Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA: BỐN KHÁC BIỆT CƠ BẢN

Advertisements

NGUYỄN VIỆT HÒA

Hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa các thương nhân hoặc giữa các thương nhân với các chủ thể khác làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại, hay là hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ.

Như vậy, căn cứ vào đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng thương mại có thể được phân thành hai loại cơ bản là hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Trong quá trình xây dựng chế định hợp đồng cho Luật Thương mại sửa đổi, một vấn đề đặt ra là có cần thiết phải có các quy định riêng để áp dụng đối vớihợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ hay không? Hay chỉ xây dựng một chế định hợp đồng thương mại chung? Để trả lời các câu hỏi này, cần thiết phải làm rõ một số đặc trưng của hợp đồng cung ứng dịch vụ so với hợp đồng mua bán hàng hoá trong hoạt động thương mại.

Thứ nhất, căn cứ vào kết quả của việc thực hiện hợp đồng thì có thể phân hợp đồng dịch vụ thành hai loại là hợp đồng theo kết quả công việc và hợp đồng theo nỗ lực cao nhất. Trong khi đó, người ta không thể làm công việc tương tự đối với hợp đồng mua bán hàng hoá.

Thứ tư, như trên đã đề cập, việc thực hiện đa số các dịch vụ đều yêu cầu một khoảng thời gian nhất định nên cần phải cân nhắc để quy định theo hướng coi việc hợp tác của khách hàng trong việc cung cấp các kế hoạch, chỉ dẫn, và các vấn đề khác trong quá trình thực hiện hợp đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ không bị trì hoãn hay gián đoạn là một nghĩa vụ của khách hàng.

SOURCE:

http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Phapluat-Kd/Hop_dong_cung_ung_dich_vu_va_hop_dong_mua_ban_hang_hoa-Bon_khac_biet_co_ban/?SearchTerms=H%e1%bb%a2P+%c4%90%e1%bb%92NG

Exit mobile version