admin@phapluatdansu.edu.vn

LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN NGOẠI THƯƠNG TRUNG QUỐC

I/ TRUNG QUỐC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THUẾ
Trung Quốc hiện đang đẩy nhanh tiến trình sửa đổi và hoàn thiện hệ thống thuế nhằm chuẩn bị cho hội nhập quốc tế khi nước này trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Từ đầu năm 2001 Trung Quốc bắt đầu áp dụng một số chế độ thuế thống nhất đối với các công ty Trung Quốc và các công ty ĐTNN. Trung Quốc thực thi biểu thuế thu nhập công ty, thuế sử dụng đất canh tác vào mục đích công nghiệp, dịch vụ, thuế phương tiện vận tải thống nhất đối với các công ty trong nước, cũng như các công ty có vốn ĐTNN, Trung Quốc thay đổi một số sắc thuế (dự kiến vào cuối quý 2/2001) như thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập cá nhân. Trung Quốc sẽ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao đối với các mặt hàng xa xỉ và các hàng hoá có hại cho môi trường. Tuy nhiên, đối với thuốc lá và các sản phẩm rượu, Trung Quốc sẽ bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt mà sẽ áp dụng mức thuế trung bình nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế và nhập khẩu lậu; sẽ thi hành biểu thuế thu nhập cá nhân mới, theo hướng tăng thuế đối với người có thu nhập cao. Tuy nhiên, mức thu nhập, theo đó để bắt đầu tính thuế thu nhập cao sẽ tăng gấp 1,5 hoặc 2 lần so với mức hiện hành.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Trung Quốc sẽ cải cách công tác quản lý, triển khai mạng lưới thông tin toàn quốc để theo dõi thu nhập cá nhân và những khoản thanh toán lớn của dân cư.
TQ kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhất là hàng tiêu dùng cao cấp và hàng xa xỉ. Ngược lại, chính phủ TQ khuyến khích xuất khẩu tương đối thoải mái. Có thể bắt gặp sản phẩm TQ ở khắp các nước trên thế giới, kể cả tại thị trường các nước có nền kinh tế phát triển như Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Mỹ. Hàng TQ hầu như xuất hiện ở mọi “hang cùng ngõ hẻm” của các nước Châu Âu với chất lượng không cao nhưng mẫu mã đẹp và giá rẻ. Chẳng hạn, một bộ ấm chén trà, cà phê của TQ có giá bán chỉ bằng nửa hoặc thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của thị trường nước sở tại nhưng mẫu mã màu sắc khá đẹp. Hay một cái ô của TQ bán tại Đức, Pháp, Bỉ giá có khi chỉ bằng 1/10 hay thậm chí 1/20 sản phẩm cùng loại nhưng lại gọn đẹp hơn mặc dù chất lượng không bằng. Thế nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận. Đó chính là vấn đề cốt lõi trả lời câu hỏi vì sao hàng Việt Nam khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của TQ tại thị trường thế giới.
Tổng Cục Hải quan của Trung Quốc (CGA) thực hiện Luật Thuế quan từ ngày 1/7/1987. Sự phân loại hải quan của họ cũng theo phân loại của Hội đồng hợp tác thuế quan của Liên Hiệp Quốc (Customs Cooperation Council) và chấp nhận công ước quốc tế về hệ thống mã hoá và mô tả hàng hoá điều hoà, gọi tắt là HS (Harmonized Commodity Description & Coding System).
Thuế nhập khẩu của TQ tính theo giá CIF như các nước có nền kinh tế thị trường. Tại hội nghị APEC tại Osaka (Nhật Bản), TQ đã chấp nhận giảm thuế từ năm 1996 cho trên 4000 mặt hàng với mức giảm ít nhất là 30% trong tổng số 6000 mặt hàng nhập khẩu.
Hiện nay, VN và TQ đã thông tuyến đường bộ và tiến tới đường sắt không những tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với các tỉnh phía Nam TQ mà còn thông tuyến từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam (TQ) qua Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai (VN) đi Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Thông tuyến này còn ngược lên phía Bắc qua Lạng Sơn (VN), Nam Ninh-Bắc Kinh và sang Mông Cổ, các nước Đông Âu, qua Nga và các nước SNG.
Cần phải hiểu rằng, không riêng với Việt Nam, Trung Quốc có cả một quốc sách về biên mậu với tất cả các nước. Đó là điều ta phải mặc nhiên thừa nhận vấn đề là ở chỗ, chúng ta cần phải có đối sách, cần phải có một chính sách biên mậu để tận dụng tối đa những việc có thể làm được, đồng thời hạn chế tối đa cái có thể gây thiệt hại cho ta. Chúng ta phải chọn trọng tâm, trọng điểm, tìm được những mặt hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu để tiếp cận, để buôn bán kinh doanh có hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, có bước đi thích hợp, và điều mấu chốt là nhà nước phải tổ chức được một cơ chế để điều hành việc thống nhất buôn bán với Trung Quốc.
II. LUẬT NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
Trung Quốc đã hình thành được một hệ thống ngoại thương tương đối hoàn thiện gồm có Luật Ngoại thương làm nền tảng, quy định việc quản lý các nhà doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, các mặt hàng xuất nhập khẩu và công nghệ, trao đổi ngoại hối, quản lý hải quan, kiểm tra các mặt hàng xuất nhập khẩu, kiểm dịch động vật và thực vật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trọng tài kinh tế và thương mại có liên quan đến quyền lợi và doanh thu của phía nước ngoài.
1. Luật ngoại thương
Luật ngoại thương của TQ ra đời vào tháng 7 năm 1994, làm nền tảng tiêu chuẩn hoá các hoạt động ngoại thương ở TQ.
Ngoài luật ngoại thương ra còn có các tham khảo khác liên quan như:
– Quy định về những vấn đề liên quan đến việc kiểm tra và phê chuẩn cho phép các công ty ngoại thương hoạt động
– Các quy trình tạm thời về điều hành và quản lý các mặt hàng xuất nhập khẩu.
– Điều khoản về việc phân phối hạn ngạch hàng hoá xuất khẩu.
– Các quy trình về đấu thầu đối với hạn ngạch hàng hoá xuất khẩu.
– Quy trình đấu thầu xuất khẩu máy móc và sản phẩm điện tử.
2. Các bộ luật và quy định đối với việc quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu.
a. Luật và quy định chính đối với việc quản lý các mặt hàng nhập khẩu
b. Luật và quy định chính đối với việc quản lý các mặt hàng xuất khẩu.
c. Luật và quy định quan trọng liên quan đến thương mại: các điều khoản của nước CHND Trung Hoa về quản lý môi trường đối với các hóa chất được nhập khẩu lần đầu tiên và xuất nhập khẩu các laọi hoá chất độc hại; các quy định tạm thời về bảo vệ môi trường khi nhập khẩu các loại phế thải.
3. Các luật và qui định về kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, kiểm dịch động thực vật
a. Các bộ luật chính về kiểm tra các mặt hàng xuất nhập khẩu: luật của nước CHND Trung Hoa về kiểm tra các mặt hàng xuất nhập khẩu ban hành ngày 21 tháng 2 năm 1989; quy trình về quản lý nhãn hiệu các mặt hàng thực phẩm xuất nhập khẩu ban hành ngày 1 tháng 5 năm 1994; các quy định miễn kiểm tra một số mặt hàng XNK (thực hiện thử nghiệm) ban hành ngày 1 tháng 11 năm 1990 và quy trình tái kiểm tra các mặt hàng XNK ban hành năm 1993.
b. Các bộ luật và quy định chính về kiểm dịch động thực vật: luật của nước CHND Trung Hoa về kiểm dịch động thực vật nhập vào hay xuất ra khỏi TQ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1991.
4. Các luật và quy định về quản lý ngoại hối
Luật cơ bản nhất của TQ về quản lý ngoại hối gồm: các quy định của nước CHND Trung Hoa về quản lý ngoại hối ban hành bởi Uỷ ban Nhà nước vào ngày 26 tháng 1 năm 1996.
5. Luật, quy định về hải quan, luật và quy định về các sắc thuế
a. Luật, quy định về hải quan: luật hải quan của nước CHND Trung Hoa ban hành ngày 22 tháng 1 năm 1987; thủ tục hải quan về quản lý các doanh nghiệp chế biến và lắp ráp; thủ tục hải quan về quản lý kho ngoại quan và hàng hoá lưu trữ bên trong; thủ tục hải quan về quản lý về quản lý hàng hoá XNK chế biến bằng nguyên liệu nhập khẩu ban hành tháng 6 năm 1988; thủ tục kiểm soát và đánh thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn ;đầu tư nước ngoài ban hành vào tháng 8 năm 1992; quy định hải quan của nước CHND Trung Hoa về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ban hành tháng 7/1995; thủ tục hải quan về việc giám sát khu vực ngoại quan ban hành tháng 8 năm 1997.
b. Các quy định liên quan đến các sắc thuế quan chủ yếu bao gồm các quy định đánh thuế xuất nhập khẩu ban hành tiêp theo các luật sửa đổi ngày 18 tháng 3 năm 1992.
III/ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ TQ ĐÃ KÝ KẾT HAY THAM GIA
Tính đến nay, chính phủ TQ đã ký các hiệp định thương mại hay hiệp ước song phương với chính phủ cuả khoảng 100 quốc gia hay khu vực trên thế giới, đã ký hoặc tham gia gàn 100 hiệp ước thương mại và kinh tế quốc tế.
1. Hiệp định kinh tế quốc tế đa phương
Từ năm 1980 đến nay, TQ đã tham gia một số các hiệp định hàng hoá quốc tế, bao gồm hiệp định thành lập quỹ chung cho các loại hàng hoá (Common Fund for Commodities); hiệp định ngành dệt quốc tế; hiệp định quốc tế vầ cao su tự nhiên (ban hành năm năm 1979); hiệp định quốc tế về ccây đai và các sản phẩm từ đai (1982); thoả ước về thương mại quốc tế đối với các loài động và thực vật hoang dại có nguy cơ tuyệt chủng & ngoài ra, TQ còn lý các hiệp định thương mại với Mỹ và khối cộng đồng châu Âu trong lĩnh vực dệt, sắt thép và các sản phẩm làm từ vonfam.
2. Hợp đồng thương mại
Vào năm 1981, chính phủ TA đã ký hiệp định LHQ về các hợp đồng mậu dịch quốc tế.
IV. QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG
TQ thực hiện một hệ thống ngoại thương thống nhất, cho phép được xuất và nhập khẩu hàng hoá và công nghệ tự do (ngoại trừ các mặt hàng phải tuân theo các bộ luật và các quy định khác). Tóm lại, quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hoá ở TQ bao gồm quản lý các nhà buôn hoạt động về ngoại thương, quản lý các mặt hàng xuất nhập khẩu, quản lý hải quan, giám sát việc kiểm tra các mặt hàng XNK và trao đổi ngoại hối.
1. Quản lý hàng hoá nhập khẩu
a. Hệ thống cấp phép hàng hoá nhập khẩu
Đối với các mặt hàng mà việc nhập khẩu bị hạn chế, TQ áp dụng việc quản lý theo quota (hạn ngạch) và giấy phép. Hệ thống này không nhắm trực tiếp vào một quốc gia hay vùng cụ thể nào mà chỉ nhằm điều phối và quản lý các doanh nghiệp trong nước phụ trách việc quản lý các mặt hàng XNK.
Theo quy định cuả Luật Ngoại Thương, tất cả các mặt hàng tuân thủ cơ chế quản lý hàng nhập khẩu theo quota và giấy phép có thể được nhập vào TQ sau khi được ban phụ trách ngoại thương và hợp tác kinh tế của Hội đồng Nhà nước TQ cho phép. Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế của Hội đồng Nhà nước TQ cho phép. Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế TQ là cơ quan chức năng phụ trách cấp phép nhập khẩu các mặt hàng này.
Có 35 mặt hàng phải tuân theo cơ chế quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch và giấy phép vào năm 1998. Trong đó gồm 13 loại hàng hoá tuân theo quản lý nhập khẩu bằng giấy phép và hạn ngạch chung, 15 loại sản phẩm máy móc và điện tử chịu sự quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép; 7 loại hàng hoá không phải tuân theo quản lý bằng hạn ngạch nhưng phải chịu quản lý bằng giấy phép nhập khẩu.
* Các loại hàng hoá quản lý theo hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu
Năm 1999, TQ quy định 28 loại hàng hoá phải chịu sự quản lý bằng giấy phép nhập khẩu và quota, bao gồm:
– 13 loại hàng hoá tổng hợp như dầu tinh chế, len, sợi polyester, cao su thiên nhiên, vỏ xe gắn máy, sodium cyanide, đường tinh luyện, phân bón hoá học, thuốc lá và các sản phẩm liên quan, sợi lanh và bông vải. Để nhập khẩu các mặt hàng này, doanh nghiệp phải nộp đơn xin Bộ Ngoại thương & Hợp tác Kinh tế TQ để được cấp phép nhập khẩu.
– 15 Loại máy móc và thiết bị điện tử, gồm xe hơi và các phụ tùng chính của xe hơi, xe gắn máy và khung, máy động cơ, TV màu, radio, máy thu âm và các đơn vị đo liên quan, tủ lạnh và máy nén khí tủ lạnh, máy rửa chén, thiết bị ghi hình và các phụ tùng liên quan, máy chụp hình và các phụ tùng đi kèm, đồng hồ, máy điều hoà không khí và máy nén khí đi kèm, thiết bị ghi hình và âm thanh, máy cẩu xe hơi và khung đi kèm, kính hiển vi điện tử, máy tách màu điện tử và để được nhập khẩu các thiết bị này, thương nhân phải xin giấy phép nhập khẩu do MOFTEC cấp.
– Có 7 loại hàng hoá không cần được quản lsy bằng giấy phép nhập khẩu, gồm hạt ngũ cốc, dầu thực vật, rượu mạnh, nguyên liệu nhạy cảm với màu sắc, các hoá chất bị kiểm tra và quản lý (gồm 12 loại hoá chất có thể dùng như các loại vũ khí hoá học), 14 loại máy chuyên chở vũ khí hoá học, các loại hoá chất có thể dễ dàng sử dụng để sản xuất thuốc và các trang thiết bị dùng để sản xuất CD và VCD. Để nhập khẩu các mặt hàng này, thương nhân phải xin giấy phép nhập khẩu từ MOFTEC.
b. Trung Quốc áp dụng chế độ quản lý không theo quota đối với việc nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử (máy móc và trang thiết bị, các sản phâm điện tử và phụ tùng liên quan.
Trong số này gồm có:
– Máy móc nhập khẩu và sản phẩm điện tử (có 77 loại vào năm 1999). Các mặt hàng này chủ yếu được mua bởi chính phủ thông qua hình thức đấu thầu quốc tế.
– Đối với các loại máy móc và sản phẩm điện tử không phải tuân theo hình thức quản lý bằng hạn ngạch thì TQ áp dụng hệ thống đăng ký tự động, theo đó tất cả các nhà nhập khẩu phải nhận và điền vào đơn đăng ký. Các loại máy móc và sản phẩm điện tử nhập khẩu phải tuân theo các hợp đồng thương mại song phương hoặc đa phương cũng như các bộ luật của nhà nước và các quy định liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường để nhập khẩu các loại máy chế biến thuốc lá đặc biệt, các trang thiết bị đặc biệt tiếp sóng vệ tinh mặt đất đi kèm, thương nhân phải được sự chấp thuận của bộ công nghiệp TQ phụ trách vẫn đề này.
Văn phòng Xuất Nhập Khẩu Máy móc và sản phẩm điện tử của TQ phụ trách việc quản lý các mặt hàng nhập khẩu trên.
c. Đăng ký tự động đối với việc nhập khẩu các sản phẩm đặc biệt
Để siết chặt công tác quản lý vĩ mô đối với việc nhập khẩu một số nguyên vật liệu chủ lực và các mặt hàng hay thay đổi về giá cả, cách quản lý, TQ áp dụng hình thức tự động đăng ký nhập khẩu đối với các mặt hàng đặc biệt này, bao gồm ngũ cốc, dầu thực vật, rượu mạnh, dầu thô, amiăng, nguyên liệu ngạy cảm đối với màu săc, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu bằng nhựa, cao su tổng hợp, gỗ ép, vải sơ hoá chất, thep cuộn, phôi thep và 14 loại kim loại thông không phải sắt (như đồng, nhôm) Uỷ ban Quy hoạch Phát triển Nhà nước TQ chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều phối và quản lý các công tác trên.
d. Chính phủ TQ cấm nhập khẩu các loại chất thải mang vào TQ để tiêu huỷ hay đổ rác. Ngoài ra, một số loại chất thải khác có thể dùng làm nguyên liệu cũng bị hạn chế nhập khẩu. Trong trường hợp cần thiết nhập khẩu các loại phế thải nêu trong Catalogue các loại chất thải bị nhập khẩu hạn chế và có thể được tái sử dụng làm nguyên vật liệu, nhà nhập khẩu hay người sử dụng phải nộp đơn xin phép cơ quan bảo vệ môi trường TQ cấp tỉnh hay Cục Quản trị Bảo vệ Môi trường Nhà nước để được xem xét và đồng ý.
Đối với các loại chất thải được phép nhập khẩu làm nguyên liệu, việc kiểm tra xem xét phải được thực hiện trước khi bốc dỡ và vận chuyển vào lãnh thổ TQ.
Không công ty nào được phép hoạt động như một cơ sở phân phối hay kinh doanh chất thải.
e. Từ đầu tháng 11 năm 1998, không một sản phẩm nào trong danh sách sau đây được phép nhập khẩu vào TQ: máy móc và sản phẩm điện tử đã qua sử dụng có liên quan đến an toàn trong sản xuất, an toàn tính mạng con người và mục đích bảo vệ môi trường (bao gồm công-ten-nơ áp suất, thiết bị phóng xạ, máy móc kỹ thuật, thiết bị điện, dụng cụ y tế, máy móc sản xuất thực phẩm, máy nông nghiệp, máy in, máy dệt, thiết bị giải trí), các sản phẩm quản lý theo hạn ngạch, một số sản phẩm đặc biệt được sản xuất trước năm 1980.
f. Từ ngày 11/3/1998, TQ không còn nhập khẩu Eâfêdrin (ephedrin) nữa.
2. Quản lý hàng hoá xuất khẩu
a. Quản lý hàng hoá xuất khẩu theo hạn ngạch và giấy phép
Các loại hàng hoá tuân theo chế độ quản lý xuất khẩu bằng hạn ngạch và giấy phép có thể phân làm 4 loại sau đây:
Loại 1: co 36 mặt hàng gồm đậu nành, bắp, than (gồm bột than), vonfam, dầu thô, dầu tinh chế, vải, lụa, antimon. Vì đây là các mặt hàng thiết yếu đối với nền kinh tế quốc gia và cuộc sống người dân, chính phủ TQ áp dụng biện pháp quản lý theo quota.
Loại 2: gồm các mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thị trường quốc tế, TQ áp dụng việc quản lý các mặt hàng này theo hạn ngạch tự nguyện (voluntary quota management).
Loại thứ 3: gồm 24 loại hàng hoá xuất khẩu của TQ mà các nước khác áp dụng hạn chế nhập khẩu theo quota. Đối với loại này, chính phủ TQ áo dụng quản lý bằng hạn ngạch bị động (passive quota management). Khối lượng xuất khẩu hàng năm các mặt hàng theo cơ chế quản lý hạn ngạch bị động này sẽ được hai bên (TQ và nước nhập khẩu hàng TQ) quyết định hàng năm, với các thủ tục quản lý chính được thực hiện theo các thoả thuận song phương của hai nước.
b. Các mặt hàng bị cấm xuất khẩu
* Các mặt hàng bị cấm xuất khẩu ra khỏi TQ
* Các mặt hàng làm nguy hại đến an ninh quốc gia
* Các di sản văn hoá bị cấm xuất khẩu theo luật TQ, động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và các sản phẩm được sản xuất tại các trại lao động
* Các mặt hàng vi phạm các nghĩa vụ quốc tế mà TQ đã cam kết thực hiện
* Xạ hương, chất kháng độc tìm thấy trong ruột động vật nhai lại (bezoar), đồng và hợp kim từ đồng và bạch kim, đây là các mặt hàng hiếm ở thị trường TQ.
