admin@phapluatdansu.edu.vn

SUY NGẪM 6

031542643rv4 Trong cuộc họp báo ngay sau phiên họp thường kỳ của Chính phủ, đã có ý kiến trả lời báo chí rằng “Không có sai lầm về chính sách nhưng có yếu kém trong dự báo”. Ý kiến này gây ngạc nhiên và quan ngại không ít và cần được phân tích bởi lẽ nó có liên quan trực tiếp đến chất lượng điều hành của Chính phủ và đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Một trong những yếu tố thu hẹp khoảng cách giữa “đường lối” và “khâu thực hiện” là giữa “chính sách” – một bậc thang giáng đi vào thực hiện đường lối, và “dự báo” – một cung bậc thăng của khâu thực hiện, không nên có khoảng cách. Vả lại, không thể xây dựng chính sách mà không có dự báo. Hơn thế nữa, không thể có chính sách đúng nếu dự báo kém. Nói một cách khác, biện minh rằng “Không có sai lầm về chính sách nhưng có yếu kém trong dự báo” là cùng tính chất với lập luận “Đường lối chủ trương đúng nhưng yếu kém trong khâu thực hiện”.

Nói về dự báo yếu kém trong lĩnh vực chủ quan, trong thời gian gần đây có khá nhiều văn bản pháp quy vừa được ban hành chưa bao lâu đã được thay đổi, gây nên không ít bức xúc trong xã hội, làm giảm uy tín nền pháp chế và kỷ cương phép nước. Một trong những lý do là thiếu dự báo tác động trở lại của các văn bản này. Một dự án đầu tư, dự án FDI nói riêng, bắt buộc phải có những báo cáo tác động lên môi trường. Chẳng lẽ một văn bản pháp quy mà tầm tác động liên quan đến toàn xã hội, lại không cần có báo cáo nghiêm túc nhất về dự báo tác động lên kinh tế, xã hội và môi trường hay sao?

GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân – lanhdao.net
Đọc toàn bộ bài viết tại đây

CIVILLAWINFOR TỔNG HỢP

2 Responses

  1. nói rằng “Không có sai lầm về chính sách nhưng có yếu kém trong dự báo” chẳng qua là đùn đầy trách nhiệm, không dám nhận cái sai của mình.

    Dường như Chính phủ luôn muốn duy trì hình ảnh của mình trong mắt người dân như một cơ quan điều hành tốt nhưng thực tế nhiều dự án thất bại đã chứng minh điều ngược lại

  2. 1 người bố trong gia đình có 1quyết định về tương lai của con mình mà ko suy xét kỹ lưỡng thì hậu quả có thể sẽ là làm hỏng cả cuộc đời còn lại của con mình.1 ông vua chỉ cần nói lỡ lời ko suy xét đến hậu quả của lời nói đó cũng có thể khiến nhiều người phải chết, nhiều gia đình khốn khổ, chứ khỏi cần nói đến hậu quả của việc vua đưa ra 1 chính sách yếu kém trong dự báo … có thể làm cho người dân “chết ” hàng loạt .Và có bao giờ ông vua ấy hối hận về điều đó ko? cứ cho là có hối hận và nhận lỗi đi thì làm sao để bù đắp được những mất mát đã sảy ra ( trên thực tế rất hiếm ông vua nào dám dũng cảm nhận mình đã sai ) ? và thực chất ai là người đền bù đây?(bởi nếu vua có bồi thường thì cũng lấy từ quốc khố,mà quốc khố lại do dân đóng thuế)
    có 1 điều rất “buồn cười ” là : nếu 1 người dân làm tổn hại đến lợi ích dù chỉ là của 1 người khác thôi thì phải chịu hình phạt nào đó nhưng 1 ông vua mà làm tổn hại đến lợi ích của nhiều người, thậm trí cả dân tộc mình thì chẳng bị sao cả.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: