Các quy chế đối với Thẩm phán là yếu tố quan trọng quyết định đến sự công bằng, chính xác trong việc xử án. Với các nước khác nhau có những quy định về vấn đề này không giống nhau.
Ở Hàn Quốc, để đảm bảo cho các thẩm phán không bị lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào khác của Nhà nước, các Thẩm phán được đảm bảo về mặt pháp lý, quyền bất khả bãi miễn Thẩm phán, quyền tài phán. Thẩm phán được bảo vệ trước mọi sự đe doạn và tấn công khi làm nhiệm vụ. Không Thẩm phán nào có thể bị sa thải khỏi cơ quan trừ khi bị buộc tội hoặc khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các Thẩm phán không bị đình chỉ công tác, hạ bậc lương hoặc bị kỷ luật nếu chưa có Quyết định kỷ luật của Hội đồng kỷ luật tư pháp được thành lập tại Toà án tối cao. Tuy nhiên, Chánh án Toà án tối cao có thể ra quyết định buộc thôi việc đối với những thẩm phán có hạn chế về sức khoẻ theo đề nghị của Hội đồng thẩm phán Toà án tối cao.
Ở Malaixia, các Thẩm phán phải đảm nhiệm công việc cho tới 65 tuổi, trừ khi bị sa thải do những hành vi sai trái. Lương của Thẩm phán được quy định bằng văn bản riêng do Nhà vua ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Chánh án Toà án tối cao. Chỉ có Thẩm phán mới có quyền tài phán. Hiến pháp cho các Thẩm phán thẩm quyền khá rộng. Với tính chất độc lập của mình, cơ quan Tư pháp không phải chịu một sự kiểm sát nào của cơ quan hành pháp, trừ cơ sở vật chất, nhân viên do Bộ Tư pháp quản lý. Song cơ quan hành pháp không thể can thiệp vào chuyên môn của cơ quan xét xử. Họ không nhận bất kỳ chỉ thị, mệnh lệnh nào trong khi thực hiện hoạt động xét xử của mình. Tuy nhiên, khi xét xử, Thẩm phán rất chú trọng tời lập luận của Luật sư và Công tố viêc trước khi đưa ra những phán quyết cuối cùng theo quy định của pháp luật. Khi Thẩm phán nghi ngờ là có tội hay không có tội thì bị cáo được xem như là vô tội. Trong trường hợp bị cáo có tội thì Thẩm phán cho bị cáo nói lời sau cùng trước khi đưa ra quyết định của Toà án.
Ở Cộng hoà Liên bang Đức, về nguyên tắc, các Thẩm phán không thể bị thuyên chuyển khỏi chức vụ mà họ đang giữ nếu không có sự đồng ý của họ, trừ trường hợp thuyên chuyển trong khuôn khổ của trình tự tố tụng. Các Thẩm phán có quyền tài phán, độc lập xét xử. Sự độc lập này thể hiện họ không phải chịu bất kỳ chỉ thị, mệnh lệnh nào khi thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình.
SOURCE: HAIPHONG.GOV.VN
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng |
Leave a Reply