3. Quản lý hàng hoá trong khu thương mại tự do
Khu thương mại tự do là khu vực kinh tế được thành lập với sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước, ở đó văn phòng hải quan thực hiện công tác kiểm tra và quản lý đặc biệt. Đây là các khu vực kinh tế có mức độ mở cửa và tự do hoá cao nhất ở TQ ngày nay. Chức năng chính của khu thương mại tự do là quản lý việc kinh doanh hàng hoá tái xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các kho ngoại quan.
Chính sách của TQ đối với các khu thương mại tự do là:
Cho phép các doanh nghiệp trong khu thương mại tự do được tự do tiến hành các hoạt động thương mại với các công ty nước ngoài.
Tất cả các loại hình hoạt động thương mại do các doanh nghiệp trong khu thương mại tự do (KTMTD) thực hiện kết hợp với các công ty TQ ngoài KTMTD sẽ được coi là các loại hình kinh doanh nước ngoài. Các công ty hoạt động trong KTMTD chỉ có thể ký hợp đồng thương mại với các công ty TQ có quyền kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Có 15 khu TMTD như vậy được thành lập với sự đồngý của Hội đồng Nhà nước từ tháng 6 năm 1990 đến nay.
4. Quản lý thuế quan
a. Thuế xuất nhập khẩu
Tháng 3 năm 1985, Hội đồng Nhà nước TQ ban hành Quy định của nước CHND Trung Hoa về thuế suất xuất nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu hàng hoá vào TQ liên quan đến các mức thuế chung và các thuế quan ưu đãi. Loại thứ 2 chỉ áp dụng đối với các hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia hay khu vực đã ký thoả thuận về thuế quan có lợi đôi bên. Các loại hàng hoá nhập khẩu khác sẽ được áp dụng theo mức thuế suất chung.
TQ đã từng cắt mức thuế suất đánh trên các mặt hàng xuất nhập khẩu vào tháng 10 năm 1997. Hiện tại, mức thuế suất cao nhất của TQ là 100%.
b. Hoàn thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu.
Thủ tục về Quản lý Hoàn thuế (hay miễn thuế) đối với hàng hoá xuất khẩu của chính phủ TQ quy định rằng các doanh nghiệp được phép tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá có thể nộp báo cáo hàng tháng lên cục thuế sau khi tiến hành xuất hàng theo đúng thủ tục tài chính và khai báo hải quan để xin hoàn thuế hoặc miễn thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu dùng.
Năm 1999, tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với máy móc, sản phẩm điện, điện tử, máy móc vận tải, đồng hồ đo và hàng may mặc là 17%.
Nguyên liệu ngành dệt và các sản phẩm không phải là hàng may mặc và các loại máy móc điện tử không thuộc các loại vừa kể trên áp dụng mức thuế GTGT 17% sẽ được hưởng tỉ lệ hoàn thuế 155.
Các loại hàng hoá khác áp dụng mức thuế GTGT 17% và các mặt hàng không phải nông sản áp dụng thuế GTGT 13% sẽ được hưởng tỉ lệ hoàn thế là 13%.
Hàng nông sản được hưởng hoàn thuế 5%.
5. Quản lý các loại dược phẩm đặc biệt
a. Các sản phẩm máu: TQ cấm bất cứ đơn vị hay cá nhân nào nhập khẩu các sản phẩm máu. Trong trường hợp khẩn cấp cần để chữa bệnh, nhà nhập khẩu phải thông báo trước cho Cục Y tế của tỉnh thuộc sự quản lý của chính quyền trung ương để được phép nhập khẩu.
b. Việc xuất nhập khẩu các loại thuốc kích thích thần kinh và thuốc phóng xạ phải được kiểm tra và đồng ý bởi Bộ Y tế TQ.
c. Các loại thuốc gây mê: việc xuất nhập khẩu phải được kiểm tra và chấp thuận của Bộ Y tế TQ, cũng là cơ quan cấp giấy phép xuất nhập khẩu các mặt hàng này.

SOURCE: http://www.vietnamchina.gov.vn/cvweb/vcc/info/Article.jsp?a_no=113494&col_no=554

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading