NGUYỄN LOAN
Luật Cạnh tranh nhằm tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng.
Thực tế vẫn đang tồn tại tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là DN nhà nước và DN khối tư nhân. Hơn thế nữa, gần đây một số địa phương, ngành lại xảy ra tình trạng “bị” chỉ đạo: chỉ tiêu thụ sản phẩm này của địa phương A, sản phẩm kia của DN … X. Đây chính là rào cản thương mại ngay trong bản thân thị trường nội địa. Làm thế nào để kiểm soát độc quyền có hiệu quả? Trong chương 3 – phần a quy định về vị trí thống lĩnh thị trường và thống lĩnh độc quyền DN của dự thảo Luật Cạnh tranh nêu rõ: Một DN có thị phần trên thị trường liên quan từ 30% trở lên sẽ bị coi là có vị trí thống lĩnh, hai DN có thị phần 50% trở lên, 3 DN có từ 75% trở lên sẽ bị coi là nhóm DN có vị trí thống lĩnh. Vị trí độc quyền được xem là một hình thức đặc biệt của vị trí thống lĩnh(khi không có DN nào cạnh tranh) được coi là vị trí độc quyền. DN (hoặc nhóm DN) có vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền thực hiện các hành vi lạm dụng (bán giá cao hay kìm giá để thu lợi bất chính) thì bị coi là vi phạm.
Đối tượng trong “vòng ngắm”
Đối chiếu với luật này, theo phân tích của TS Lê Đăng Doanh:Ngành xi măng, ngành phân bón của VN sẽ nằm trong “tầm ngắm” của Luật Cạnh tranh. Ôâng Doanh cho rằng: Với vị trí thống lĩnh 51,2% thị phần của toàn ngành xi măng thuộc về TCty Xi măng VN, theo kế hoạch đề nghị của TCty này: Tất cả các dự án đầu tư về xi măng không thuộc sự hỗ trợ của TCty Xi măng VN đều bị hoãn lại đến sau khi các dự án đầu tư của TCty hoàn thành? Bộ Xây dựng (MOC) lại khuyến khích độc quyền bằng Thông tư 1124BCD-KHTK/2003yêu cầu các ngành vật liệu xây dựng phải nên mua xi măng của các DN nhà nước trực thuộc bộ(trong đó có TCty Xi măng VN). Kể từ năm 1999 MOC lại áp dụng hệ thống hạn ngạchđối với xi măng NK nên việc NK xi măng cũng chấm dứt. Trong khi đó lượng NK clinker tăng từ 1,5 triệu tấn năm 2001 lên 3,45 triệu tấn năm 2002 với mức chênh lệch khác biệt giữa giá xi măng trong nước (57 -60 USD/tấn) với giá nhập khẩu clinker trên thị trường thế giới thì việc kinh doanh này trở nên siêu lợi nhuận. Hiện nay, giá xi măng ở VN cao nhất trong khu vực (giá nhập khẩu của khu vực 40 – 43USD/tấn, giá FOB có lúc chỉ 25USD/tấn). Như vậy người tiêu dùng bị thiệt hại rất lớn còn nhà sản xuất lại thu lợi nhuận quá cao.
Cơ chế nhập khẩu ngành phân bón cũng tương tự như vậy, TCT Hóa chất VN (Vinachem) chiếm 75% tổng lượng SX phân bón nội địa, 40% tổng nguồn cung ứng phân bón hỗn hợp NPK. Chưa hết, quy chế quy định 5 điều kiện cho DN ngoài quốc doanh NK phân bón là: có Giấy phép XNK phân bón; có mạng lưới phân phối hợp pháp; có mã số kinh doanh XNK đã đăng ký với Hải quan; khả năng tài chính vững vàng; có đủ vốn NK 50.000 tấn phân urê/năm. Với quy định này, các DN quốc doanh ngoài Vinachem cũng khó lòng đáp ứng được kể chi đến DN tư nhân. Khó chấp nhận hơn ở chỗ Vinachem qua ủy quyền NK cho Cty Vigacemchiếm gần 50% thị phần nhập khẩu (còn lại chia cho các DN nhà nước khác). Sau đó Vinacem thực hiện hành vi bán hàng ngay tại trên boong tàu cho các cty ngoài quốc doanh để thu lợi nhuận và để tránh rủi ro khi bán hàng trực tiếp cho nông dân.
Vai trò của cơ quan điều tiết
Theo bà ElizabethGachuiri – chuyên gia UNPD : Đây là cơ quan có vai trò quan trọng, họ có nhiệm vụ xem xét các DN có thật sự cạnh tranh hay không? Bằng việc thu thập thông tin qua nhiều kênh(thông tin đại chúng, người tiêu dùng, báo chí, tạp chí, dư luận xã hội…) trong đó người tiêu dùng phải được coi là quan trọng nhất khi đưa ra những quyết định cạnh tranh. Và trong bất kỳ tình huống nào, người tiêu dùng phải được bảo vệ bởi đó là quyền của họ. Cơ quan điều tiết là chìa khóa trong quan hệ thực thi Luật Cạnh tranh. Thực tế tình hình thực thi Luật Cạnh tranh ở Thái Lan cho thấy, sau 4 năm việc thi hành luật gần như vẫn giậm chân tại chỗ. Điều dễ hiểu là hầu hết các Cty, các tập đoàn lớn đều nằm trong diện điều chỉnh luật nên họ tìm mọi cách vận động hành lang để trì hoãn thực hiện và dần dần biến cơ quan thực thi bị xem như một tổ chức phi chính phủ.
Nhận định tình hình ở VN vềđộc quyền nhà nước, ông Lê Danh Vĩnh- Thứ trưởng Bộ Thương mại nhấn mạnh: Trong quá trình đổi mới, việc chuyển đổi nền kinh tế thị trường đã có tác động điều chỉnh tích cực đến các DN nhà nước, nhưng bản thân luật cạnh tranh cũng thừa nhận có độc quyền nhà nước (đây cũng là thông lệ quốc tế). Vấn đề đặt ra cho chúng ta là ở chỗ: liều lượng kiểm soát độc quyền như thế nào? Mục đích cuối cùng là tạo thế cân bằng cho cả hai phía cung- cầu để giảm giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất có lợi cho người tiêu dùng và hạn chế sự chèn ép các DN nhỏ từ phía các cty lớn.q
SOURCE:
http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Phapluat-Kd/Kinh_nghiem_quoc_te_xay_dung_Luat_canh_tranh-Han_che_doc_quyen_bang_cach_nao/
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 6. Pháp luật cạnh tranh |
Leave a Reply