I. Mục tiêu
Để thực hiện sự quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng trong tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển; ghi nhận rằng người tiêu dùng thường phải chịu sự bất cân xứng về mặt kinh tế, các cấp độ giáo dục và khả năng thương lượng trong mua bán; và ý thức được rằng người tiêu dùng có quyền được sử dụng các sản phẩm an toàn, cũng như cần phải khuyến khích sự phát triển kinh tế, xã hội một cách đúng đắn, công bằng và hợp lý, bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng này nhằm thực hiện những mục tiêu sau đây:
(a) Giúp các nước thực hiện và duy trì đầy đủ việc bảo vệ người dân của mình với tư cách là người tiêu dùng;
(b) Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức sản xuất và phân phối đáp ứng được những nhu cầu và nguyện vọng của người tiêu dùng;
(c) Khuyến khích việc nâng cao phẩm chất đạo đức cho những người sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng;
(d) Giúp các nước hạn chế những thủ đoạn lạm dụng của các doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia và quốc tế gây thiệt hại cho người tiêu dùng;
(e) Tạo thuận lợi cho sự phát triển các hội người tiêu dùng độc lập;
(f) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng;
(a) Khuyến khích sự phát triển của cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn với giá cả thấp hơn;
(b) Khuyến khích tiêu dùng bền vững.
II. Các nguyên tắc chung
Để thực hiện sự quan tâm đến những điều hướng dẫn sau đây, các chính phủ cần phát triển, củng cố hoặc giữ vững các chính sách mạnh mẽ về bảo vệ người tiêu dùng. Để thực hiện được điều đó, chính phủ mỗi nước phải giành ưu tiên cho việc bảo vệ người tiêu dùng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường của nước mình, với các nhu cầu của người dân và phải quan tâm đến hệ quả và lợi ích của các biện pháp đề ra.
Những nhu cầu pháp lý mà bản hướng dẫn nhằm hướng tới bao gồm:
a. Bảo vệ người tiêu dùng tránh những mối nguy hại về sức khỏe và an toàn;
b. Ủng hộ và bảo vệ các quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng;
c. Thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng để họ có thể lựa chọn sáng suốt theo nguyện vọng và nhu cầu cá nhân;
d. Giáo dục người tiêu dùng, bao gồm giáo dục về các tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng;
e. Thực hiện việc đền bù một cách hữu hiệu cho người tiêu dùng;
f. Cho phép tự do thành lập các nhóm hay các tổ chức người tiêu dùng thích hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức đó trình bày quan điểm của mình trong các quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến họ.
g. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Việc sản xuất và tiêu dùng không bền vững, đặc biệt là ở các nước công nghiệp, là nguyên nhân chính của sự xuống cấp của môi trường toàn cầu. Tất cả các nước cần thúc đẩy tiêu dùng bền vững; các nước phát triển cần đi đầu trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững; các nước đang phát triển cần tìm mọi cách để đẩy mạnh tiêu dùng bền vững trong quá trình phát triển của mình, cần quan tâm thích đáng tới nguyên tắc chung và các trách nhiệm cụ thể. Tình hình cụ thể và nhu cầu của các nước đang phát triển cần phải được ghi nhận đầy đủ.
Chính sách khuyến khích tiêu dùng hợp lý cần phải lưu ý mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội và giữa các nước.
Các chính phủ cần phát triển, củng cố và duy trì đủ cơ sở hạ tầng để phát triển, thực hiện và điều hành các chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Cần quan tâm đặc biệt để bảo đảm các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng được thực hiện vì quyền lợi của toàn dân, đặc biệt là người dân sống ở vùng nông thôn và người nghèo.
Tất cả các tổ chức kinh doanh phải tuân theo pháp luật và những quy định của nhà nước, đồng thời phải phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng mà cơ quan chức năng của nước đó đã thỏa thuận. (Sau đây các tiêu chuẩn quốc tế nói trong bản hướng dẫn đều được hiểu trong văn cảnh của chương này).
Vai trò tích cực của việc nghiên cứu trong các trường đại học và các doanh nghiệp kinh doanh tư nhân hay nhà nước cần được xem xét khi hoạch định các chính sách bảo vệ người tiêu dùng.
ĐỂ ĐỌC TOÀN BỘ TẢI VĂN BẢN TẠI ĐÂY
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 6. Pháp luật cạnh tranh, LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, Điều ước quốc tế |
Leave a Reply