admin@phapluatdansu.edu.vn

CÂU HỎI THẢO LUẬN CHO VẤN ĐỀ 2 – MODUL 2

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

–      Hãy cho biết ý nghĩa của biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong giao lưu dân sự, thương mại;

–         So sánh giữa cầm cố và thế chấp;

–         Xác định các trường hợp và quyền, nghĩa vụ của người thứ ba với vai trò là người giữ tài sản cầm cố, thế chấp;

–         Xác định hậu quả pháp lý trong trường xuất hiện người thứ ba chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản cầm cố, thế chấp;

–         Nêu và cho ví dụ đối với từng đặc điểm của biện pháp bảo đảm;

–         Nêu và cho ví dụ cụ thể về điều kiện tài sản là đối tượng của biện pháp bảo đảm;

–         Ý nghĩa và có ví dụ  cho từng  ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm;

–         Xác định chủ thể có quyền xử lý tài sản bảo đảm và các quyền nghĩa vụ pháp lý của họ;

–         Phân tích các quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố, thế chấp trong trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp liên quan đến quyền, lợi ích của người thứ ba;

– Xác định các điều kiện pháp lý có liên quan đến thế chấp có đối tượng là quyền sử dụng đất;

– Xác định các điều kiện pháp lý có liên quan đến cầm cố có đối tượng là quyền sử dụng đất;

– Nêu và phân tích các đặc điểm của cầm cố, thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai;

– Nêu phương thức xử lý và thứ tự thanh toán tài sản cầm cố, thế chấp;

– Phân tích các điều kiện để một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

– Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu;

– Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;

– Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu;

– Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;

– Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm;

– Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm;

– Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản;

– Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm);

– Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ;

– Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;

– Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành;

– Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp;

– Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp;

– Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm;

– Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm;

3. VẬN DỤNG:

A vay tiền của ngân hàng B, hai bên có thỏa thuận A thế chấp nhà thuộc sở hữu của A để bảo đảm khoản vay (ngôi nhà có giá trị theo thẩm định của B là 1 tỷ 600 triệu đồng), bằng các qui định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, hãy xác định nội dung pháp lý trong các trường hợp sau:

+ Dự tính giá trị khoản vay của A sẽ là bao nhiêu?

+ A có thể sử dụng ngôi nhà trên để đảm bảo các khoản vay khác tại ngân hàng B hoặc tại ngân hàng khác hay không?

+ Giả thiết giao dịch về thế chấp nhà xác lập giữa A và B là vô hiệu, hãy xác định các căn cứ làm vô hiệu giao dịch này. Đồng thời, hãy xác định các trường hợp giao dịch thế chấp nhà ở giữa A và B vô hiệu cũng làm vô hiệu giao dịch vay nợ giữa A và B?

+ Giả thiết giao dịch vay nợ giữa A và B vô hiệu, nhà của A với tư cách là tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý thế nào?

+ Giả thiết A vi phạm nghĩa vụ đối với B, nếu là B bạn xử lý thế nào?

+ Trong trường hợp A dùng nhà của mình để thế chấp, hoặc để cầm cố bảo đảm khỏan vay với B, hãy cho biết sự khác nhau trong trường hợp này. Từ đó hãy cho biết đối với A thì biện pháp bảo đảm nào hiệu quả hơn và đối với B biện pháp nào hiệu quả hơn?

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading