admin@phapluatdansu.edu.vn

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng cho biết bảo hiểm thất nghiệp sẽ được áp dụng từ đầu 2009.
Thưa ông, có thể khẳng định việc ra đời bảo hiểm thất nghiệp sẽ là một phần trong chính sách trợ giúp cho người lao động khi bị thất nghiệp?
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập với kinh tế thế giới, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế – xã hội, thì tình trạng thất nghiệp đang là một trong những vấn đề nan giải và hết sức bức xúc. Hàng năm có từ 1,1 đến 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn.
Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự an sinh xã hội.
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.

Có thể khẳng định, bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định.
Vậy những đối tượng nào sẽ được tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thưa ông?
Dự thảo Nghị định bảo hiểm thất nghiệp có 8 chương, 49 điều. Nghị định đề cập đến các vấn đề như quyền và trách nhiệm của người lao động; sử dụng người lao động của doanh nghiệp; thủ tục thực hiện khiếu nại; các chế độ; cách thức tổ chức quỹ và các điều khoản thi hành…
Theo dự thảo Nghị định, người lao động là công dân Việt Nam làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể; làm việc cho cơ quan, tổ chức, cho cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ và sử dụng lao động Việt Nam…, có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12-36 tháng, đều thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo dự thảo, loại hình bảo hiểm thất nghiệp này có sự tham gia của 3 bên là Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Dự thảo cũng quy định chi tiết, cụ thể trách nhiệm của mỗi bên trong việc giải quyết chế độ, trợ cấp cho người lao động khi bị thất nghiệp.
Còn về quyền lợi, khi tham gia họ sẽ được hưởng gì từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp này?
Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp và có đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp quy định; chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội quy định, người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: 3 tháng, nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 6 tháng nếu có đủ từ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 12 tháng nếu có đủ từ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Trong thời gian này, người lao động được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp.
Xin ông cho biết khi nào chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ được thực thi?
Hiện, dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chính phủ và lấy ý kiến rộng rãi.
Dự kiến, chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ được thực thi từ ngày 1/1/2009.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam

TRÍCH DẪN LẠI TỪ: http://news.vibonline.com.vn/Home/bolaodong/2008/02/1280.aspx

5 Responses

  1. Nên quy định độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp . Với những người đã đủ năm nộp BHXH sắp về hưu thì cần gì BHt thất nghiệp . Và có tham gia BH thất nghiệp họ cũng không có quyền lợi gì . Chỉ là mất thêm 1% lương . Nên chăng cần quy định cụ thể . Người bạn của tôi đã co thông báo nghỉ hưu mà tiền bảo hiểm thất nghiệp vẫn bị trừ đều đặn hàng tháng là điều hết sức phi lý

  2. Nên quy định dộ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp . Với những người đã đủ năm nộp BHXH sắp về hưu thì cần gì BHthaats nghiệp . Và có tham gia BH thất nghiệp họ cũng không có quyền lợi gì . Chỉ là mất thêm 1% lương . Nên chăng cần quy định cụ thể . Người bạn của tôi đã co thông báo nghỉ hưu mà tiền bảo hiểm thất nghiệp vẫn bị trừ đều đặn hàng tháng là điều hết sức phi lý

  3. Thật vô lý khi có người chỉ còn vài tháng nữa là về hưu mà vẫn bị trừ lường nộp bảo hiểm thất nghiệp ?

  4. Tại sao câu hỏi nêu từ tháng 8 năm ngoái mà không có ai hồi âm nhỉ?
    Theo tôi, việc ban hành Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2006 đã có thiếu sót. Cho đến bây giờ, 4/1/2009, Điều 42 Bộ Luật Lao động vẫn còn nguyên hiệu lực vì Quốc hội chưa có sửa đổi, bổ sung. Trong khi đó, Luật Bảo hiểm xã hội và đặc biệt là Nghị định 127 ngày 12/12/2008 có quy định: Bảo hiểm thất nghiệp là 1 chế độ bảo hiểm bắt buộc chứ không phải tự nguyện và Doanh nghiệp tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì không phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nữa.
    Thật đáng trách Bộ LĐTBXH- cơ quan chủ trì soạn thảo Luật BHXH và nghị định hướng dẫn!

  5. Tôi muốn được giải đáp thắc mắc về BH Thất nghiệp:.

    Khi BH thất nghiệp có hiệu lực – từ 1/1/2009- thì :

    1- điều 42 luật Lao Động có gì thay đổi không ?
    người sử dụng lao động có còn trách nhiệm trợ cấp thôi việc cho người lao dộng không ?

    (luật 42 Luật LĐ: khi chấm dứt HDLD đối với người LĐ đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cquan… từ 1 năm trở lên thì người SDLD có trách nhiệm trợ cấp thôi việc – 1/2 tháng lương / năm + phụ cấp nếu có)

    vi dụ: anh A làm tại DN B 5 năm có đóng BHXH, đến tháng 6/2009 HĐLĐ hết hạn, anh A khong làm ở DN B nữa, vậy anh A có được DN B trợ cấp thôi việc tại DN B không?

    2- người lao động tham gia tất cả các hình thức đóng BHXH bắt buộc , khi nghỉ việc – đã hưởng trợ cấp thất nhiệp nhưng chưa tìm được việc làm mới sau 1 năm thì có được xin trợ cấp BHXH 1 lần không ?

    xin bộ phận giải đáp thắc mắc hướng dẫn cụ thể cho tôi về email (như trên) phanvan_anh@kaovn.com.vn

    Tôi xin trân trọng cảm ơn.
    Van Anh

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: