admin@phapluatdansu.edu.vn

MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN WTO – PHẦN 3

Một số các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực dịch vụ và các tổ chức khu vực trong WTO.

Dịch vụ

GATS: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO.

Cam kết: cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ mà các nước thành viên sẵn sàng thực hiện.

Danh sách các cam kết cụ thể: danh sách các cam kết của một thành viên WTO về mở của thị trường và các ràng buộc về chế độ đối xử quốc gia.

Danh sách quốc gia: các danh sách thuế quan trong phụ lục của Hiệp định GATT xác định các cam kết đã được các thành viên WTO chấp nhận một cách tự nguyện hoặc thông qua đàm phán.

Phương thức cung cấp: cách thức mà sản phẩm dịch vụ được cung cấp hoặc tiêu thụ trong trao đổi thương mại quốc tế. Phương thức 1: qua biên giới. Phương thức 2: tiêu thụ ở nước ngoài. Phương thức 3: qua cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài. Phương thức 4: qua sự di chuyển của các thể nhân.

Đa phương thức: phương pháp vận chuyển sử dụng nhiều hơn một loại phương tiện vận tải. Vì các mục đích đàm phán trong khuôn khổ GATS, thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu để chỉ các dịch vụ “đưa đến tận nhà” gồm vận tải đường biển.

Nghĩa vụ chung: những nghĩa vụ được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực thương mại dịch vụ khi Hiệp định có hiệu lực thi hành.

Đề xuất: đề xuất tăng cường tự do hóa lĩnh vực dịch vụ của một nước.

Thể nhân: khái niệm chỉ các cá nhân, trái với khái niệm pháp nhân chỉ các tổ chức, doanh nghiệp.

Đại diện thương mại: việc có một văn phòng, một chi nhánh thương mại ở nước ngoài.

Nghị định thư: là những hiệp định bổ sung của GATS. Nghị định thư thứ hai liên quan đến những cam kết trong lĩnh vực dịch vụ tài chính được đưa ra vào năm 1995. Nghị định thư thứ ba đề cập đến sự đi lại của các thể nhân.

Cẩn trọng: thuật ngữ này được dùng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, liên quan đến việc các cơ quan nhà nước quản lý thị trường nhằm bảo vệ các nhà đầu tư và những người gửi tiền tiết kiệm và để tránh sự bất ổn và các cuộc khủng hoảng

Phí phân bổ: một loại phí trong lĩnh vực viễn thông. Đây là phí do nhà khai thác hệ thống điện thoại trong nước thu về từ tiền các cuộc thoại gọi đến từ nước ngoài.

Các tổ chức khu vực/ Thương mại và phát triển

ACP: Tổ chức các quốc gia châu Phi, vùng Caribê và Thái Bình Dương. Gồm 71 nước có những ưu đãi trong quan hệ thương mại với Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ Công ước Lomé.

EFTA: Tổ chức thương mại tự do châu Âu.

NAFTA: Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ gồm Canađa, Mỹ và Mexico.

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

APEC: Diễn đàn hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

CARICOM: Cộng đồng và Thị trường chung của vùng Caribê gồm 15 nước.

CTD: Ủy ban về thương mại và phát triển WTO

ITC: Trung tâm thương mại quốc tế được thành lập từ hiệp định GATT, hiện nay do WTO và Liên hợp quốc đồng quản lý. Liên hợp quốc tham gia quản lý thông qua UNCTAD. ITC là trung tâm điều phối hợp tác kỹ thuật và thúc đẩy thương mại ở các nước đang phát triển.

EC: Các cộng đồng châu Âu (Tên chính thức của Liên minh châu Âu ở WTO).

UNCTAD: Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển.

UNCITRAL: Ủy ban LHQ về Luật thương mại quốc tế, có nhiệm vụ soạn thảo văn bản luật, ví dụ như các văn bản trong lĩnh vực mua sắm chính phủ.

Cộng đồng Andean: gồm Bolivia, Colombia, Ecuađo, Peru và Venezuela.

G7: Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất gồm: Đức, Canada, Mỹ, Pháp, Ý, Nhật Bản, Anh.

G15: Nhóm 15 nước đang phát triển tạo nên cơ quan chính trị chính của phong trào không liên kết.

G77: Nhóm các nước đang phát triển được thành lập năm 1964 sau khi kết thúc khóa họp đầu tiên của UNCTAD (ban đầu chỉ có 77 nước, hiện nay lên đến 130 nước).

GRULAC: Tổ chức không chính thức các nước Mỹ la tinh là thành viên WTO.

MERCOSUR: gồm có Achentina, Brazil, Paraguay và Uruguay.

LDCs: Các nước chậm phát triển nhất.

Nhóm bộ tứ: gồm Canada, Mỹ, Cộng đồng Châu Âu và Nhật Bản

HLM – Hội nghị thượng đỉnh WTO về các nước chậm phát triển – họp tại Geneva tháng 10-1997.

SACU – Liên đoàn Hải quan Nam Phi – gồm Nam Phi, Botswana, Lesotho, Namibia và Swaziland.

GSP – Hệ thống ưu đãi phổ cập – các chương trình ưu đãi thuế quan của các nước phát triển dành cho hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.

Đối xử đặc biệt và ưu đãi: các chế độ điều khoản ưu đãi trong các hiệp định WTO dành cho các nước đang phát triển.

Liên minh thuế quan: Các nước thành viên trong liên minh cùng áp dụng một mức thuế quan chung cho hàng hóa từ bên ngoài nhập vào (ví dụ Liên minh Châu Âu).

Khu vực thương mại tự do: thuế quan sẽ được bãi bỏ trong giao dịch giữa các nước thành viên, nhưng các nước thành viên sẽ tự qui định một mức thuế nhập khẩu riêng đối với các nước thứ 3 (Ví dụ Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA).

Các thuật ngữ sau thuộc về lĩnh vực thương mại và môi trường.

Agenda 21 – Chương trình hành động 21- là tuyên bố được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro năm 1992.

LCA: phương pháp phân tích vòng đời cho phép đánh giá một loại sản phẩm hay dịch vụ có ảnh hưởng đến môi trường hay không.

MEA: Hiệp định đa phương về môi trường.

BTA: Điều chỉnh thuế tại cửa khẩu.

Điều XX: Điều khoản của GATT qui định các « ngoại lệ » được phép không phải tuân theo các qui tắc thương mại.

CTE: Uỷ ban về thương mại và môi trường của WTO.

CITES: Hiệp ước về thương mại quốc tế cấm buôn bán các loài động thực vật có nguy cơ tiệt chủng.

Công ước Basel: một hiệp định đa phương về môi trường liên quan đến các chất thải nguy hiểm.

Ngoại lệ: qui định của các thành viên WTO cho phép một thành viên không phải chấp hành những cam kết thông thường. Qui chế ngoại lệ chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định và mọi yêu cầu kéo dài thời hạn đều phải có lý do chính đáng.

TBT: Hiệp định của WTO về các rào cản kỹ thuật trong thương mại.

PPM: Quy trình và phương pháp sản xuất.

Nghị định thư Montréal: hiệp định đa phương về môi trường liên quan đến vấn đề suy giảm tầng ô zôn.

EST: Công nghệ hợp lý không có hại cho môi trường.

EST&P: Công nghệ hợp lý không có hại cho môi trường và các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ này.

SOURCE: tuoitre.com.vn

Trích dẫn lại từ: http://vietbao.vn/Kinh-te/WTO-Cac-thuat-ngu-chung-tiep-theo/40188858/87/

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading