admin@phapluatdansu.edu.vn

MẤT XE, ĐỀN BAO NHIÊU?

Chủ xe đòi đền 15 triệu đồng vì xe mới mua, ít sử dụng nhưng bên làm mất chỉ chịu trả tám triệu đồng…

Gần đây, những vụ kiện cáo vì quán xá làm mất xe của khách diễn ra khá nhiều. Nguyên nhân mà họ đưa nhau đến tòa thường là bên làm mất không chịu đền hoặc hai bên không thỏa thuận được về mức bồi thường như vụ án dưới đây.

Xe không cánh mà bay

Cuối tháng Giêng, chị Bính cùng một nhóm bạn đến ăn tối tại quán TT2 (quận 7, TP.HCM). Trước khi vào ăn, chị đưa xe máy vào gửi tại bãi xe của quán và được nhân viên giữ xe trao cho một thẻ giữ xe miễn phí.

Ăn xong, chị Bính ra lấy xe thì hỡi ôi, xe đã mọc cánh bay đi đâu mất. Nhân viên giữ xe vội tỏa ra tìm, cuối cùng cũng thất vọng như khổ chủ. Lúc này chủ quán không có mặt nên chị Bính đành nhờ công an phường giải quyết.

Sau nhiều lần mời đến làm việc nhưng chủ quán không đến, công an đã chuyển vụ việc qua ủy ban phường để hòa giải. Gần một tháng sau phường mới tổ chức được buổi gặp mặt hai bên.

Chủ xe cho rằng mình vừa mua chiếc xe Wave-S được chín tháng với giá 19,4 triệu đồng, chị lại chạy cẩn thận, giữ kỹ nên xe hao hụt không bao nhiêu. Vì thế chị yêu cầu chủ quán phải bồi thường 15 triệu đồng. Để sự việc được êm đẹp, tổ hòa giải gợi ý mức bồi thường 13 triệu đồng. Sau một hồi suy nghĩ, chủ xe gật đầu, yêu cầu chủ quán trao trả tiền mặt ngay tại phường. Tuy nhiên, chủ quán lại chỉ chịu trả tám triệu đồng mà thôi. Dĩ nhiên chủ xe không chấp thuận giá bồi thường mà theo chị là quá “bèo” này nên buổi hòa giải đã thất bại.

Đền bao nhiêu mới đủ?

Mới đây, chủ xe đã gửi đơn khởi kiện đến TAND quận 7, yêu cầu chủ quán phải đền lại một chiếc xe tương đương với chiếc xe đã mất hoặc đền theo giá trị chiếc xe này. Đồng thời chủ xe cũng yêu cầu chủ quán đền thêm số tiền xe ôm mà chủ xe đã phải thuê để đi làm từ ngày bị mất xe.

Trong vụ án này, theo quy định, nếu hai bên đã có thỏa thuận về gửi, giữ xe (thông qua việc có thẻ giữ xe dù là miễn phí) thì bên giữ xe làm mất tất yếu sẽ phải bồi thường. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là chiếc xe đã bị mất thì tòa lấy gì làm căn cứ để tính mức giá bồi thường?

Theo một thẩm phán TAND TP.HCM, khi giải quyết, tòa sẽ phải định giá tài sản. Việc định giá để xác định ra giá trị của chiếc xe bị mất trong trường hợp này cũng đơn giản. Cơ quan, tổ chức định giá sẽ căn cứ vào giá trị của chiếc xe cùng hãng, cùng loại trên thị trường, tính toán về sự hao hụt khi qua sử dụng, sự trượt giá… Khi có kết quả định giá, tòa sẽ dựa vào đó để bắt chủ quán bồi thường.

Như vậy, việc giải quyết của tòa là không khó. Tuy nhiên theo thẩm phán này, trong những vụ tài sản bị mất không lớn lắm như thế này, nếu mỗi bên chịu nhường nhau một chút mà thống nhất được giá bồi thường thì vừa không tốn công, tốn sức, tốn thời gian đi kiện vừa chẳng phải huy động cả chính quyền địa phương lẫn tòa án vào cuộc.

————————————————————————————————-

Tranh cãi về mức bồi thường

Tại Hà Nội, một vụ mất xe máy tương tự cũng phải dẫn nhau ra tòa vì không thống nhất được mức bồi thường: Ngày 11-1-2008, anh N., vệ sĩ được thuê giữ xe cho một quán nước đã làm mất xe Wave Alpha của anh Q. Anh Q. yêu cầu bồi thường 9,5 triệu đồng nhưng bên làm mất không đồng ý, bảo sau khi tham khảo giá xe cũ trên thị trường, họ nhận thấy một chiếc xe Wave Alpha cũ không thể có giá 9,5 triệu đồng như anh Q. đòi…

————————————————————————————————-

SOURCE: http://www.phapluattp.vn/news/toa-an/view.aspx?news_id=211100

5 Responses

  1. chỉ đơn giản như vậy mà luật pháp không giải quyết đươc, thì lòng dân sau an, giá xe có hiệu, nhản mác có giấy tờ có,chủ xe chứng minh được xe mình bị mất, việc còn lại là luật…kinh doanh thì phải có uy tính không đúng luật thì phải xử lý chứ ,luật mà nói chung chung ai nghe ai nể…

  2. Em làm cùng ca với ông bảo vệ,nhưng phát hiện mất xe of ông bảo vệ,nhưng thời điểm mất xe chưa xác định dc vì ông ý đến trước e hơn tiếng đồng hồ chưa bàn giao xe,xe 30 triệu bay giờ ông bắt e đền 15 triệu

  3. Theo tôi vấn đề định giá xe trong trường hợp trên hoàn toàn không khó. theo như dữ kiện thì việc làm mất xe hoàn toàn do lỗi của phía trông dữ nên trường hợp này chỉ cần chủ xe cung cấp được chứng cứ chứng minh rằng chiếc xe mua vào thời gian nào( Đăng ký xe..) nếu đúng là được mua trong thời gian khoảng chín tháng như nguyên đơn cung cấp thì phải định giá căn cứ vào thời gian như vậy. vì chiếc xe đã mất nên không có căn cứ để chứng minh cho nhân định phụ tùng bị thay thế, gây tai nạn… như nhận định của bạn Nhật, trường hợp cho rằng chiếc xe bị mất giá trị như trên phải tự đưa ra căn cứ. chiếc xe xủa Nguyên đơn còn mới, và các dương sự khác không đưa ra được căn cứ nào khác thì phải được định giá theo căn cứ mà chủ xe đã cung cấp. việc định giá trong trường hợp này trên thực tế không hề tốn kém nhiều.
    Chủ thể phải trả tiền bồi thường trong trường hợp này là chủ quán( Bị đơn) chứ không phải người trông xe( người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) anh ta chỉ là người làm thuê cho chủ quán.

  4. vấn đề định giá sẽ thu thập nhân chứng về tình trang chiếc xe
    vấn đề bồi thường phát sinh trach nhiêm giưa chủ quán và nhân viên , chủ quán trả tiền bồi thường cho người bị mât xe sau đó sẽ trừ đi 30% lương hàng tháng của nv đến khi nào đủ số tiên bồi thường

  5. Xin chào quý báo. Tôi thấy việc định giá nói là ko khó là hoàn toàn ko có cơ sở. Chiếc xe đã mất liệu phụ tùng có còn đúng ko hay đã bị tráo đổi, xe có bị tai nạn hỏng ko. Chỉ cần vài trăm ngìn dán lại vỏ xe là trông như mới nhưng bên trong thì thé nào. Ít nhất toà định giá và sơ thẩm phúc thẩm thì xung mất hàng năm. Nếu bên bị ko đủ tiền trả ngay mà yêu cầu trả góp thì thế nào vd nhân viên trông xe lương 1,5 triệu (ko có 1 khoản nào káhc) thì toà giải quyết thế nào. Xin nêu vài thắc mắc nhỏ để thấy còn nhiều điều ko “đơn giản”. Xin cám ơn chuyên mục khá thời sự này.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading