TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
—–
Số: 165/KHXX
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2007
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-
|
CÔNG VĂN
GIẢI THÍCH QUI ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 313 CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995 VÀ KHOẢN 2 ĐIỀU 305 BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
Để thi hành đúng và thống nhất quy định tại khoản 2 Điều 313 của Bộ Luật dân sự năm 1995 (sau đây viết tắt là BLDS 1995), tại điểm 1 mục III của Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản đã hướng dẫn như sau:
“ … hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi xuất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án”.
Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây viết tắt là BLDS 2005) ban hành và đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2006, một số quy định đã có sự sửa đổi, bổ sung so với BLDS 1995. Tại khoản 2 Điều 305 của BLDS 2005 quy định:
“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi xuất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán …”, có nghĩa là việc trả lãi đối với số tiền chậm trả phải theo lãi xuất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố. Hơn nữa, thực tế hiện nay các Ngân hàng đã bỏ mức lãi xuất nợ quá hạn. Vì vậy, về vấn đề này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 305 của BLDS 2005.
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 5. Quan điểm của Tòa án và về Tòa án, 6. Thi hành án dân sự, 9. VBPL Dân sự, Hợp đồng |
Viết mà cũng sai bét chính tả! “lãi xuất” là gì?
ngân hàng họ có quy định riêng bạn à.
Công văn này ban hành không đúng với thực tế ngân hàng hiện nay, hiện nay các ngân hàng vẫn đang áp dụng lãi suất quá hạn chứ có bỏ đâu.