admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 10 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC – HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

I. TÀI LIỆU

1. Tài liệu bắt buộc:

– Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 567 – 580) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 1995;

– Các văn bản qui phạm pháp luật được gợi ý tại các trang 33 -34 Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2

Đọc thêm:

+ Luật kinh doanh bảo hiểm;

Luật 20/2004/QH11 ngày 15-06-2004: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng

Luật 02/1997/QH10 ngày 12-12-1997 : Các tổ chức tín dụng

+ Quyết định 96/2007/QĐ-BTC ngày 23-11-2007: về việc ban hành Quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung

+ Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15-11-2007 : Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam

– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2 – Đại học Luật Hà Nội;

– Các tài liệu khác được liệt kê tại Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2 Tr 32 – 33

2. Tài liệu tham khảo lựa chọn:

– Các bài viết hoặc thông tin có liên quan đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nghề Luật, Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Khoa học pháp lý … và trên các trang Web.

– Đọc thêm các bài viết sau (được đăng trên weblog này. Click vào chủ đề: Hợp đồng và chủ đề: Tài liệu tham khảo, tài chính ngân hàng):

CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN

THS. NGUYỄN THỊ THỦY –  ĐH LUẬT TP HCM

Cũng giống như bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, đối tượng kinh doanh sẽ chi phối rất nhiều đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đó. Trong bảo hiểm tài sản, đặc tính của từng loại tài sản và rủi ro liên quan đến các tài sản chi phối và hình thành nên kỹ thuật bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.

BECKHAM – BẢN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRỊ GIÁ 195 TRIỆU USD

Xưa nay, người ta chỉ nghe đến những bản hợp đồng bảo hiểm thân thể trị giá 1 tỷ USD của siêu sao nhạc pop Mỹ, Mariah Carey, đến chuyện siêu mẫu Heidi Klum chi ra 2,25 triệu USD để bảo đảm “an toàn” cho đôi chân của mình, chứ chuyện bỏ ra đến ngót […]

BÀN VỀ VIỆC XÂY DỰNG LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI

THS. ĐỖ QUỐC TÌNH
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) ra đời và đi vào hoạt động đến nay đã được hơn 7 năm, trong 7 năm qua BHTGVN đã làm tốt việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của […]

NÊN SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 42/2001/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH 43/2001/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

QUỲNH NGA – Học viên cao học – Khoa Luật – ĐH Quốc gia HN
Sau hơn 5 năm đi vào thực tiễn, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (LKDBH), nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 quy định chi tiết một số điều của LKDBH, nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 quy định chế độ tài […]

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA BẢO HIỂM HÀNG HẢI

PHẠM TIẾN NGUYÊN (Sưu tầm)
Lịch sử ra đời Bảo hiểm Hàng Hải

Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại cũng như mức độ và số lượng rủi ro phải ứng phó, các chủ tàu, các nhà buôn bán, những người vận tải luôn luôn tìm kiếm những hình thức bảo đảm an […]

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

PHẠM THỊ MỸ TIÊN – BẢO HIỂM NHÂN THỌ MIỀN NAM
Lịch sử phát triển của dịch vụ bảo hiểm nhân thọ

Con người cùng các thể chế chính trị từng tồn tại trong lịch sử luôn đặt nhiệm vụ hạn chế rủi ro lên hàng đầu. Dịch vụ bảo hiểm ra đời chẳng qua chỉ để […]

MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

HỘI THẢO MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM :THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (BỘ MÔN BẢO HIỂM – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM)
PHẦN I : VẤN ĐỀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM

Thị trường Bảo hiểm Việt Nam với việc mở cửa hội nhập – Phùng Đắc Lộc Xem chi […]

VỀ YẾU TỐ TUỔI TRONG LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

Posted on February 12, 2008 by civillawinfor | Edit

PHÍ THỊ QUỲNH NGA – BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM
Thông tin về tuổi của người được bảo hiểm (người có tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm). khi giao kết hợp đồng bảo hiểm con […]

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI

NGUYỄN THỊ THỦY –  ThS, GV Khoa luật thương mại trường ĐH luật TP.HCM
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), theo đó, bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm còn DNBH tiến hành trả tiền bảo hiểm cho những trường […]

CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

PHẠM SI HẢI QUỲNH – Giảng viên Khoa Luật Thương mại – ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Trong giao kết hợp đồng bảo hiểm, nghĩa vụ cung cấp thông tin giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Chính nhờ vào các thông tin được cung cấp mà các bên có khả năng đánh […]

QUY TẮC BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI

QUY TẮC BẢO HIỂM BẮT BUỘCTRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
(Ban hành theo Quyết định số 23/2003/QĐ-BTCngày 25 tháng 2 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CHƯƠNG IQUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe […]

CẦN HOÀN THIỆN QUI ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Hiền Pha

Là loại hợp đồng phức tạp, thời hạn nhiều khi rất dài, điều đó khiến quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm chịu ảnh hưởng rất lớn của những thay đổi chủ quan từ các chủ thể hợp đồng và khách quan từ môi trường tự nhiên – xã hội.Thực tế, dù […]

BẢO HIỂM QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN Ở MỸ

SOURCE: vietnamese.ctic.com
BẢO HIỂM QUYỀN SỞ HỮU LÀ GÌ?

Đôi nét về bất động sản
Từ trước đến nay, bất động sản trở thành tài sản giá trị nhất của mỗi gia đình. Đó là hiện thân của sự giàu có mà được pháp luật bảo vệ. Những luật này đã được […]

BÀN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ

Luật gia Trương Hồng Dương
Bảo hiểm y tế (BHYT) chính sách xã hội tất yếu, đã được Đảng, Nhà nước ta khẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng: Hiến pháp 1992″…kết hợp phát triển y tế nhà nước với y tế tư nhân; thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện […]

VỀ TÍNH KHÓ HIỂU CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TIẾP CẬN NGƯỜI DÂN DẼ HƠN

NGUYỄN TIẾN HÙNG
Tính khó hiểu
1. Trên phương diện lý luận
° Hệ quả của các tính chất riêng có của hợp đồng bảo hiểm
– Thứ nhất, xuất phát từ tính may rủi (aléatoire/ aleatory) của hợp đồng bảo hiểm. Việc giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm gắn liền với những rủi ro tức […]

GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Xét trên phương diện lý thuyết, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, qua đó thể hiện sự thống nhất ý chí (còn gọi là sự “ưng thuận”) của các bên với các mong muốn và chủ đích đạt được những hệ quả pháp lý nhất định là việc xác lập, […]

MỘT VỤ KIỆN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Thấy gì qua vụ việc tàu Cần giờ kiện Bảo việt

Tàu Cần Giờ thuộc Công ty liên doanh vận tải thủy Sea Sài Gòn, tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I) tại Bảo Việt Việt Nam theo đơn bảo hiểm số 5.39.03/04SGPI với thời hạn từ 20.02.2004 tới 20.02.2005 theo Quy […]

CÁC BÀI KHÁC:

+ Lừa dối – yếu tố vô hiệu hợp đồng kinh tế (này gọi chung là hợp đồng);

+ Một số ý kiến về đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế;

+ Nội dung hợp đồng dân sự

+ Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ;

+ Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ do vi phạm hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam;

+ Một số lỗi thương thảo hợp đồng;

+ Hình thức của hợp đồng kinh doanh – Một vấn đề không thể xem nhẹ;

+ Thực hiện hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu;

+ Một số ý kiến về hợp đồng;

+ Một số ý kiến về các chế định liên quan tới hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)

+ “Cần sửa đổi một số qui định về hợp đồng dân sự cho phù hợp với thể chế của tổ chức WTO”

+ Hòan thiện chế định hợp đồng

+ Giao dịch điện tử;

+ Tính logic của một hợp đồng kinh doanh

II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm:

1.1. Khái niệm – Nội dung 1

* Là hợp đồng mà theo đó, một bên đóng phí bảo hiểm cho bên bảo hiểm và khi có sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm

* Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm:

– Mang các đặc điểm chung của hợp đồng (xem đề cương vấn đề 4) và hợp đồng có đối tượng là công việc (xem đề cương vấn đề 8);

– Đối tượng là công việc có tính chất dịch vụ trong lĩnh vực tín dụng và bảo hiểm

– Là loại hợp đồng song vụ;

– Là loại hợp đồng đền bù;

– Là hợp đồng có điều kiện;

– Là hợp đồng vì lợi ích người thứ ba (nếu người thụ hưởng tiền bảo hiểm là người thứ ba);

– Là hợp đồng mẫu (nếu có)

2. Các loại hình bảo hiểm – nội dung 2:

– Căn cứ vào đối tượng được bảo hiểm:

+ Bảo hiểm con người;

+ Bảo hiểm tài sản;

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

– Căn cứ vào tính tự nguyện của bên mua bảo hiểm:

+ Bảo hiểm tự nguyện: đối tượng được bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm do bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận. Loại hình bảo hiểm này rất đa dạng.

+ Bảo hiểm bắt buộc: là loại bảo hiểm mà đóng phí bảo hiểm là một nghĩa vụ bắt buộc đối với bên mua bảo hiểm (bảo hiểm hành khách, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ đối với các chủ thể kinh doanh vật liệu cháy nổ).

– Căn cứ vào người được bảo hiểm:

+ Hợp đồng vì lợi ích người thứ ba: Bên mua bảo hiểm không phải là người được bảo hiểm mà là người thứ ba – người thụ hưởng bảo hiểm (Xem lại các qui định về hợp đồng vì lợi ích người thứ ba)

+ Hợp đồng không vì lợi ích người thứ ba: bên mua bảo hiểm đồng thời là bên được bảo hiểm

– Căn cứ vào tính thương mại của bảo hiểm:

+ Bảo hiểm thương mại;

+ Bảo hiểm phi thương mại – bảo hiểm xã hội (không thuộc hợp đồng bảo hiểm)

Lưu ý: những điểm khác biệt giữa các hợp đồng bảo hiểm theo từng loại hình bảo hiểm trên

3. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm – Nội dung 3

– Hợp đồng văn bản

– Hợp đồng mẫu

Lưu ý: các đặc điểm riêng biệt và hậu quả pháp lý trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng mẫu.

4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm – Nội dung 4

– Căn cứ vào thời điểm giao kết của hợp đồng

5. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm – Nội dung 5

– Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm: là dịch vụ bảo hiểm – Dịch vụ có điều kiện;

– Đối tượng được bảo hiểm:

+ Tính mạng, sức khỏe của con người bị thiệt hại do sự kiện rủi ro;

+ Tuổi thọ của con người (thời gian sống của con người) – bảo hiểm nhân thọ

+ Tài sản: tài sản bảo hiểm là những tài sản được đóng phí bảo hiểm bao gồm tài sản thuộc sở hữu của bên mua bảo hiểm hoặc của bên thụ hưởng bảo hiểm;

+ Trách nhiệm dân sự: loại trách nhiệm đã được bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm và bên tổ chức bảo hiểm sẽ thanh toán tiền bồi thường thiệt hại (theo mức phí bảo hiểm) thay cho bên được bảo hiểm khi họ phát sinh trách nhiệm dân sự với người khác.

6. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm – Nội dung 6

* Bên bảo hiểm – tổ chức bảo hiểm có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm

– Phải là tổ chức có tư cách pháp nhân trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm;

– Phải đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm;

– Phải tuân thủ các các điều kiện khác của pháp luật

Lưu ý: Trách nhiệm của bên bảo hiểm trong trường hợp họ không có tư cách pháp nhân trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm đã xác lập; bên bảo hiểm gồm có nhiều người; bên bảo hiểm chấm dứt hoạt động; bên bảo hiểm đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm…

* Bên mua bảo hiểm – Bên đóng phí bảo hiểm

– Có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với hợp đồng bảo hiểm;

– Nếu nhà nước qui định điều kiện khác cho bên mua bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm phải đảm bảo các điều kiện này;

– Người mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm – Hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích người thứ ba.

Lưu ý: Quyền, nghĩavụ và trách nhiệm bên mua bảo hiểm sử dụng tài sản của người khác để đóng phí bảo hiểm; năng lực chủ thể dân sự không phù hợp với hợp đồng bảo hiểm mà họ tham gia; mua bảo hiểm cho người khác được thụ hưởng; bên mua bảo hiểm chết; bên mua bảo hiểm đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm; bên mua bảo hiểm gồm nhiều người; không đóng đủ phí, không trung thực trong cung cấp các thông tin bắt buộc để được mua bảo hiểm và được bảo hiểm …

* Bên được bảo hiểm – người được thụ hưởng tiền bảo hiểm

­- Bên mua bảo hiểm đồng thời là bên được bảo hiểm;

– Người được thụ hưởng bảo hiểm là người thứ ba

Lưu ý: Người được thụ hưởng bảo hiểm từ chối nhận bảo hiểm; mức thiệt hại lớn hơn mức tiền bảo hiểm cho phép tính trên mức phí bảo hiểm và thời gian đóng bảo hiểm; bên bảo hiểm từ chối thanh toán tiền bảo hiểm; bên được thụ hưởng bảo hiểm đã chết trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được thanh toán tiền bảo hiểm, vấn đề thế chấp tài sản có bảo hiểm…

7. Phí bảo hiểm và tiền bảo hiểm – Nội dung 7

– Theo thỏa thuận;

– Theo qui định của pháp luật

8. Sự kiện bảo hiểm – Nội dung 8

Sự kiện được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật qui định mà khi có sự kiện đó brrn bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm

Điều kiện đối với sự kiện bảo hiểm:

+ Mang tính khách quan: xảy ra trong tương lai (sau thời điểm hợp đồng có hiệu lực); là sự biến đối với các bên chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm (không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của họ);

+ Không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Lưu ý: trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm trong trường hợp tạo ra các sự kiện bảo hiểm không khách quan.

9. Nội dung hợp đồng bảo hiểm – Nội dung 9

– Điều khoản cơ bản;

– Điều khoản thông thường;

– Điều khoản tùy nghi

Lưu ý: Hậu quả pháp lý của hợp đồng bảo hiểm khuyết thiếu một hoặc một số điều khoản cơ bản (Ví dụ: sự kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm…)

10. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm – Nội dung 10

– Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung nghĩa vụ hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ);

– Chấm dứt theo thỏa thuận;

– Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên hủy bỏ hợp đồng;

– Các trường hợp khác

Đọc thêm bài: “Vấn đề hủy bỏ đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong bộ luật dân sự Việt Nam”

LƯU Ý:

– CÁC BÀI VIẾT ĐƯỢC NÊU TÊN TRONG ĐỀ CƯƠNG CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC TRÊN WEBLOG NÀY;

– Đề cương do civillawinfor soạn thảo mang tính chất cá nhân

2 Responses

  1. Cám ơn youkhanga nhiều nhé.

  2. thay oi, dac diem cua hop dong bao hiem chu kko phai hop dong van chuyen!!

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d