Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 1 – MODUL2 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ

Advertisements

* YÊU CẦU TÀI LIỆU

1. Tài liệu bắt buộc:

– Bộ luật dân sự năm 2005 (điều 280 – 387) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 2005;

– Các văn bản qui phạm pháp luật khác có liên quan. Xem trang 33 -34 Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2

– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2 – Đại học Luật hà Nội;

– Các tài liệu khác được liệt kê tại Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2 Tr 32 – 33

2. Tài liệu tham khảo lựa chọn:

– Các bài viết hoặc thông tin có liên quan đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nghề Luật, Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật… và trên các trang Web.

* YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

1.1. Khái niệm nghĩa vụ và nghĩa vụ dân sự:

Nội dung 1. Nghĩa vụ được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau:

– Dưới góc độ đạo đức;

– Dưới góc độ tập quán;

– Dưới góc độ pháp lý;

Nội dung 2. Khái niệm nghĩa vụ dân sự theo pháp luật dân sự Việt nam hiện hành (Xem Điều 280 BLDS năm 2005)

Nội dung 3. Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự

– Nghĩa vụ dân sự là loại quan hệ pháp luật dân sự tương đối

– Quyền của các bên chủ thể dân sự thuộc quyền đối nhân

1.2. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự

Nội dung 4. Các loại đối tượng:

– Tài sản (Xem lại kiến thức chung về tài sản, phân loại tài sản trong Modul 1)

– Công việc:

+ Công việc phải thực hiện: có kết quả hoặc không có kết quả

+ Công việc không được thực hiện

Nội dung 5. Điều kiện của đối tượng của nghĩa vụ

– Phải được xác định cụ thể: Xác định theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật. Tài sản (hình thức tài sản, số lượng, chất lượng….) hoặc một công việc (tính chất, phạm vi, nội dung công việc…);

– Đối tượng phải thực hiện được:

+ Con nguời có đủ điều kiện để thực hiện đối tượng trên thực tế;

+ Đối tượng phải đem giao dịch được mfa không bị cấm bởi pháp luật hoặc không bị trái đạo đức xã hội.

1.3. Căn cứ làm phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ dân sự

Nội dung 6. Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự:

– Các căn cứ theo ý chí của chủ thể

+ Theo thỏa thuận của các chủ thể (hợp đồng);

+ Theo ý chí của một chủ thể (Hành vi pháp lý đơn phương);

– Các căn cứ theo qui định pháp luật:

+ Chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: Chiến hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và không ngay tình.

+ Do hành vi trái pháp luật và gây thiệt hại;

+ Do làm công việc không có ủy quyền (căn cứ này cũng có thể được xếp vào nhóm căn cứ phát sinh theo ý chí của chủ thể);

+ Căn cứ khác do pháp luật qui định.

Nội dung 7. Căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự:

– Các căn cứ theo ý chí của chủ thể:

+ Nghĩa vụ được hoàn thành;

+ Theo thỏa thuận của các bên;

+ Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;

+ Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

+ Nghĩa vụ được bù trừ (căn cứ này cũng có thể được xếp vào nhóm căn cứ phát sinh theo pháp luật);

+ Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một (căn cứ này cũng có thể được xếp vào nhóm căn cứ phát sinh theo pháp luật);

+ Một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết (căn cứ này cũng có thể được xếp vào nhóm căn cứ phát sinh theo pháp luật);

+ Đối tượng là vật đặc định không còn (căn cứ này cũng có thể được xếp vào nhóm căn cứ phát sinh theo pháp luật);

– Các căn cứ theo qui định của pháp luật:

+ Thời hạn khởi kiện đã hết (Trên thực tế việc hết thời hạn khởi kiện có thể không làm chấm dứt quan hệ nghĩa vụ mà chỉ làm chấm dứt quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình);

+ Chủ thể bị tuyên bố phá sản.

1.4. Phân loại nghĩa vụ dân sự

Nội dung 8. Nhóm nghĩa vụ nhiều nguời

– Nghĩa vụ riêng rẽ;

– Nghĩa vụ liên đới

Nội dung 9. Nhóm nghĩa vụ phụ thuộc vào một nghĩa vụ cơ bản khác

– Nghĩa vụ hoàn lại;

– Nghĩa vụ bổ sung

Nội dung 10. Nghĩa vụ dân sự có thể phân chia và không thể phân chia

1.5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự

Nội dung 11. Khái niệm và nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ:

– Trung thực;

– Hợp tác;

– Đúng cam kết

– Không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Nội dung 12. Nội dung thực hiện nghĩa vụ:

– Thực hiện nghĩa vụ theo địa điểm (không thay đổi, thay đổi địa điểm, nhiều địa điểm), thời hạn (có thời hạn hoặc không có thời hạn), đối tượng (vật, tiền, công việc), phương thức (một lần, nhiều lần);

– Thực hiện thông qua người thứ ba:

+ Thực hiện nghĩa vụ thông qua nguời thứ ba;

+ Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba.

1.6. Trách nhiệm dân sự

Nội dung 13. Khái niệm trách nhiệm dân sự

– Khái niệm:

– Đặc điểm của trách nhiệm dân sự:

+ Các đặc điểm chung của một trách nhiệm pháp lý;

+ Các đặc điểm riêng biệt của trách nhiệm dân sự (trách nhiệm vật chất, có thể áp dụng trách nhiệm với nguời không phải là nguời có hành vi vi phạm, phạm vi và nội dung trách nhiệm có thể được xác định theo thỏa thuận của chủ thể).

Nội dung 14. Phân loại trách nhiệm dân sự

– Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự;

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

+ Có hành vi trái pháp luật (vi phạm nghĩa vụ theo qui định của pháp luật hoặc cam kết đã có hiệu lực);

+ Có thiệt hại xảy ra;

+ Hành vi trái pháp luật và thiệt hại có mỗi quan hệ nhân quả

+ Người có hành vi trái pháp luật có lỗi.

1.7. Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ

Nội dung 15. Chuyển giao quyền yêu cầu

– Khái niệm

– Điều kiện:

+ Chủ thể

+ Hình thức

+ Không thuộc các trường hợp không được chuyển giao quyền yêu cầu

– Nội dung chuyển giao:

+ Chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa người chuyển quyền yêu cầu với người có nghĩa vụ và làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa người thế quyền với người có nghĩa vụ;

+ Việc chuyển quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm.

Nội dung 16. Chuyển giao nghĩa vụ

– Khái niệm

– Điều kiện:

+ Chủ thể

+ Hình thức

+ Không thuộc các trường hợp không được chuyển giao nghĩa vụ

– Nội dung chuyển giao:

+ Chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa người chuyển giao nghĩa vụ với nguời có quyền và làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa người thế nghĩa vụ với người có quyền;

+ Việc chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm.

CÁC BÀI VIẾT ĐƯỢC NÊU TÊN TRONG ĐỀ CƯƠNG CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC TRÊN WEBLOG NÀY;

Đề cương do civillawinfor soạn thảo mang tính chất cá nhân

Exit mobile version