Trong khi Chính phủ chủ trương giản biên chế thì số cán bộ, công chức của Ngân hàng Nhà nước (Thực trạng chung của các cơ quan hành chính nhà nước – Civillawinfor) năm nào cũng tăng, trung bình 2%/năm, dù nhiều cán bộ, công chức không có việc để làm. Các em sinh viên mới ra trường hăm hở bước vào Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng thất vọng vì công việc chủ yếu là uống trà, “lang thang” trên mạng và… “buôn dưa lê”. Thế nên mới có chuyện, có em vừa mới cầm quyết định tuyển dụng đã vội… nói lời chia tay các anh chị đồng nghiệp. Một số kiên trì hoặc khôn ngoan hơn thì tranh thủ thời gian “được làm công chức” để hoàn thành chương trình đào tạo cả trong nước và nước ngoài và “đánh bóng” cái CV trước khi nói lời tiễn biệt. Thực tế này đã vô tình biến Ngân hàng Nhà nước từ vị thế của một cơ quan quản lý nhà nước thành nơi cung cấp nhân lực chất lượng cao cho khu vực tài chính – ngân hàng.
Một vấn đề khác có tác động rất mạnh đến “làn sóng” rời bỏ Ngân hàng Nhà nước là việc sử dụng, bổ nhiệm cán bộ. Phần lớn những người được quan tâm cất nhắc là do xuất thân “con ông cháu cha” hoặc do “sở trường” quan hệ với cấp trên. Rất ít người được đề bạt do năng lực, trình độ và uy tín. Chính điều này làm cho môi trường làm việc trở nên ngột ngạt, thiếu lành mạnh và dẫn đến tình trạng cán bộ, công chức – nhất là những người có năng lực – không nể phục cấp trên. Thực ra, đối với đa số cán bộ giỏi, mong muốn được cất nhắc vào vị trí cao hơn không phải là do họ tham vọng quyền lực mà do muốn được cống hiến nhiều hơn, cũng như khi khả năng của họ có thể gánh được 50 kg nhưng cứ bắt họ gánh mãi 30 kg thì rõ ràng họ thấy chán nản là điều hiển nhiên.
Vietnamnet.vn
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
CIVILLAWINFOR TỔNG HỢP
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: Cùng suy ngẫm |
Toi thay jo chj co bo me hoc thoi chu con caj ho dau can phaj hoc. Con chua thj bo me da lo djem cho con song roi.k hjeu xa hoi nay nua.hjjjj tien vao tui aj nhj? Hjjjj.nguoi tai thj k co vjec. Ke bat tai thj laj k co j o trong oc ma cong hjen. Xa hoi bat cong hahaha
tôi là một giảng viên dạy lý luận chính trị, tôi rất bức xúc về thực này có nước ta. Tôi rất nhất trí người tài ở đây muốn được đề bat không phải họ muốn làm ông nọ, bà kia mà người ta muốn khẳng định năng lực, trình độ trước cộng động xã hội và đóng góp sức lực cho xã hội. Nếu không tạo môi trường thì năng lực của họ không những không được phát huy mà còn thui chột đi, đúng như các bạn nhận định người ta gánh được 50 kg mà người chỉ được gánh 30 kg tất yếu là chán nản. Còn người khác đáng gánh được 10 cần nhưng lại è cổ gánh 40 – 50 kg thật là yếu sức bất công và đấy cũng là thực trạng trong cơ quan hành chính sự nghiệp mà nhiều biện pháp để cải cách nền hành chính nhưng càng cải càng đi vào bế tắc, đã đến lúc cả xã hội ta cùng lên tiếng như ở Thai Bình năm vừa qua tổ chức thi tuyển công chức là một minh chứng trong công tác tuyển dụng, nhưng cái căn bản vào sử dụng, đào tạo, đào tạo lại và bổ nhiệm cũng như trọng dụng người tài như thế nào để cán bộ thật sự là “công bộc” của dân
Toi cung dang lam cho mot co quan nha nuoc, hon 4 nam roi
toi that su that vong, biet bao nhiet huyet cong hien dan tan bien, bi chen ep, bi doi xu khong cong bang, boi vi than co the yeu, co che bo phieu tin nhiem khong khach quan, ghet thi khong bo phieu cho, vi toi di hoc cao hoc, vi toi khong biet ninh not, khong co goc, cang ngay cang chan, lam luong khong du do xang ma co bi di soi tran…lay dau long tin va nhiet huyet ma lam nua chu
Mình thiết nghĩ công tác cán bộ của Ngân HNN mà đúng như “Suy ngẫm 4” đã nói thì thật đáng lo ngại đối với việc điều hành vĩ mô cho nền kinh tế của đất nước. Vì mỗi quýet sách của NHNN ban hành tác động rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế của cả nước. Vì vậy NHNN nên cải tổ lại công tác cán bộ, hãy chọn những người tài vào vị trí lãnh đạo, am hiểu các quy luật kinh tế và quy luật riêng có của đồng tiền… thì dân ta mới được nhờ, nếu không chỉ làm giầu cho một số Đại gia mà thôi….
em mới chỉ là sinh viên chưa đi làm nên không thể hiểu được hết vấn đề nhưng qua thấy cô giảng và những thông tin đọc được thì thấy rất bức xúc với tình trang trì trệ trong các doanh nghiệp nhà nước. Tại sao khi những nhà quản lý biết được điều này mà vẫn cứ đẻ cho nó xảy ra, không có biên pháp khắc phục hay là không thể khắc phục. Đưa ra giải pháp thì cũng chỉ mang tính lý thuyết, kém hiệu quả. Như vậy thì đến khi nào khi nào nước ta mới có thể phát triển theo đúng nghĩa của nó.
Tôi cũng rơi vào hoàn cảnh đó. Ở nhiều cơ quan nhà nước kết bè , kết phái , đấu đá nội bộ, nhiều người dốt nhưng không hiểu sao cấp trên bằng mọi cách để lo đề bạt cho bằng được, tệ hại hơn khi bỏ phiếu không đủ phiếu thì hôm sau không biết phiều ở đâu mà được bổ nhiệm. Ai có trình độ chuyên môn cao hơn làm việc được cho là láo, chảnh và lập bè phái dìm họ họ cháng phải ra đi. Nhiều kẻ không có trình độ chuyên môn nhưng được có tính xu nịnh, làm láo, báo cáo thì được xếp trọng dụng.
Xếp thì nghe thằng nào nói êm tai thì theo, xử lý nhiều vấn đề chỉ sử dụng thông tin một chiều. Thật là tệ hại hết mức. Không biết sự nghiệp CNH-HĐH đất nước mà toàn những loại người như thế này thì thử hỏi xã hội sẽ đi về đâu.
Những lãnh đạo như thế nên từ quan về làm ruộng ” mặc dù lỡ đã hoàn chỉnh chương trình phổ cập tiến sỹ”.
Thật là tệ hại.
Đây là tình trạng phổ biến trong việc sử dụng lao động trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước!
Bản thân tôi cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi làm ở doanh nghiep Nhà nước nên thấu hiểu tình trạng đó. Và sau khi đã “đủ lông đủ cánh”, tôi cũng từ bỏ doanh nghiệp Nhà nước ra làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân.