NGUYỄN VIỆT HÒA
Hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa các thương nhân hoặc giữa các thương nhân với các chủ thể khác làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại, hay là hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ.
Như vậy, căn cứ vào đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng thương mại có thể được phân thành hai loại cơ bản là hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Trong quá trình xây dựng chế định hợp đồng cho Luật Thương mại sửa đổi, một vấn đề đặt ra là có cần thiết phải có các quy định riêng để áp dụng đối vớihợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ hay không? Hay chỉ xây dựng một chế định hợp đồng thương mại chung? Để trả lời các câu hỏi này, cần thiết phải làm rõ một số đặc trưng của hợp đồng cung ứng dịch vụ so với hợp đồng mua bán hàng hoá trong hoạt động thương mại.
Thứ nhất, căn cứ vào kết quả của việc thực hiện hợp đồng thì có thể phân hợp đồng dịch vụ thành hai loại là hợp đồng theo kết quả công việc và hợp đồng theo nỗ lực cao nhất. Trong khi đó, người ta không thể làm công việc tương tự đối với hợp đồng mua bán hàng hoá.
-
Thứ hai, trong một số trường hợp một dịch vụ được cung ứng dựa trên việc cùng tiến hành hoặc phối hợp giữa các nhà cung ứng dịch vụ khác nhau thì có thể xảy ra tình trạng người cung ứng dịch vụ này gây cản trở hoặc làm chậm tiến độ của người cung ứng dịch vụ khác. Vì vậy, cần phải quy định về nghĩa vụ hợp tác giữa các nhà cung ứng dịch vụ, nghĩa là trong quá trình thực hiện dịch vụ các nhà cung ứng dịch vụ phải tìm hiểu tiến độ công việc và nhu cầu của nhau để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng với khách hàng. Vấn đề này cũng phát sinh nghĩa vụ của người nhận cung ứng dịch vụ là phải tạo các điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin và điều phối các hoạt động giữa các nhà cung ứng dịch vụ để đảm bảo trên cơ sở đó các nhà cung ứng dịch vụ có thể hợp tác với nhau một cách tốt nhất.
-
Thứ ba, theo lẽ thông thường, trong hợp đồng mua bán hàng hoá nếu thời hạn giao hàng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật đã hết thì người mua không cần phải biểu lộ việc có tiếp tục nhận hàng hay không và đương nhiên có quyền không nhận hàng hoặc nhận hàng đồng thời yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một đặc thù của hợp đồng dịch vụ là việc thực hiện dịch vụ thường kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đặc thù này đặt ra trường hợp tại thời điểm phải hoàn thành dịch vụ người cung ứng dịch vụ chưa hoàn thành việc cung ứng dịch vụ và người cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện dịch vụ mà khách hành biết hoặc không thể không biết đồng thời không phản đối việc tiếp tục thực hiện dịch vụ thì có thể suy đoán việc chưa hoàn thành hợp đồng đúng hạn của người cung ứng dịch vụ không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Thứ tư, như trên đã đề cập, việc thực hiện đa số các dịch vụ đều yêu cầu một khoảng thời gian nhất định nên cần phải cân nhắc để quy định theo hướng coi việc hợp tác của khách hàng trong việc cung cấp các kế hoạch, chỉ dẫn, và các vấn đề khác trong quá trình thực hiện hợp đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ không bị trì hoãn hay gián đoạn là một nghĩa vụ của khách hàng.
SOURCE:
http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Phapluat-Kd/Hop_dong_cung_ung_dich_vu_va_hop_dong_mua_ban_hang_hoa-Bon_khac_biet_co_ban/?SearchTerms=H%e1%bb%a2P+%c4%90%e1%bb%92NG
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: Hợp đồng |
vớ vấn
HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA: BỐN KHÁC BIỆT CƠ BẢN
Posted on April 2, 2008 by civillawinfor
NGUYỄN VIỆT HÒA
Hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa các thương nhân hoặc giữa các thương nhân với các chủ thể khác làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại, hay là hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ.
Như vậy, căn cứ vào đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng thương mại có thể được phân thành hai loại cơ bản là hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Trong quá trình xây dựng chế định hợp đồng cho Luật Thương mại sửa đổi, một vấn đề đặt ra là có cần thiết phải có các quy định riêng để áp dụng đối vớihợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ hay không? Hay chỉ xây dựng một chế định hợp đồng thương mại chung? Để trả lời các câu hỏi này, cần thiết phải làm rõ một số đặc trưng của hợp đồng cung ứng dịch vụ so với hợp đồng mua bán hàng hoá trong hoạt động thương mại.
Thứ nhất, căn cứ vào kết quả của việc thực hiện hợp đồng thì có thể phân hợp đồng dịch vụ thành hai loại là hợp đồng theo kết quả công việc và hợp đồng theo nỗ lực cao nhất. Trong khi đó, người ta không thể làm công việc tương tự đối với hợp đồng mua bán hàng hoá.
Thứ hai, trong một số trường hợp một dịch vụ được cung ứng dựa trên việc cùng tiến hành hoặc phối hợp giữa các nhà cung ứng dịch vụ khác nhau thì có thể xảy ra tình trạng người cung ứng dịch vụ này gây cản trở hoặc làm chậm tiến độ của người cung ứng dịch vụ khác. Vì vậy, cần phải quy định về nghĩa vụ hợp tác giữa các nhà cung ứng dịch vụ, nghĩa là trong quá trình thực hiện dịch vụ các nhà cung ứng dịch vụ phải tìm hiểu tiến độ công việc và nhu cầu của nhau để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng với khách hàng. Vấn đề này cũng phát sinh nghĩa vụ của người nhận cung ứng dịch vụ là phải tạo các điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin và điều phối các hoạt động giữa các nhà cung ứng dịch vụ để đảm bảo trên cơ sở đó các nhà cung ứng dịch vụ có thể hợp tác với nhau một cách tốt nhất.
Thứ ba, theo lẽ thông thường, trong hợp đồng mua bán hàng hoá nếu thời hạn giao hàng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật đã hết thì người mua không cần phải biểu lộ việc có tiếp tục nhận hàng hay không và đương nhiên có quyền không nhận hàng hoặc nhận hàng đồng thời yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một đặc thù của hợp đồng dịch vụ là việc thực hiện dịch vụ thường kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đặc thù này đặt ra trường hợp tại thời điểm phải hoàn thành dịch vụ người cung ứng dịch vụ chưa hoàn thành việc cung ứng dịch vụ và người cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện dịch vụ mà khách hành biết hoặc không thể không biết đồng thời không phản đối việc tiếp tục thực hiện dịch vụ thì có thể suy đoán việc chưa hoàn thành hợp đồng đúng hạn của người cung ứng dịch vụ không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Thứ tư, như trên đã đề cập, việc thực hiện đa số các dịch vụ đều yêu cầu một khoảng thời gian nhất định nên cần phải cân nhắc để quy định theo hướng coi việc hợp tác của khách hàng trong việc cung cấp các kế hoạch, chỉ dẫn, và các vấn đề khác trong quá trình thực hiện hợp đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ không bị trì hoãn hay gián đoạn là một nghĩa vụ của khách hàng