Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 5 + 6 MODUL 2: HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU

Advertisements

I. TÀI LIỆU

1. Tài liệu bắt buộc:

– Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 428 – 479) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 1995;

– Các văn bản qui phạm pháp luật được gợi ý tại các trang 33 -34 Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2

– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2 – Đại học Luật hà Nội;

– Các tài liệu khác được liệt kê tại Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2 Tr 32 – 33

2. Tài liệu tham khảo lựa chọn:

– Các bài viết hoặc thông tin có liên quan đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nghề Luật, Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Khoa học pháp lý … và trên các trang Web.

– Đọc thêm các bài viết sau (được đăng trên weblog này. Click vào chủ đề: Hợp đồng):

1. HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN – NHỮNG VƯỜNG MẮC VỀ ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH VIỆC GIA HẠN NỢ

3. HIỂU VÀ VẬN DỤNG QUI ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN TRẢ NỢ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG

4. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN BỊ VÔ HIỆU MỘT PHẦN

5. GÓP Ý DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI) VỀ ĐIỀU KHOẢN MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM VÀ HẠN CHẾ QUYỀN LỢI TRONG HỢP ĐỒNG

6. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN TRONG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ

7. ĐIỀU KHOẢN GIÁ CẢ VÀ VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

8. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN TRONG PHẦN THỨ III NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ – BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

9. QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUI ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 158/2002/QĐ-UB NGÀY 25/11/2002 CỦA UBND THÀNH PHỐ QUI ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI, CHUYỂN NHƯỢNG, CHO THUÊ, CHO THUÊ LẠI, THỪA KẾ, THẾ CHẤP (HOẶC BẢO LÃNH), GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

10. QUI ĐỊNH MỚI VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÂN HÀNG

11. NHÌN LẠI CÔNG TÁC BÁN TÀI SẢN ĐẤU GIÁ NĂM 2007: MÔI TRƯỜNG VẪN CHƯA ỔN ĐỊNH

12. LỪA DỐI – YẾU TỐ VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG KINH TẾ

13. VẤN ĐỀ HỦY BỎ, ĐÌNH CHỈ HỢP ĐỒNG DO BỊ VI PHẠM TRONG BỘ LUẬT DÂN  SỰ VIỆT NAM

14. Hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ chính thức được đăng ký, cung cấp thông tin từ ngày 15/7/2007

15. Hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ chính thức được đăng ký, cung cấp thông tin từ ngày 15/7/2007

16. BẢN CHẤT CỦA GIAO DỊCH NHẬN TIỀN GỬI LÀ HỢP ĐỒNG VAY TIỀN

17. MUA NHÀ, CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: SƠ SUẤT NHỎ HẬU QUẢ LỚN

18. TRANH CHẤP DO TỪ CHỐI NHẬN HÀNG

19. TRANH CHẤP DO GIAO HÀNG CÓ KHUYẾT TẬT

20. NGHỊ ĐỊNH VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG

21. CẦN SỬA ĐỔI QUI ĐỊNH VỀ LÃI SUẤT VAY TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

22. Vấn đề lãi suất cơ bản và quy định lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản

23. CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở

24. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MUA BÁN NHÀ Ở

25. HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở

26. PHÂN TÍCH VỀ MỘT TRONG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN NHÀ Ở THEO PHƯƠNG THỨC TRẢ DẦN

27. BÌNH LUẬN CHẾ ĐỊNH GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở TRONG LUẬT NHÀ Ở NĂM 2005

“28. GIẤY TRẮNG” HẾT HIỆU LỰC TỪ 1.1.2008: GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT SẼ BỊ “TREO”?

II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

1. Khái niệm và đặc điểm của các hợp đồng chuyển quyền sở hữu:

Nội dung 1. Khái niệm:

Là loại hợp đồng mà theo thỏa thuận, bên có tài sản chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho bên tiếp nhận tài sản.

– Các hợp đồng chuyển quyển sở hữu:

+ Hợp đồng mua bán;

+ Hợp đồng trao đổi tài sản;

+ Hợp đồng tặng cho tài sản;

+ Hợp đồng vay tài sản.

Nội dung 2. Đặc điểm của loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu:

– Mang những đặc điểm chung của hợp đồng (Xem vấn đề 4 Modul2);

– Đối tượng của hợp đồng là tài sản;

– Mục đích của các bên trong hợp đồng là chuyển quyền sở hữu của bên có tài sản cho bên tiếp nhận tài sản;

2. Hợp đồng mua bán tài sản

2.1 . Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản

Nội dung 3: Khái niệm (Đọc Điều 428/BLDS 2005)

– Nội dung 4: Đặc điểm của hợp đồng mua bán

+ Là loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu;

+ Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận;

+ Hợp đồng mua bán là loại hợp đồng có đền bù;

+ Hợp đồng mua bán là loại hợp đồng song vụ;

2.2. Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản (Đọc lại điều kiện về chủ thể của giao dịch dân sự nói chung, hợp đồng dân sự nói riêng) – Nội dung 5

– Bên bán: Bên có tài sản bán (Đọc lại điều kiện về chủ thể của giao dịch dân sự nói chung, hợp đồng dân sự nói riêng);

– Bên mua: bên trả tiền cho bên bán để được sở hữu tài sản bán

Lưu ý: Xác định chủ thể và quyền, nghĩa vụ có liên quan của chủ thể, trong trường hợp nhiều người cùng mua một tài sản, cùng bán một tài sản; bên mua hoặc bên bán là pháp nhân; là người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Đọc thêm: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN TRONG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ

2.3. Hình thức của hợp đồng mua bán

– Hình thức miệng;

– Hình thức bằng văn bản: văn bản thường, công chứng, chứng thực

Đọc thêm: CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MUA BÁN NHÀ Ở; HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở

2.4. Đối tượng và điều kiện về đối tượng của hợp đồng mua bán

Nội dung 6: Đối tượng của hợp đồng mua bán

Những tài sản được qui định tại Điều 163/BLDS năm 2005: Vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản.

Nội dung 7: Điều kiện về đối tượng của hợp đồng mua bán:

+ Điều kiện về qui chế pháp lý đối với tài sản bán;

+ Điều kiện đối tài sản bán là vật;

+ Điều kiện đối với tài sản bán là quyền tài sản;

+ Điều kiện đối với tài sản bán thuộc hình thức sở hữu chung;

+ Điều kiện về chất lượng của tài sản bán.

Đọc thêm các bài: MUA NHÀ, CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: SƠ SUẤT NHỎ HẬU QUẢ LỚN; GIẤY TRẮNG” HẾT HIỆU LỰC TỪ 1.1.2008: GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT SẼ BỊ “TREO”?; TRANH CHẤP DO GIAO HÀNG CÓ KHUYẾT TẬT

2.5. Giá và phương thức xác định giá, thanh toán

– Nội dung 8: Giá và phương thức xác định giá

– Giá là khoản tiền mà bên mua phải trả cho bên bán theo thỏa thuận hoặc theo qui định của pháp luật;

– Phương thức xác định giá:

+ Do chính bên bán và bên mua thỏa thuận;

+ Các bên ủy quyền cho người thứ ba thẩm định giá của tài sản bán. Trường hợp này có thể phải mất các chi phí thẩm định giá cho người thứ ba;

+ Nếu không có thỏa thuận khác, hoặc có thỏa thuận nhưng rõ ràng về giá, thì giá của tài sản được tính theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán và địa điểm thanh toán.

Lưu ý: Việc biến động giá của tài sản là phổ biến, nên các bên có thể thỏa thuận về giá khởi điểm và có tính hệ số tăng giá hoặc trượt giá tài sản bán tính từ thời điểm hợp đồng mua bán được giao kết đến thời điểm thanh toán tiền.

+ Theo qui định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: áp dụng cho tài sản mà Nhà nước đã qui định khung giá. Tuy nhiên, khung giá nhà nước chỉ là giá sàn (các bên không được thỏa thuận giá tài sản bán thấp hơn khung giá của Nhà nước), còn hoàn toàn có thể thỏa thuận giá theo thị trường nếu cao hơn khung giá của Nhà nước.

Đọc thêm: ĐIỀU KHOẢN GIÁ CẢ VÀ VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ;

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUI ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 158/2002/QĐ-UB NGÀY 25/11/2002 CỦA UBND THÀNH PHỐ QUI ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI, CHUYỂN NHƯỢNG, CHO THUÊ, CHO THUÊ LẠI, THỪA KẾ, THẾ CHẤP (HOẶC BẢO LÃNH), GÓP VỐN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

PHÂN TÍCH VỀ MỘT TRONG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN NHÀ Ở THEO PHƯƠNG THỨC TRẢ DẦN

Nội dung 9: Phương thức thanh toán:

– Theo thỏa thuận: người mua thanh toán trực tiếp cho người bán, hoặc thanh toán gián tiếp thông qua người thứ ba (người đại diện), thông qua các phương thức tín dụng: như chuyển khoản…; Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán tiền bằng hình thức qui đổi sang kim khí quí, đá quí, ngoại tệ hoặc giấy tờ có giá; Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán một lần hoặc nhiều lần….

– Thanh toán theo qui định pháp luật: đối với hợp đồng mua bán mà pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã qui định phương thức thanh toán thì phải áp dụng phương thức thanh toán đó.

2.6. Địa điểm và các phương thức giao tài sản

Nội dung 10. Địa điểm giao tài sản:

+ Theo thỏa thuận;

+ Không có thỏa thuận….

+ Địa điểm giao tài sản khác với nơi cư trú….

+ Địa điểm giao tài sản ở nhiều nơi…

Nội dung 11. phương thức giao tài sản:

+ Theo thỏa thuận: Giao một lần ở cùng một địa điểm; giao theo nhiều lần ở cùng một địa điểm; giao một lần ở nhiều địa điểm khác nhau; giao nhiều lần ở cùng một địa điểm hoặc ủy quyền cho người thưa ba; giao trực tiếpphương thức vận chuyển, chi phí vận chuyển; phương thức nhận tài sản, giao tài sản….

+ Theo qui định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền….

2.7. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán

Nội dung 12. Quyền và nghĩa vụ của bên bán tài sản:

Lưu ý:

+ Trách nhiệm của bên bán trong trường hợp có hành vi vi phạm nghĩa vụ giao tài sản: không giao tài sản bán; chậm thực hiện nghĩa vụ; giao tài sản không đúng chủng loại tài sản, không đúng chất lượng, số lượng, hình thức…; trách nhiệm khi có rủi ro đối với tài sản bán…

+ Trách nhiệm của bên bán về vận chuyển, chi phí vận chuyển, thông tin về tài sản bán cho bên mua…

+ Trách nhiệm của bên bán trong trường hợp hợp đồng mua bán có bảo hành.

Nội dung 13. Quyền và nghĩa vụ của bên mua:

Lưu ý:

+ Trách nhiệm dân sự của bên mua trong trường hợp vi phạm nghĩa trả tiền: Không trả tiền, chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ trả tiền…;

+ Trách nhiệm của bên mua trong hợp đồng mua bán có bảo hành.

Đọc thêm các bài: MUA NHÀ, CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: SƠ SUẤT NHỎ HẬU QUẢ LỚN ; TRANH CHẤP DO TỪ CHỐI NHẬN HÀNG ; TRANH CHẤP DO GIAO HÀNG CÓ KHUYẾT TẬT

2.7. Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản bán cho bên mua – Nội dung 13:

– Đối với tài sản không phải đăng ký sở hữu, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm bên bán chuyển giao tài sản cho bên mua. Trừ khi có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;

– Đối với tài sản phải đăng ký sở hữu thì thời điểm chuyển giao sở hữu là thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

2.9. Các qui định riêng về hợp đồng mua bán tài sản

Nội dung 14. Bán đấu giá:

+ Khái niệm, đặc điểm (về chủ thể, về tài sản bán, về giá, về phương thức mua bán) và ý nghĩa của bán đấu giá;

+ Các điều kiện và quyền, nghĩa vụ đối với chủ thể của quan hệ bán đấu giá (bên bán đấu giá, bên có tài sản bán đấu giá và bên mua đấu giá);

+ Phương thức xác định giá: Theo giá khởi điểm và giá đấu giá là giá cao hơn giá khởi điểm và là giá được trả cao nhất (phụ thuộc vào bên mua đấu giá);

+ Địa điểm đấu giá: xác định theo tài sản đấu giá là động sản hoặc bất động sản;

+ Thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên mua đấu giá đối với tài sản đấu giá.

Đọc thêm: QUI ĐỊNH MỚI VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÂN HÀNG; NHÌN LẠI CÔNG TÁC BÁN TÀI SẢN ĐẤU GIÁ NĂM 2007: MÔI TRƯỜNG VẪN CHƯA ỔN ĐỊNH

Nội dung 15. Mua trả chậm, trả dần

+ Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của mua chậm, trả dần;

+ Phương thức thực hiện nghĩa vụ trả tiền của bên mua và hậu quả của việc bên mua vi phạm nghĩa trả tiền;

+ Quyền bảo lưu sở hữu của bên bán đối với tài sản mua chậm, trả dần.

Đọc thêm: Hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ chính thức được đăng ký, cung cấp thông tin từ ngày 15/7/2007; PHÂN TÍCH VỀ MỘT TRONG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN NHÀ Ở THEO PHƯƠNG THỨC TRẢ DẦN

Nội dung 16. Mua sau khi dùng thử

+ Khái niệm, đặc điểm, và ý nghĩa của mua chậm, trả dần;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với tài sản mua sau khi dùng thử;

+ Quyền sở hữu của bên bán đối với tài sản mua sau khi dùng thử trong thời hạn dùng thử

+ Trách nhiệm của bên mua đối với tài sản dùng thử và thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản mua sau khi sử dụng.

Nội dung 17. Hợp đồng mua bán nhà ở

+ Điều kiện về nhà bán;

+ Hình thức của hợp đồng;

+ Giá của nhà bán

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Xác định thời điểm phát sinh quyền sở hữu đối với nhà bán.

Nội dung 18. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Điều 697 – 702 BLDS năm 2005)

+ Điều kiện đối với quyền sử dụng được chuyển nhượng;

+ Điều kiện về chủ thể trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng;

+ Hình thức của hợp đồng;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Xác định thời điểm bên mua có quyền sử dụng đất hợp pháp.

Đọc thêm: CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MUA BÁN NHÀ Ở; HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở; PHÂN TÍCH VỀ MỘT TRONG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN NHÀ Ở THEO PHƯƠNG THỨC TRẢ DẦN; BÌNH LUẬN CHẾ ĐỊNH GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở TRONG LUẬT NHÀ Ở NĂM 2005; GIẤY TRẮNG” HẾT HIỆU LỰC TỪ 1.1.2008: GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT SẼ BỊ “TREO”?; MUA NHÀ, CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: SƠ SUẤT NHỎ HẬU QUẢ LỚN

3. Hợp đồng trao đổi tài sản

3.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trao đổi tài sản – Nội dung 19

– Khái niệm:

– Đặc điểm:

+ Là loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu;

+ Là hợp đồng có đền bù;

+ Là hợp đồng song vụ.

3.2. Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản – Nội dung 20 :

Tài sản thuộc sở hữu của hai bên

3.3. Chủ thể của hợp đồng trao đổi tài sản – Nội dung 21:

Chủ sở hữu của các tài sản trao đổi: cả hai đều vừa là người bán, vừa là người mua tài sản.

3.4. Hình thức của hợp đồng – Nội dung 22:

– Phải lập văn bản, ngoài ra nếu pháp luật yêu cầu thì phải công chứng, chứng thực hoặc đăng ký;

3.5. Phương thức trao đổi – Nội dung 23:

– Các bên chuyển tài sản cho nhau, cùng việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi;

– Nếu có sự chênh lệnh giá trị giữa các tài sản trao đổi thì bên nhận tài sản trao đổi có giá trị lớn phải thanh toán cho bên kia giá trị chênh lệnh bằng tiền hoặc tài sản có giá trị thanh toán khác. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

3.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản – Nội dung 24

Lưu ý: Trách nhiệm của các bên trong trường hợp trao đổi tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của họ.

4. Hợp đồng tặng cho tài sản

4.1. Khái niệm và đặc điểm của của hợp đồng tặng cho tài sản – Nội dung 25

– Khái niệm:

– Đặc điểm:

+ Là loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu;

+ Là hợp đồng thực tế;

+ Là hợp đồng đơn vụ . Trừ hợp đồng tặng cho có điều kiện;

+ Là hợp đồng không có đền bù.

4.2. Chủ thể của hợp đồng tặng cho – Nội dung 26:

– Bên tặng cho;

– Bên được tặng cho.

4.3. Đối tượng của hợp đồng tặng cho – Nội dung 27:

– Tài sản thuộc sở hữu của bên tặng cho

Lưu ý: tài sản tặng cho thuộc hình thức sở hữu chung, tài sản tặng cho là quyền sử dụng đất, nhà, tài sản phải đăng ký sở hữu.

4.4. Hình thức của hợp đồng tặng cho – Nội dung 28:

– Miệng;

– Văn bản thường, công chứng, chứng thực hoặc đăng ký

4.5. Các loại hợp đồng tặng cho:

Nội dung 29. Hợp đồng tặng cho không có điều kiện:

+ Khái niệm;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản tặng cho.

Nội dung 30. Hợp đồng tặng cho có điều kiện

+ Khái niệm;

+ Điều kiện đối với hợp đồng tặng cho có điều kiện: Điều kiện mà bên được tặng cho phải thực hiện không phải là lợi ích vật chất, điều kiện phải có khả năng thực hiện và không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

+ Trách nhiệm của các bên trong trường hợp bên được tặng cho không thực hiện điều kiện, hoặc đã thực hiện một phần, toàn bộ nội dung điều kiện;

+ Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản tặng cho cho bên bên được tặng cho.

4.6. Trách nhiệm của bên tặng cho – Nội dung 31

– Trách nhiệm của bên tặng cho trong trường hợp tài sản không thuộc sở hữu của họ;

– Trách nhiệm của bên tặng cho trong trường hợp tài sản tặng cho có khuyết tật và gây thiệt hại cho bên được tặng cho hoặc người khác.

5. Hợp đồng vay tài sản

5.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vay tài sản – Nội dung 32:

– Khái niệm (Xem Điều 471);

– Đặc điểm:

+ Là loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu;

+ Là loại hợp đồng đơn vụ (vay không lãi) hoặc song vụ (vay có lãi);

+ Là loại hợp đồng ưng thuận;

+ Là loại hợp đồng không có đền bù (vay không lãi) và có đền bù (vay có lãi).

5.2. Chủ thể của hợp đồng vay tài sản – Nội dung 33:

– Bên cho vay;

– Bên vay

Lưu ý: quan hệ nghĩa vụ nhiều người trong vay tài sản

5.3. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản – Nội dung 34:

– Tài sản vay thuộc sở hữu của bên cho vay;

Đọc thêm: HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN – NHỮNG VƯỜNG MẮC VỀ ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT

5.4. Các loại hợp đồng vay tài sản – Nội dung 35:

– Hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn:

+ Có lãi;

+ Không có lãi;

– Hợp đồng vay tài sản không có kỳ hạn:

+ Có lãi;

+ Không có lãi.

– Hợp đồng vay tài sản có bảo đảm

5.5. Lãi và lãi suất – Nội dung 36:

– Lãi: Giá trị mà bên vay phải trả thêm cho bên cho vay ngoài giá trị tài sản vay gốc, tính trên giá trị tài sản gốc, lãi suất và thời hạn vay. Nghĩa vụ trả lãi chỉ đặt ra cho bên vay khi có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định;

– Lãi suất: là tỷ lệ tính lãi tính trên giá trị tài sản gốc, theo kỳ hạn hoặc không kỳ hạn. Lãi suất xác định theo thỏa thuận, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận lãi suất vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước thì phần lãi suất vượt quá 150% vô hiệu.

Đọc thêm: CẦN SỬA ĐỔI QUI ĐỊNH VỀ LÃI SUẤT VAY TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005;. Vấn đề lãi suất cơ bản và quy định lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản

5.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Nội dung 37. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay (chuyển tài sản vay cho bên vay đúng hạn, số lượng, chất lượng, căn cứ vào sự thỏa thuận hoặc theo qui định của pháp luật bên cho vay có thể giám sát việc sử tài sản vay theo mục đích vay…

Trách nhiệm của bên cho vay trong trường hợp không chuyển tài sản vay cho bên vay đúng hạn, số lượng, chủng loại

Nội dung 38. Quyền và nghĩa vụ của bên vay. Trách nhiệm của bên vay trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc + lãi nếu có hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ. Bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ ngoài việc trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận còn phải chịu lãi quá hạn, bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại cho bên cho vay.

Nội dung 39. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong các hợp đồng vay không có kỳ hạn và hợp đồng vay tài sản có bảo đảm.

Nội dung 40. Thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên vay đối với tài sản vay;

Nội dung 41. Phương thức thanh toán nợ

Đọc thêm:

HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN – NHỮNG VƯỜNG MẮC VỀ ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH VIỆC GIA HẠN NỢ

HIỂU VÀ VẬN DỤNG QUI ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN TRẢ NỢ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN BỊ VÔ HIỆU MỘT PHẦN

5.7. Hụi, họ, biêu phường – Nội dung 41

– Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hụi, họ, biêu phường;

– Các điều kiện đối với hụi, họ, biêu phường (chủ thể, mục đích cho vay, loại vay…)

– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hụi, họ, biêu phường

– Phương thức thanh toán trong hụi, họ, biêu phường.

Đọc thêm: NGHỊ ĐỊNH VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG

CÁC BÀI VIẾT ĐƯỢC NÊU TÊN TRONG ĐỀ CƯƠNG CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC TRÊN WEBLOG NÀY;

Đề cương do civillawinfor soạn thảo mang tính chất cá nhân

Exit mobile version