. TÀI LIỆU
1. Tài liệu bắt buộc:
– Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 527 – 546; 581-589) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 1995;
– Các văn bản qui phạm pháp luật được gợi ý tại các trang 33 -34 Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2
Đọc thêm:
+ Bộ luật hàng hải;
+ Luật hàng không dân dụng;
+ Luật đường sắt;
+ Luật giao thông đường bộ;
+ Luật giao thông đường thủy nội địa
+ Quyết định 55/2007/QĐ-BGTVT ngày 07-11-2007 :Ban hành Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ
+ Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT/BCA-BTC ngày 07-11-2007: Hướng dẫn việc phối hợp thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
…………………………………
– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2 – Đại học Luật Hà Nội;
– Các tài liệu khác được liệt kê tại Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2 Tr 32 – 33
2. Tài liệu tham khảo lựa chọn:
– Các bài viết hoặc thông tin có liên quan đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nghề Luật, Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Khoa học pháp lý … và trên các trang Web.
– Đọc thêm các bài viết sau (được đăng trên weblog này. Click vào chủ đề: Hợp đồng và chủ đề: Tài liệu tham khảo, Trách nhiệm dân sự):
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 9 (HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN, HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN) – MODUL 2
1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:
1. Nêu các đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển;
2. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản;
3. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách;
4. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng […]
GÓP Ý DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI) VỀ ĐIỀU KHOẢN MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM VÀ HẠN CHẾ QUYỀN LỢI TRONG HỢP ĐỒNG
TS. LÊ NẾT – ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) (BLDS) lần này, khoản 3 Điều 390 qui định: “Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hay loại […]
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
NGUYỄN THỊ THỦY – ThS, GV Khoa luật thương mại trường ĐH luật TP.HCM
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), theo đó, bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm còn DNBH tiến hành trả tiền bảo hiểm cho những trường […]
QUY TẮC BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
QUY TẮC BẢO HIỂM BẮT BUỘCTRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
(Ban hành theo Quyết định số 23/2003/QĐ-BTCngày 25 tháng 2 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
CHƯƠNG IQUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe […]
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẾ ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Posted on January 11, 2008 by civillawinfor | Edit
Lại Xuân Thanh
Trưởng Ban Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam
Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
Về mối quan hệ về chế định hợp đồng giữa Bộ Luật Dân sự và các luật chuyên ngành, một nguyên tắc xuyên suốt là Bộ Luật Dân sự là luật […]
THỂ LỆ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1866/1999/QĐ- BGTVT ngày 30/7/1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, đối tượng, phạm vi áp dụng
1. Mục đích: Thể lệ này quy định các nguyên tắc về kinh doanh vận chuyển hành […]
Filed under: Hợp đồng, VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM | No Comments »
Bản Điều kiện hợp đồng vận chuyển này là một bộ phận không tách rời của vé. Xin hành khách lưu ý đến mọi điều kiện hợp đồng vận chuyển và chỉ dẫn được ghi trên vé.
Hành khách bỏ chỗ:
Trên chuyến bay của các Hãng Hàng không (kể cả HKVN) nhiều khách đã giữ chỗ […]
CẦN SỬA ĐỔI MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ CHO PHÙ HỢP VỚI THỂ CHẾ CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
Luật gia Ngô Ngọc Bửu
& TS. Trần Đình Phụng
Kinh nghiệm và những bài học quốc tế ngày nay không còn giấu giếm như trước kia mà được phổ biến, đánh giá và công bố rộng rãi trên toàn thế giới. Chỉ e rằng chúng ta không đủ kiên nhẫn và năng lực tiếp nhận […]
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần ở Việt Nam, người đại diện pháp lý của chúng thường là chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc (giám đốc), hoặc là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Việc chọn lựa như thế cho công ty có […]
LÊ THỊ BÍCH THỌ – ThS., Phó Hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (PLHĐKT) được Quốc hội thông qua ngày 29/9/1989 đã đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về HĐKT ở nước ta. Có thể nói PLHĐKT đã hoàn thành sứ mạng của mình trong giai đoạn […]
LÊ VĂN CHẤN
Đại diện là việc một người (người đại diện) nhân danh một người khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện (theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006).
Theo Điều 140 và khoản 4 […]
CÔNG VĂN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 177/2002/KHXX NGÀY 5 THÁNG 12 NĂM 2002 VỀ VIỆC CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********
Số: 177/2002/KHXX
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2002
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 177/2002/KHXX NGÀY 5 THÁNG 12 NĂM 2002 VỀ VIỆC CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
Kính gửi: Toà […]
AI LÀ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CAO NHẤT TRONG TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Bắt đầu từ ngày 1/7/2004, Luật Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm 2003 chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên,câu hỏi “ai là người có thẩm quyền cao nhất trong Tổng công ty nhà nước (TCT)” dường như vẫn đang là băn khoăn của nhiều vị lãnh đạo các TCT.
Theo điều 29, Luật DNNN năm […]
CÁC BÀI KHÁC:
+ Lừa dối – yếu tố vô hiệu hợp đồng kinh tế (này gọi chung là hợp đồng);
+ Một số ý kiến về đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế;
+ Nội dung hợp đồng dân sự
+ Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ;
+ Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ do vi phạm hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam;
+ Một số lỗi thương thảo hợp đồng;
+ Hình thức của hợp đồng kinh doanh – Một vấn đề không thể xem nhẹ;
+ Thực hiện hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu;
+ Một số ý kiến về hợp đồng;
+ Một số ý kiến về các chế định liên quan tới hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)
+ “Cần sửa đổi một số qui định về hợp đồng dân sự cho phù hợp với thể chế của tổ chức WTO”
+ Hòan thiện chế định hợp đồng
+ Giao dịch điện tử;
+ Tính logic của một hợp đồng kinh doanh
II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
1. Hợp đồng vận chuyển:
1.1. Khái niệm – Nội dung 1
* Sự thỏa thuận giữa các chủ thể dân sự mà theo đó, một bên thực hiện công việc vận chuyển hành khách, tài sản đến một địa điểm theo thỏa thuận và được hành khách hoặc bên có tài sản vận chuyển trả cước phí vận chuyển
* Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển:
– Mang các đặc điểm chung của hợp đồng (xem đề cương vấn đề 4) và hợp đồng có đối tượng là công việc (xem đề cương vấn đề 8);
– Đối tượng là công việc có tính chất dịch vụ có sự thay đổi về không gian và địa điểm và không tạo ra tài sản mới;
– Là loại hợp đồng song vụ;
– Là loại hợp đồng đền bù, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác.
* Phân loại hợp đồng vận chuyển:
– Căn cứ vào hình thức:
+ Hợp đồng mẫu;
+ Hợp đồng không phải là hợp đồng mẫu: văn bản, miệng.
– Căn cứ vào loại hình vận chuyển:
+ Hợp đồng vận chuyển hàng không;
+ Hợp đồng vận chuyển đường sắt;
+ Hợp đồng vận chuyển đường thủy;
+ Hợp đồng vận chuyển đường bộ.
– Căn cứ đối tượng được vận chuyển:
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách;
+ Hợp đồng vận chuyển tài sản.
– Căn cứ vào địa điểm đi và đến và pháp luật áp dụng
+ Hợp đồng vận chuyển quốc tế;
+ Hợp đồng vận chuyển trong nuớc.
– Căn cứ vào điều kiện đăng kinh doanh:
+ Dịch vụ vận chuyển có đăng ký;
+ Dịch vụ vận chuyển không đăng ký.
* Xác định các biện pháp bảo đảm có thể dc áp dụng cho hợp đồng vận chuyển và quyền, nghĩa vụ của các bên khi xử lý tài sản bảo đảm.
1.2. Hợp đồng vận chuyển hành khách
* Khái niệm – Nội dung 2
– Khái niệm: là hợp đồng vận chuyển mà theo đó một bên (bên vận chuyển) phải thực hiện công việc vận chuyển hành khách đến một đị a điểm nhất định trong thời hạn thỏa thuận với bên thuê vận chuyển.
– Đặc điểm:
+ Mang đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển;
+ Đối tượng được vận chuyển là con người – hành khách + hành lý của hành khách (trong hợp đồng vận chuyển hành khách đã bao gồm vận chuyển tài sản của hành khách với những điều kiện hạn chế từ phía bên vận chuyển hoặc pháp luật qui định);
+ Thiệt hại do vi phạm hoặc rủi ro trong hợp đồng vận chuyển hành khách liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Do đó, bảo hiểm hành khách là bảo hiểm bắt buộc. Trong trường hợp có thiệt hại xảy ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng cho hợp đồng này.
* Các loại hình vận chuyển hành khách:
– Vận chuyển đường bộ;
– Vận chuyển hàng không;
– Vận chuyển đường sắt;
– Vận chuyển đường thủy.
Lưu ý: những điểm khác biệt giữa các hợp đồng theo từng loại hình vận chuyển trên
* Hình thức của hợp đồng – Nội dung 3
– Hợp đồng miệng:
– Hợp đồng văn bản: thường ở loại hợp đồng mẫu (vé vận chuyển). Hình thức giao kết bằng việc bên thuê vận chuyển thanh toán trước tiền cước vận chuyển và nhận vé vận chuyển, trừ khi các bên hoặc pháp luật qui định khác.
* Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hành khách – Nội dung 4
Xác định theo hình thức của hợp đồng vận chuyển:
– Hợp đồng miệng: tính từ thời điểm các bên đã thỏa thuận được nội dung chủ yếu của hợp đồng;
– Hợp đồng bằng văn bản: căn cứ vào thời điểm giao kết (bên sau cùng ký, bên thuê vận chuyển thanh toán tiền cước vận chuyển và nhận vé…)
* Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách – Nội dung 5
Công việc vận chuyển trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận hoặc pháp luật qui định và kết quả là bên được vận chuyển (hành khách) đến được địa điểm theo thỏa thuận.
Đặc điểm:
– Đối tượng được vận chuyển là con người;
– Dịch vụ vận chuyển hành khách là loại dịch vụ có điều kiện;
* Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hành khách – Nội dung 6
* Bên vận chuyển – Chủ thể cung cấp hoặc thực hiện công việc vận chuyển:
– Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với quan hệ hợp đồng vận chuyển hành khách;
– Nếu là chủ thể kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách thì phải có đăng ký kinh doanh và được cấp phép kinh doanh vận chuyển hành khách;
– Phải có các phương tiện vận chuyển hành khách phù hợp với các tiêu chuẩn được qui định trong pháp luật.
* Bên thuê vận chuyển – chủ thể thuê bên vận chuyển thực công việc vận chuyển hành khách
– Bên thuê vận chuyển đồng thời là hành khách
– Bên thuê vận chuyển nhưng không đồng thời là hành khách (Ví dụ: công ty du lịch thuê hãng hàng không Việt Nam trở khách du lịch của mình dưới hình thức trọn gói từ Hà Nội sang băngkok – Thái Lan)
Điều kiện:
– Bên thuê vận chuyển hoặc hành khách được vận chuyển phải có năng lực chủ thể phù hợp với hợp đồng vận chuyển;
– Không thuộc các trường hợp bị cấm tham gia các hoạt động vận chuyển hành khách;
– Nếu thuộc diện tham gia hạn chế các hoạt động vận chuyển hành khách thì phải đảm bảo các điều kiện mà bên vận chuyển hoặc pháp luật qui định.
* Giá thuê dịch vụ vận chuyển – Nội dung 7
– Theo thỏa thuận;
– Theo qui định của pháp luật
* Nội dung của hợp đồng vận chuyển – Nội dung 8
– Điều khoản cơ bản;
– Điều khoản thông thường;
– Điều khoản tùy nghi
Lưu ý: Hậu quả pháp lý của hợp đồng vận chuyển hành khách khuyết thiếu một hoặc một số điều khoản cơ bản (Ví dụ: thời hạn vận chuyển, địa điểm đến…)
* Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vận chuyển hành khách – Nội dung 9
– Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển. Lưu ý: Quyền, trách nhiệm của bên vận chuyển khi họ thực hiện công việcvận chuyển hành khách mà không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề (Nếu đó là điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển); không mua bảo hiểm cho hành khách; thực hiện không đúng, không đủ, không thực hiện công việc; khi họ ủy quyền thực hiện công việc cho người khác; khi bên thuê vận chuyển không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, chậm tiền cước; khi bên thuê vận chuyển hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; khi một trong hai bên không đảm bảo năng lực chủ thể của hợp đồng dân sự…
– Quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển: Lưu ý: Quyền, trách nhiệm của bên thuê vận chuyển khi bên vận chuyển không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến công việc vận chuyển (nếu đó là điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển); khi bên vận chuyển thực hiện không đúng, không đủ, không thực hiện công việc; khi bên vận chuyển ủy quyền thực hiện công việc cho người khác; khi bên thuê vận chuyển không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, chậm tiền thuê vận chuyển; khi bên hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; khi một trong hai bên không đảm bảo năng lực chủ thể của hợp đồng dân sự…
– Xác định các biện pháp bảo đảm có thể áp dụng cho hợp đồng vận chuyển và trách nhiệm của các bên trong trường hợp hợp đồng vận chuyển hành khách có bảo đảm.
2.9. Chấm dứt hợp đồng vận chuyển hành khách – Nội dung 10
– Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung nghĩa vụ hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ);
– Chấm dứt theo thỏa thuận;
– Một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng gắn liền với nhân thân của họ;
– Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng;
– Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên hủy bỏ hợp đồng;
Đọc thêm bài: “Vấn đề hủy bỏ đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong bộ luật dân sự Việt Nam”
1.2. Hợp đồng vận chuyển tài sản
* Khái niệm – Nội dung 11
– Khái niệm: Là hợp đồng vận chuyển mà theo đó một bên (bên vận chuyển) phải thực hiện công việc vận chuyển tài sản đến một địa điểm nhất theo thời hạn đã thỏa thuận với bên thuê vận chuyển
– Đặc điểm:
+ Mang đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển;
+ Đối tượng được vận chuyển là tài sản được phép lưu thông;
* Các loại hình vận chuyển tài sản -12
– Vận chuyển đường bộ;
– Vận chuyển hàng không;
– Vận chuyển đường sắt;
– Vận chuyển đường thủy.
Lưu ý: những điểm khác biệt giữa các hợp đồng theo từng loại hình vận chuyển trên
* Hình thức của hợp đồng vận chuyển tài sản – Nội dung 13
– Hợp đồng miệng;
– Hợp đồng văn bản.
* Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vận chuyển tài sản – Nội dung 14
Xác định theo hình thức của hợp đồng vận chuyển:
– Hợp đồng miệng: tính từ thời điểm các bên đã thỏa thuận được nội dung chủ yếu của hợp đồng;
– Hợp đồng bằng văn bản: căn cứ vào thời điểm giao kết
* Đối tượng của hợp đồng vận chuyển tài sản – Nội dung 15
Công việc vận chuyển trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận hoặc pháp luật qui định và kết quả là tài sản vận chuyển được chuyển đến địa điểm theo thỏa thuận.
Đặc điểm:
– Đối tượng được vận chuyển là tài sản được phép lưu thông;
– Dịch vụ vận chuyển tài sản là loại dịch vụ có điều kiện;
* Chủ thể của hợp đồng vận chuyển tài sản – Nội dung 16
* Bên vận chuyển – Chủ thể cung cấp hoặc thực hiện công việc vận chuyển:
– Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với quan hệ hợp đồng vận chuyển tài sản;
– Nếu là chủ thể kinh doanh dịch vụ vận chuyển tài sản thì phải có đăng ký kinh doanh và được cấp phép kinh doanh vận chuyển tài sản;
– Phải có các phương tiện vận chuyển phù hợp với các tiêu chuẩn được qui định trong pháp luật.
* Bên thuê vận chuyển – chủ thể thuê bên vận chuyển thực hiện công việc vận chuyển tài sản
– Bên thuê vận chuyển đồng thời là chủ sở hữu tài sản
– Bên thuê vận chuyển nhưng không đồng thời là chủ sở hữu tài sản.
Điều kiện:
– Bên thuê vận chuyển phải có năng lực chủ thể phù hợp với hợp đồng vận chuyển;
– Không thuộc các trường hợp bị cấm tham gia các hoạt động vận chuyển tài sản;
– Nếu thuộc diện tham gia hạn chế các hoạt động vận chuyển thì phải đảm bảo các điều kiện mà bên vận chuyển hoặc pháp luật qui định.
* Giá thuê dịch vụ vận chuyển – Nội dung 17
– Theo thỏa thuận;
– Theo qui định của pháp luật
* Nội dung của hợp đồng vận chuyển – Nội dung 18
– Điều khoản cơ bản;
– Điều khoản thông thường;
– Điều khoản tùy nghi
Lưu ý: Hậu quả pháp lý của hợp đồng vận chuyển tài sản khuyết thiếu một hoặc một số điều khoản cơ bản (Ví dụ: thời hạn vận chuyển, địa điểm đến…)
* Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vận chuyển tài sản – Nội dung 19
– Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển. Lưu ý: Quyền, trách nhiệm của bên vận chuyển khi họ thực hiện công việc vận chuyển mà không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề (Nếu đó là điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển); khi họ không mua bảo hiểm táiarn vận chuyển (nếu pháp luật qui định), khi họ thực hiện không đúng, không đủ, không thực hiện công việc; khi họ ủy quyền thực hiện công việc cho người khác; khi bên thuê vận chuyển không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, chậm tiền cước; khi bên thuê vận chuyển hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; khi một trong hai bên không đảm bảo năng lực chủ thể của hợp đồng dân sự…
– Quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển: Lưu ý: Quyền, trách nhiệm của bên thuê vận chuyển khi bên vận chuyển không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến công việc vận chuyển (nếu đó là điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển); khi bên vận chuyển thực hiện không đúng, không đủ, không thực hiện công việc; khi bên vận chuyển ủy quyền thực hiện công việc cho người khác; khi bên thuê vận chuyển không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, chậm tiền thuê vận chuyển; khi bên hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; khi một trong hai bên không đảm bảo năng lực chủ thể của hợp đồng dân sự…
– Xác định các biện pháp bảo đảm có thể áp dụng cho hợp đồng vận chuyển tài sản và trách nhiệm của các bên trong trường hợp hợp đồng vận chuyển tài sản có bảo đảm.
2.9. Chấm dứt hợp đồng vận chuyển tài sản – Nội dung 20
– Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung nghĩa vụ hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ);
– Chấm dứt theo thỏa thuận;
– Một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng gắn liền với nhân thân của họ;
– Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng;
– Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên hủy bỏ hợp đồng;
Đọc thêm bài: “Vấn đề hủy bỏ đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong bộ luật dân sự Việt Nam”
2. Hợp đồng ủy quyền
2.1. Khái niệm và đặc điểm – Nội dung 21
– Định nghĩa: Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng mà trong đó một bên (bên được ủy quyền) thực hiện một công việc nhân danh và vì lợi ích của bên kia (bên ủy quyền) và được bên ủy quyền trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định.
– Đặc điểm:
+ Mang các đặc điểm chung của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện nói riêng;
+ Là hợp đồng song vụ;
+ Là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù;
+ Phát sinh quan hệ ba bên: bên ủy quyền – bên được ủy quyền; bên ủy quyền – người thứ ba; bên được ủy quyền – người thứ ba. Trong đó, hành vi của bên được ủy quyền là hành vi của bên ủy quyền. Bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm về hậu quả pháp lý do bên được ủy quyền gây ra nếu hậu quả đó là kết quả của công việc trong phạm vi ủy quyền, trừ khi có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác.
2.2. Đối tượng của hợp đồng ủy quyền – Nội dung 22
Công việc mà bên được ủy quyền phải làm nhân danh bên ủy quyền và vì lợi ích của bên ủy quyền.
2.3. Hình thức của hợp đồng ủy quyền – Nội dung 23
– Bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nếu pháp luật qui định hình thức bắt buộc thì phải tuân thủ theo hình thức đó.
Xem mẫu hợp đồng tại đây: Hợp đồng ủy quyền
2.4. Chủ thể của hợp đồng ủy quyền – Nội dung 14
– Bên ủy quyền: bên có công việc cần thực hiện thông qua người được ủy quyền
+ Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với tính chất, nội dung của hợp đồng ủy quyền;
+ Công việc không gắn liền với nhân thân của người ủy quyền trong thực hiện công việc.
– Bên được ủy quyền: Bên thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền
+ Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với tính chất, nội dung của hợp đồng ủy quyền;
+ Nếu công việc đòi hỏi người thực hiện phải có những điều kiện pháp lý nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, điều kiện kinh doanh… thì phải đảm bảo các điều kiện này.
Lưu ý: Xác định các qui định pháp luật có liên quan trong trường hợp bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền có nhiều người.
2.5. Thời hạn ủy quyền – Nội dung 15
– Theo thỏa thuận hoặc pháp luật qui định. Lưu ý: trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn.
2.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên – Nội dung 16
– Bên ủy quyền
– Bên được ủy quyền
Lưu ý: xác định trách nhiệm dân sự của các bên trong trường hợp: bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền; người thứ ba vi phạm nghĩa vụ; bên ủy quyền thỏa thuận không rõ nội dung, tính chất công việc dẫn đến bên ủy quyền thực hiện không đúng, không đủ công việc; bên được ủy quyền thực hiện chưa hết phạm vi công việc ủy quyền; bên được ủy quyền lại ủy quyền lại cho người khác; bên ủy quyền ủy quyền cho nhiều người; người thứ ba từ chối xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt giao dịch với bên được ủy quyền; bên được ủy quyền không đảm bảo các điều kiện pháp lý để thực hiện công việc ủy quyền….
2.7. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền – Nội dung 17
– Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung công việc ủy quyền hoặc bên ủy quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên được ủy quyền);
– Chấm dứt theo thỏa thuận;
– Một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết hoặc chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác
– Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng;
– Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên hủy bỏ hợp đồng;
Đọc thêm bài: “Vấn đề hủy bỏ đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong bộ luật dân sự Việt Nam”
LƯU Ý:
– CÁC BÀI VIẾT ĐƯỢC NÊU TÊN TRONG ĐỀ CƯƠNG CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC TRÊN WEBLOG NÀY;
– Đề cương do civillawinfor soạn thảo mang tính chất cá nhân
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC |
Leave a Reply