũng phải giới hạn như phạm vi những người làm chứng9, và cũng cần quy định là những người làm chứng nếu không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết hộ ngay sau khi nghe di chúc miệng, người viết hộ và người làm chứng phải cùng ký tên, điểm chỉ.

6. Thười hiệu khởi kiện quyền thừa kế trong trường hợp vợ chồng lập di chúc chung

Điều 671 của BLDS quy định: “trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc về thười điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thười điểm đó”.

Ví dụ: ông A có vợ là B lập di chúc chung, trong đó có quy định di chúc chỉ có hiệu lực khi người sau cùng chết. Năm 1990, ông A chết, đến năm 2001, bà B chết, khi này phát sinh hiệu lực của di chúc và xảy ra tranh chấp về thừa kế.

Vấn đề đặt ra là thười hiệu khởi kiện quyền thừa kế đối với di sản của ông A và bà B được xác định nhưthế nào. Có hai cách hiểu:

Cách hiểu thứ nhất: thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được tính từ thười điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết)10. Do ông A đã chết năm 1990, mặc dù khi này di chúc cha có hiệu lực nên cha phân chia di sản, nhng thười điểm mở thừa kế đối với di sản của ông A đã hết (vợt quá 10 năm), sau năm 2001, người thừa kế chỉ có thể khởi kiện đối với di sản của bà B để lại, phần di sản của ông A thuộc về người thừa kế nào đang trực tiếp quản lý.

Cách hiểu thứ hai: vì luật cho phép vợ chồng lập di chúc chung, và thười điểm di chúc có hiệu lực có thể thoả thuận là bên sau cùng chết. Thực tế, các tranh chấp về thừa kế chỉ phát sinh khi di sản được phân chia không làm thoả mãn yêu cầu của những người thừa kế, nên thười hiệu khởi kiện quyền thừakế cũng phải được tính từ thười điểm bên sau cùng chết đối với cả phần di sản của vợ hoặc chồng đã chết trước. Nếu theo cách hiểu này thì không phù hợp với quy định tại Điều 648 của BLDS.

Chúng tôi thấy rằng, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người thừa kế, nên hiểu theo cách thứ hai là hợp lý hơn./.

Chú thích:

1. Bộ Luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, các Bộ Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ.

2. Xem, Nguyễn Ngọc Điện- Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam- NXB Trẻ Tp. HCM, 1999, tr.229.

3. Xem Điều 672 BLDS.

4. Xem Đoàn Đức Lơng- Một số ý kiến về Điều 673 BLDS “Di sản dùng vào việc thờ cúng”- Tạp chí Toà án nhân dân, Số 09/2001, tr 27.

5. TS. Nguyễn Ngọc Điện có quan điểm khác về vấn đề này. Xem Nguyễn Ngọc Điện, đã dẫn, tr.242,243.

6. Có quan điểm cho rằng vấn đề này cha rõ ràng. Xem Đoàn Đức Lơng- Sđd, tr.27.

7. Khoản 3, Điều 657 BLDS.

8. Người mất năng lực hành vi dân sự- Điều 24 BLDS.

9. Xem Điều 657 BLDS.

10. Xem Điều 648 BLDS.

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 5 NĂM 2002

Exit mobile version