admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 8 – MODUL2: Hợp đồng có đối tượng là công việc, nghiên cứu riêng về hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ

I. TÀI LIỆU

1. Tài liệu bắt buộc:

– Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 518 – 526; 547 – 558; 559 – 566) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 1995;

– Các văn bản qui phạm pháp luật được gợi ý tại các trang 33 -34 Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2

– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2 – Đại học Luật Hà Nội;

– Các tài liệu khác được liệt kê tại Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2 Tr 32 – 33

2. Tài liệu tham khảo lựa chọn:

– Các bài viết hoặc thông tin có liên quan đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nghề Luật, Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Khoa học pháp lý … và trên các trang Web.

– Đọc thêm các bài viết sau (được đăng trên weblog này. Click vào chủ đề: Hợp đồng và chủ đề: Tài liệu tham khảo):

+ Lừa dối – yếu tố vô hiệu hợp đồng kinh tế (này gọi chung là hợp đồng);

+ Một số ý kiến về đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế;

+ Nội dung hợp đồng dân sự

+ Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ;

+ Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ do vi phạm hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam;

+ Một số lỗi thương thảo hợp đồng;

+ Hình thức của hợp đồng kinh doanh – Một vấn đề không thể xem nhẹ;

+ Thực hiện hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu;

+ Một số ý kiến về hợp đồng;

+ Một số ý kiến về các chế định liên quan tới hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)

+ “Cần sửa đổi một số qui định về hợp đồng dân sự cho phù hợp với thể chế của tổ chức WTO”

+ Hòan thiện chế định hợp đồng

+ Giao dịch điện tử;

+ Tính logic của một hợp đồng kinh doanh

II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

1. Khái niệm chung về hợp đồng có đối tượng là công việc:

Nội dung 1. Định nghĩa hợp đồng có đối tượng là công việc:

Sự thỏa thuận giữa các chủ thể dân sự mà theo đó, một bên thực hiện một công việc nhất định cho bên kia trong một thời hạn theo thỏa thuận hoặc pháp luật qui định

Nội dung 2. Đặc điểm của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản:

– Mang các đặc điểm chung của hợp đồng (đọc đề cương vấn đề 4);

– Đối tượng là công việc có kết quả không tạo ra tài sản mới (trừ hợp đồng gia công);

– Là loại hợp đồng song vụ;

– Là loại hợp đồng đền bù, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;

– Chủ thể thực hiện công việc ngoài việc có năng lực chủ thể dân sự, còn có thể phải chịu các điều kiện nhất định hoặc phải có chứng chỉ, giấy phép cho phép thực hiện công việc;

– Tính chất, nội dung, phương thức thực hiện, kết quả công việc căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên, ngoài ra còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện được qui định trong pháp luật.

Đọc thêm giáo trình Luật dân sự tập 2 và các bài viết sau: Một số ý kiến về hợp đồng; “Một số ý kiến về các chế định liên quan tới hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)”; “Tính lo gic của một hợp đồng kinh doanh” ; “Cần sửa đổi một số qui định về hợp đồng dân sự cho phù hợp với thể chế của tổ chức WTO” ; “Hòan thiện chế định hợp đồng”. Các bài viết kháctrong chủ đề hợp đồng

2. Hợp đồng dịch vụ

2.1. Khái niệm và đặc điểm:

* Khái niệm- Nội dung 1: Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng mà theo đó một bên (bên cung ứng dịch) phải thực hiện một công việc mang tính chất dịch vụ trong một thời hạn nhất định theo yêu cầu của bên kia (bên thuê dịch vụ) và được bên kia thanh toán tiền công dịch vụ.

* Đặc điểm – Nội dung 2:

+ Hợp đồng có đền bù;

+ Hợp đồng song vụ;

+ Đối tượng là công việc có tính chất dịch vụ không tạo ra kết quả mới;

+ Công việc được thực hiện trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật qui định. Lưu ý: nguyên tắc xác định thời hạn của hợp đồng dịch vụ trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn.

2.2. Hình thức của hợp đồng – Nội dung

– Hợp đồng miệng:

– Hợp đồng văn bản: văn bản thường, văn bản có công chứng, chứng thực.

Ngoài ra đọc thêm các bài: “Cần phân biệt giữa công chứng và chứng thực”

2.3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ – Nội dung 4

Xác định theo hình thức của hợp đồng:

– Hợp đồng miệng: tính từ thời điểm các bên đã thỏa thuận được nội dung chủ yếu của hợp đồng;

– Hợp đồng bằng văn bản thường: tính từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng.

– Hợp đồng có công chứng, chứng thực, đăng ký: Tính từ thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký (Trừ trường hợp pháp luật qui định khác);

2.4. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ – Nội dung 5

Công việc có tính chất dịch vụ không tạo ra tài sản mới

* Điều kiện về công việc:

– Có khả năng thực hiện;

– Tính chất, nội dung, mục đích của công việc không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

– Nếu pháp luật qui định phải tuân thủ các điều kiện dịch vụ

2.5. Chủ thể của hợp đồng dịch vụ – Nội dung 6

* Bên cung ứng dịch vụ – Chủ thể cung cấp hoặc thực hiện dịch vụ:

– Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với quan hệ hợp đồng dịch vụ;

– Phải mang quốc tịch Việt Nam và được phép hành nghề ở Việt Nam;

– Nếu pháp luật qui định thì phải đảm bảo các điều kiện thực hiện công việc dịch vụ: được cấp chứng chỉ, giấy phép hành nghề hoặc kinh doanh…

* Bên thuê dịch vụ – chủ thể thuê bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc

– Phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ hợp đồng dịch vụ;

– Nếu pháp luật qui định về các điều kiện thuê dịch vụ thì phải đảm bảo các điều kiện đó;

Xem lại phần năng lực chủ thể trong Học phần 1 Modul1

2.6. Giá thuê dịch vụ – Nội dung 7

– Phương thức tính giá thuê;

– Phương thức thanh toán tiền thuê dịch vụ.

2.7. Nội dung của hợp đồng dịch vụ – Nội dung 8

– Điều khoản cơ bản;

– Điều khoản thông thường;

– Điều khoản tùy nghi

Lưu ý: Hậu quả pháp lý của hợp đồng dịch vụ khuyết thiếu một hoặc một số điều khoản cơ bản (Ví dụ: tính chất, khối lượng công việc)

2.1.8. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng dịch vụ – Nội dung 9

– Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ. Lưu ý: Quyền, trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ khi họ thực hiện công việc mà không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khi họ thực hiện không đúng, khổng đủ, không thực hiện công việc; khi họ ủy quyền thực hiện công việc cho người khác; Khi họ hoàn thành công việc trước thời hạn; khi bên thuê dịch vụ không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, chậm tiền thuê dịch vụ; khi bên thuê dịch vụ chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (tổ chức); khi bên thuê dịch vụ hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; khi một trong hai bên đảm bảo năng lực chủ thể của hợp đồng dân sự…

– Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ: Lưu ý: Quyền, trách nhiệm của bên thuê dịch vụ khi bên cung ứng dịch vụ không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến công việc phải thực hiện; khi bên cung ứng dịch vụ thực hiện không đúng, khổng đủ, không thực hiện công việc; khi bên cung ứng dịch vụ ủy quyền thực hiện công việc cho người khác; khi bên cung ứng dịch vụ hoàn thành công việc trước thời hạn; khi bên thuê dịch vụ không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, chậm tiền thuê dịch vụ; khi bên cung ứng dịch vụ chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (tổ chức); khi bên cung ứng dịch vụ hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; khi một trong hai bên đảm bảo năng lực chủ thể của hợp đồng dân sự…

– Xác định các biện pháp bảo đảm có thể áp dụng cho hợp đồng dịch vụ và trách nhiệm của các bên trong trường hợp hợp đồng dịch vụ có bảo đảm.

2.9. Chấm dứt hợp đồng dịch vụ – Nội dung 10

– Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung nghĩa vụ hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ);

– Chấm dứt theo thỏa thuận;

– Một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng gắn liền với nhân thân của họ;

– Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên hủy bỏ hợp đồng;

Đọc thêm bài: “Vấn đề hủy bỏ đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong bộ luật dân sự Việt Nam”

3. Hợp đồng gửi giữ

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm – Nội dung 11

– Định nghĩa: Hợp đồng gửi giữ là hợp đồng mà trong đó một bên (bên gửi giữ) chuyển giao tài sản của mình cho bên kia (bên nhận gửi giữ) gìn giữ, bảo quản trong một thời hạn nhất định và bên gửi giữ thanh toán tiền công cho bên nhận gửi giữ nếu có thỏa thuận.

– Đặc điểm:

+ Mang các đặc điểm chung của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện nói riêng;

+ Bản chất của hợp đồng gửi giữ: Bên gửi giữ chuyển giao quyền chiếm hữu tạm thời tài sản gửi giữ cho bên nhận gửi giữ để gìn giữ, bảo quản tài sản đó mà không có quyền sử dụng, định đoạt. Ngoài trừ, việc sử dụng tài sản gửi gắn liền với công việc gửi giữ hoặc các bên có thỏa thuận khác;

+ Hợp đồng gửi giữ là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù.

2.2.2. Đối tượng của hợp đồng gửi giữ – Nội dung 12

Công việc gìn giữ, bảo quản tài sản gửi giữ: Phòng ngừa các hành vi chiếm hữu trái pháp luật đối với tài sản, áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những rủi ro, sự hao mòn tự nhiên của tài sản…

2.2.3. Hình thức của hợp đồng gửi giữ – Nội dung 13

– Bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nếu pháp luật qui định hình thức bắt buộc thì phải tuân thủ theo hình thức đó;

– Một số hợp đồng gửi giữ thuộc loại hợp đồng mẫu.

2.2.4. Chủ thể của hợp đồng gửi giữ – Nội dung 14

– Bên gửi giữ: Chủ sở hữu hoặc không phải chủ sở hữu tài sản? Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với tính chất, nội dung gửi giữ…;

– Bên nhận gửi giữ: các chủ thể có đăng kinh doanh hoặc không có đăng ký kinh doanh. Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp với tính chất, nội dung của hợp đồng gửi giữ. Nếu pháp luật yêu cầu các điều kiện riêng về chủ thể và hành nghề thì bên nhận gửi giữ phải đảm bảo các điều kiện này.

2.2.5. Giá gửi giữ (đối với hợp đồng có đền bù) – Nội dung 15

– Theo thỏa thuận hoặc pháp luật qui định

2.2.6. Thời hạn gửi giữ – Nội dung 16

– Theo thỏa thuận hoặc pháp luật qui định. Lưu ý: trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn.

2.2.7. Quyền và nghĩa vụ của các bên – Nội dung 17

– Bên gửi giữ;

– Bên nhận gửi giữ

3. Hợp đồng gia công

3.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng gia công – Nội dung 18

– Khái niệm: Hợp đồng gia công là hợp đồng mà theo đó, bên nhận gia công phải thực hiện một công việc có kết quả là tạo ra một tài sản mới theo khuôn mẫu và nguyên, vật liệu của bên thuê gia công.

– Đặc điểm:

+ Mang đặc điểm chung của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng có đối tượng là công việc nói riêng;

+ Là loại hợp đồng có đối tượng là công việc có kết quả tạo ra tài sản mới;

+ Kết quả của công việc gia công phải theo khuôn mẫu mà bên gia công yêu cầu. Lưu ý: Nếu pháp luật đã qui định tiêu chuẩn riêng cho tài sản gia công thì bên gia công phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn này;

+ Là loại hợp đồng đền bù.

3.2. Hình thức của hợp đồng – Nội dung 19

– Hợp đồng miệng;

– Hợp đồng văn bản, có thể phải theo hình thức được qui định trong pháp luật.

3.3. Đối tượng của hợp đồng gia công – Nội dung 20

Công việc được vật thể hóa (tạo ra một tài sản mới, có tính chất, tính năng sử dụng mới từ các nguyên, vật liệu ban đầu):

– Về nguyên tắc, nguyên, vật liệu tạo ra tài sản mới do bên gia công cung cấp.

Lưu ý: Xác định các tiêu chuẩn từ phía pháp luật áp đặt cho cho công việc gia công và tài sản gia công

3.5. Chủ thể của hợp đồng gia công – Nội dung 21

– Bên gia công: người có yêu cầu về tạo ra tài sản mới theo khuôn mẫu của họ. Phải có năng lực chủ thể dân sự phù hợp vói tính chất, nội dung hợp đồng gia công;

– Bên nhận gia công: Người thực hiện công việc gia công. Phải đảm bảo năng lực chủ thể dân sự phù hợp với tính chất, nội dung của hợp đồng gia công. Ngoài ra, nếu pháp luật qui định các tiêu chuẩn, điều kiện riêng về chủ thể, hành nghề thì bên gia công phải tuân thủ.

Lưu ý: Xác định bên gia công trong các trường hợp bên gia công không phải là chủ sở hữu nguyên, vật liệu; nguyên, vật liệu không đảm bảo số lượng, chất lượng để tạo ra tài sản theo khuôn mẫu mà bên gia công đặt ra.

3.6. Nội dung của hợp đồng gia công – Nội dung 22

– Điều khoản cơ bản;

– Điều khoản thông thường;

– Điều khoản tùy nghi

Lưu ý: Hậu quả pháp lý của hợp đồng gia công khuyết thiếu một hoặc một số điều khoản cơ bản (Ví dụ: không thỏa thuận về khuôn mẫu đối với tài sản mới…)

3.7. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng gia công – Nội dung 23

– Quyền và nghĩa vụ của bên gia công. Lưu ý: Trách nhiệm của bên gia công khi họ sử dụng nguyên, vật liệu của người khác, chậm tiếp nhận tài sản gia công, họ sử dụng tài sản gia công làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ…

– Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công: Lưu ý: Trách nhiệm của bên nhận gia công trong trường hợp họ đưa tài sản tài sản gia công vào các giao dịch dân sự, thương mại; Tài sản gia công không đúng với khuôn mẫu của bên gia công; Trách nhiệm của bên nhận gia công khi không chuyển giao, chậm chuyển giao hoặc chuyển giao không đúng, không đủ tài sản gia công cho bên gia công;

– Xác định các biện pháp bảo đảm có thể áp dụng cho hợp đồng gia công.

3.8. Chấm dứt hợp đồng gia công – Nội dung 24

– Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung nghĩa vụ hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ);

– Chấm dứt theo thỏa thuận;

– Một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng gắn liền với nhân thân của họ;

– Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên hủy bỏ hợp đồng;

Đọc thêm bài: “Vấn đề hủy bỏ đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong bộ luật dân sự Việt Nam”

LƯU Ý:

– CÁC BÀI VIẾT ĐƯỢC NÊU TÊN TRONG ĐỀ CƯƠNG CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC TRÊN WEBLOG NÀY;

– Đề cương do civillawinfor soạn thảo mang tính chất cá nhân

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading