admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 2 – MODUL2 BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ – CẦM CỐ, THẾ CHẤP

* YÊU CẦU TÀI LIỆU

1. Tài liệu bắt buộc:

– Bộ luật dân sự năm 2005 (điều 318 – 357) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 1995;

– Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm;

– Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm;

– Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

– Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 sửa đổi, bổ sung một số qui định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

– Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất;

– Thông tư liên tịch số o5/2007/TTLT/BTP-BXD-BTNMT-NHNN ngày 21/5/2007 hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở.

– Các văn bản khác có liên quan.

– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2 – Đại học Luật hà Nội;

– Các tài liệu khác được liệt kê tại Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2 Tr 32 – 33

2. Tài liệu tham khảo lựa chọn:

– Các bài viết hoặc thông tin có liên quan đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nghề Luật, Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật… và trên các trang Web.

* YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

2.1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự:

Nội dung 1. Khái niệm biện pháp bảo đảm:

– Theo nghĩa khách quan – Dưới góc độ qui định của pháp luật:

– Theo nghĩa chủ quan –Dưới góc độ thỏa thuận của các chủ thể

Nội dung 2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự:

– Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ là nghĩa vụ bổ sung cho nghĩa vụ được bảo đảm:

+ Phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ được bảo đảm

+ Phụ thuộc về hiệu lực. Lưu ý, không đồng nhất việc nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu sẽ làm chấm dứt giao dịch bảo đảm (xem khoản 2 Điều 410 BLDS 2005)

+ Mục đích là nâng cao trách nhiệm của các bên trong nghĩa vụ được bảo đảm. Đặc biệt đối với bên có nghĩa vụ.

– Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là các lợi ích vật chất (trừ biện pháp tín chấp – bảo đảm bằng uy tín của tổ chức chính trị- xã hội);

– Phạm vi bảo đảm là toàn bộ phạm vi nghĩa vụ bảo đảm, kể cả nghĩa vụ trả lãi, nộp phạt, bồi thường thiệt hại nếu có, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;

– Biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi bên bảo đảm có sự vi phạm nghĩa vụ.

2.2. Qui định chung về biện pháp bảo đảm

Nội dung 3. Chủ thể của biện pháp bảo đảm:

* Bên bảo đảm:

– Bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ chính được bảo đảm;

– Người thứ ba: Bảo lãnh, tín chấp

* Bên nhận bảo đảm:

– Bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính được bảo đảm.

* Người có quyền và lợi ích liên quan: Ngân hàng trong biện pháp ký quĩ, nguời giữ tài sản cầm cố …

Nội dung 4. Đối tượng và điều kiện để tài sản là đối tượng của các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ:

– Vật (hiện tại và hình thành trong tương lai);

– Tiền, giấy tờ có giá;

– Quyền tài sản (quyền hiện tại, quyền hình thành trong tương lai – áp dụng tương tự khoản 2 Điều 320 BLDS 2005)

– Trường hợp tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ: được phép khi giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ đựoc bảo đảm, trừ khi có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác.

Nội dung 5. Hình thức của giao dịch bảo đảm

– Hình thức bằng miệng: về nguyên tắc không được thừa nhận, trừ ký cược

– Hình thức văn bản thường: áp dụng cho tất cả các biện pháp bảo đảm;

– Hình thức văn bản có công chứng, chứng thực:

+ Theo thỏa thuận của các bên;

+ Theo qui định của pháp luật: bất động sản, tư liệu sản xuất, bảo đảm các hợp đồng tín dụng…

– Hình thức văn bản có đăng ký: thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng rừng thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu rừng trồng, tàu bay, tàu biển; tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ…

Nội dung 6. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm

Tính từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau:

+ Các bên có thỏa thuận khác

+ Hợp đồng cầm cố: tính từ thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên được cầm cố;

+ Giao dịch có công chứng, chứng thực;

+ Giao dịch có đăng ký

Nội dung7. Xử lý tài sản bảo đảm

* Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm:

* Nguyên tắc xử lý

* Chủ thể có quyền xử lý tài sản bảo đảm và quyền, nghĩa vụ của họ:

* Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm

* Thời hạn xử lý:

* Thứ tự thanh toán:

2.3. Cầm cố:

Nội dung 8. Khái niệm cầm cố tài sản (Xem Điều 326 BLDS 2005)

Nội dung 9. Chủ thể của cầm cố:

– Bên cầm cố – Bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm hoặc người thứ ba trong trường hợp cầm cố bằng tài sản của người thứ ba;

– Bên nhận cầm cố – Bên có quyền trong nghĩa vụ được bảo đảm

– Các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan: người giữ tài sản cầm cố (không phải là bên nhận cầm cố); người thứ ba chiến hữu tài sản cầm cố không có căn cứ pháp luật.

Nội dung 10. Đối tượng cầm cố

– Điều kiện

– Loại tài sản: Động sản, bất động sản (BLDS 1995: không thuộc đối tượng của cầm cố), quyền tài sản

Nội dung 11. Hình thức của cầm cố

– Văn bản thường;

– Văn bản có công chứng, chứng thực nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định

Nội dung 12. Hiệu lực và thời hạn của cầm cố

– Thời điểm có hiệu lực: thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố (Lưu ý: đối tượng của cầm cố là bất động sản, quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai và tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ);

– Thời hạn cầm cố: theo thỏa thuận hoặc được tính đến nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt

Nội dung 13. Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Bên cầm cố: chuyển giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố chiếm hữu, quản lý (các quyền và nghĩa vụ liên quan….)

– Bên nhận cầm cố: chiếm hữu, quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản cầm cố (phân tích các quyền và nghĩa vụ liên quan…)

– Bên giữ tài sản cầm cố (nếu có): Điều kiện, quyền và nghĩa vụ, ai có trách nhiệm thanh tóan các chi phú dịch vụ cho nguời thứ 3;

– Quyền và nghĩa vụ của nguời chiếm hữu tài sản cầm cố không có căn cứ pháp luật

Nội dung 14. Xử lý tài sản cầm cố (Xem nội dung 7)

2.4. Thế chấp:

Nội dung 8. Khái niệm thế chấp (Xem Điều 342 BLDS 2005)

Nội dung 9. Chủ thể của thế chấp:

– Bên thế chấp – Bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm hoặc người thứ ba trong trường hợp thế chấp bằng tài sản của người thứ ba;

– Bên nhận thế chấp – Bên có quyền trong nghĩa vụ được bảo đảm

– Các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan: người giữ tài sản thế chấp; người thứ ba chiến hữu tài sản thế chấp không có căn cứ pháp luật.

Nội dung 10. Đối tượng thế chấp

– Điều kiện

– Loại tài sản: Động sản, bất động sản, quyền tài sản bao gồm cả tài sản hình thành trong tương lai

Nội dung 11. Hình thức của thế chấp

– Văn bản thường;

– Văn bản có công chứng, chứng thực nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định;

– Văn bản có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyên nếu pháp luật yêu cầu: thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng rừng thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu rừng trồng, tàu bay, tàu biển; tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ…

Nội dung 12. Hiệu lực và thời hạn của thế chấp

– Thời điểm có hiệu lực:phụ thuộc vào hình thức của thế chấp;

– Thời hạn thế chấp: theo thỏa thuận hoặc được tính đến nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt

Nội dung 13. Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Bên thế chấp: có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản thế chấp (phân tích các quyền và nghĩa vụ liên quan….)

– Bên nhận thế chấp: không quản lý tài sản thế chấp (phân tích các quyền và nghĩa vụ liên quan…)

– Bên giữ tài sản thế chấp (nếu có): Điều kiện, quyền và nghĩa vụ, ai có trách nhiệm thanh tóan các chi phú dịch vụ cho nguời thứ 3;

– Quyền và nghĩa vụ của nguời chiếm hữu tài sản thế chấp không có căn cứ pháp luật

Nội dung 14. Xử lý tài sản cầm cố (Xem nội dung 7)

LƯU Ý:

– CÁC BÀI VIẾT ĐƯỢC NÊU TÊN TRONG ĐỀ CƯƠNG CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC TRÊN WEBLOG NÀY;

– Đề cương do civillawinfor soạn thảo mang tính chất cá nhân

2 Responses

  1. thưa thầy, nhà ở có phải là đối tượng của cầm cố không ag?
    theo Luật nhà ở thì không phaỉ, nhưng trong Giao trình lại viết là:
    “nhà ở xây dựng xong nhưng chưa ở, bên nhận cầm cố trực tiếp quản lý ngôi nhà đó” như vậy trong trường hợp này thì nhà ở được coi là đối tượng của cầm cố ag?

  2. xin lỗi thầy. em mới tham gia trang web này nên k biết.
    em tưởng phần tên yêu cầu viết tên người nhận nên nhập nhầm là civillawinfor
    em chân thành xin lỗi thầy.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: