I. TÀI LIỆU
1. Tài liệu bắt buộc:
– Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 388 – 427) đối chiếu tương ứng với Bộ luật dân sự năm 1995;
– Các văn bản qui phạm pháp luật được gợi ý tại các trang 33 -34 Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2
– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2 – Đại học Luật hà Nội;
– Các tài liệu khác được liệt kê tại Đề cương môn học Luật dân sự Modul 2 Tr 32 – 33
2. Tài liệu tham khảo lựa chọn:
– Các bài viết hoặc thông tin có liên quan đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nghề Luật, Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Khoa học pháp lý … và trên các trang Web.
– Đọc thêm các bài viết sau (được đăng trên weblog này. Click vào chủ đề: Hợp đồng):
+ Lừa dối – yếu tố vô hiệu hợp đồng kinh tế (này gọi chung là hợp đồng);
+ Một số ý kiến về đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế;
+ Nội dung hợp đồng dân sự
+ Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ;
+ Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ do vi phạm hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam;
+ Một số lỗi thương thảo hợp đồng;
+ Hình thức của hợp đồng kinh doanh – Một vấn đề không thể xem nhẹ;
+ Thực hiện hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu;
+ Một số ý kiến về hợp đồng;
+ Một số ý kiến về các chế định liên quan tới hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)
+ “Cần sửa đổi một số qui định về hợp đồng dân sự cho phù hợp với thể chế của tổ chức WTO”
+ Hòan thiện chế định hợp đồng
+ Giao dịch điện tử;
+ Tính logic của một hợp đồng kinh doanh
II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
1. Khái niệm hợp đồng dân sự:
Nội dung 1. Định nghĩa hợp đồng:
Sự thỏa thuận giữa các chủ thể dân sự nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự
Nội dung 2. Đặc điểm của hợp đồng
– Là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của hai hoặc nhiều chủ thể dân sự:
+ Các bên trong hợp đồng có sự khác biệt về lợi ích thỏa thuận để hướng tới tiêu cao nhất là hai bên cùng có lợi;
+ Các chủ thể phải bày tỏ ý chí của mình dưới một hình thức nhất định;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng (bao gồm cả trách nhiệm dân sự) do các bên thỏa thuận (Trừ các quyền, nghĩa vụ được qui định bởi pháp luật);
+ Thỏa thuận có hiệu lực là luật đối với các bên trong hợp đồng;
– Mục đích của hợp đồng là nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự:
+ Sự thỏa thuận giữa các chủ thể là điều kiện cần nhưng chưa đủ nếu không có mục đích làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự;
+ Mục đích của thỏa thuận không được trái pháp luật và đạo đức xã hội
Đọc thêm các bài viết: “Một số ý kiến về hợp đồng”; “Một số ý kiến về các chế định liên quan tới hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)”; “Tính lo gic của một hợp đồng kinh doanh” ; “Cần sửa đổi một số qui định về hợp đồng dân sự cho phù hợp với thể chế của tổ chức WTO” ; “Hòan thiện chế định hợp đồng”
Nội dung 3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
– Điều kiện về chủ thể: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà nước. Đọc thêm bài “Một số ý kiến về đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế”;
– Điều kiện về ý chí của chủ thể: Tự nguyện, không cưỡng ép, đe dọa hoặc lừa dối. Đọc thêm bài “lừa dối – yếu tố vô hiệu hợp đồng kinh tế”
– Điều kiện về nội dung và mục đích của hợp đồng: không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đọc thêm bài “Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ”;
– Điều kiện về hình thức (không áp dụng cho tất cả các hợp đồng)
Đọc thêm bài: “Những điểm mới cơ bản trong phần thứ III – Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2005”
Nội dung 3+1. Hợp đồng dân sự vô hiệu
– Các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu;
– Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu
Đọc thêm bài” “Thực hiện hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu”
2. Hình thức của hợp đồng
Nội dung 4. Định nghĩa hình thức của hợp đồng:
– Định nghĩa:
– Vai trò của hình thức hợp đồng: Đọc tham khảo bài “Hình thức của hợp đồng kinh doanh – Một vấn đề không thể xem nhẹ”.
Nội dung 5. Hợp đồng miệng:
Hợp đồng được xác lập thông qua lời nói, xác định cụ thể các vấn đề sau:
– Hợp đồng miệng thường được áp dụng cho các quan hệ hợp đồng nào?
– Việc xác lập hợp đồng miệng có cần người làm chứng không?
Nội dung 6. Hợp đồng văn bản thường:
Nội dung 7. Hợp đồng có công chứng, chứng thực, đăng ký:
– Hợp đồng có công chứng, chứng thực, đăng ký do tự nguyện;
– Hợp đồng có công chứng, chứng thực, đăng ký do pháp luật qui định
Đọc thêm các bài: “Cần phân biệt giữa công chứng và chứng thực”; “Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay”; Thủ tục công chứng các giao dịch bất động sản – liệu đã phù hợp với thực tế; Một số ý kiến về đăng ký giao dịch bảo đảm trên trang http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com
Nội dung 8. Hợp đồng có hình thức là hành vi cụ thể
– Lưu ý: Hợp đồng dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử được coi như có hình thức bằng văn bản. Đọc thêm bài “giao dịch điện tử”.
3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Nội dung 9. Định nghĩa thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và ý nghĩa của thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Nội dung 10. Xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng (Trừ các trường hopự pháp luật qui định khác).
Nội dung 11. Xác định theo hình thức của hợp đồng:
– Hợp đồng miệng: tính từ thời điểm các bên đã thỏa thuận được nội dung chủ yếu của hợp đồng;
– Hợp đồng bằng văn bản thường: tính từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng.
– Hợp đồng có công chứng, chứng thực, đăng ký: Tính từ thời điểm hopự đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký (Trừ trường hợp pháp luật qui định khác);
– Hợp đồng là hành vi cụ thể: có hiệu lực từ thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trên thực tế.
4. Nội dung của hợp đồng dân sự
Nội dung12. Định nghĩa nội dung của hợp đồng dân sự
– Định nghĩa:
– Vai trò của nội dung hợp đồng dân sự: Đọc thêm bài “Nội dung hợp đồng dân sự”
Nội dung 14. Điều khoản cơ bản (Các điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng);
Nội dung 15. Điều khoản thông thường (Điều khoản đã được qui định trong pháp luật);
Nội dung 16. Điều khoản tùy nghi (Điều khoản không có tính chất bắt buộc mà do các bên trong hopự đồng lựa chọn và thỏa thuận).
Lưu ý: Việc phân nội dung hợp đồng thành 3 nhóm điều khoản trên chỉ mang tính chất tương đối. Tự thân một điều khoản có thể bao hàm cả 3 loại điều khỏan cơ bản, thông thường và tùy nghi.
5. Phân loại hợp đồng (Nội dung 17):
– Theo hình thức của hợp đồng: miệng, văn bản, hành vi…
– Theo mối liên hệ quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể: hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ;
– Căn cứ vào sự phụ thuộc về hiệu lực: hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Đọc thêm bài: “Hợp đồng bảo lãnh không thể xem là hợp đồng phụ của hợp đồng tín dụng”;
– Căn cứ về mối liên hệ về lợi ích giữa các chủ thể: hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù;
– Căn cứ vào thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế;
– Các hợp đồng đặc biệt:
+ Hợp đồng có điều kiện;
+ Hợp đồng hỗn hợp;
+ Hợp đồng mẫu.
6. Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự
Nội dung 18. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự:
– Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng;
– Nguyên tắc Tự nguyện trong giao kết hopự đồng;
– Nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng;
– Nguyên tắc thiện chí, trung thực, hợp tác trong giao kết;
– Nguyên tắc không trái qui định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Nội dung 19. Trình tự giao kết hợp đồng:
* Đề nghị giao kết
– Khái niệm
– Nguyên tắc:
+ Mục đích, nội dung của đề nghị phải cụ thể, rõ ràng;
+ Nội dung đề nghị mang nội dung cơ bản của hợp đồng được đề nghị giao kết;
+ Phải hướng tới một chủ thể nhất định: Đích danh hoặc đại chúng
– Xác định điều kiện và hậu quả pháp lý của việc thay đổi, rút lại đề nghị;
– Xác định điều kiện và hậu quả pháp lý của việc bên đề nghị có đề nghị với nguời thứ ba trong khi nguời được đề nghị chưa trả lời.
* Chấp nhận giao kết:
– Điều kiện chấp nhận giao kết:
– Hậu quả pháp lý của việc chấp nhận giao kết;
– Xác định điều kiện và hậu quả pháp lý của việc thay đổi, rút lại chấp nhận giao kết;
Đọc thêm bài “Một số lỗi thương thảo hợp đồng”
7.Thực hiện hợp đồng dân sự:
Nội dung 20. Khái niệm và nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự
– Khái niệm
– Nguyên tắc:
+ Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng;
+ Thiện chí, trung thực, hợp tác;
+ Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, xã hội và nguời thứ ba.
Nội dung 21. Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự
– Thực hiện hợp đồng song vụ;
– Thực hiện hợp đồng đơn vụ;
– Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của nguời thứ ba.
8. Giải thích hợp đồng dân sự (nội dung 22):
– Ý nghĩa của giải thích hợp đồng dân sự:
– Nguyên tắc giải thích hợp đồng có điều khỏan không rõ ràng;
– Nguyên tắc giải thích hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu nhiều nghĩa;
– Nguyên tắc giải thích hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu (khó giải nghĩa);
– Nguyên tắc giải thích hợp đồng thiếu một số điều khỏan cơ bản;
– Nguyên tắc giải thích hợp đồng phải phù hợp với nội dung của hợp đồng;
– Nguyên tắc giải thích hợp đồng khi ngôn từ hoặc điều khỏan của hợp đồng không phản ánh đúng ý chí chung của tất cả các bên trong hợp đồng;
– Nguyên tắc giải thích hợp đồng khi có điều khoản gây bất lợi cho bên yếu thế trong hợp đồng
9. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
Nội dung 23. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng dân sự
– Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
– Các điều kiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
– Hậu quả pháp lý của sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
– Phụ lục hợp đồng: Hình thức, nội dung của phụ lục, trường hợp nội dung của phụ lục mâu thuẫn với nội dung của hợp đồng? So sánh sánh phụ lục hợp đồng với hợp đồng phụ.
10. Chấm dứt hợp đồng dân sự (nội dung 24)
– Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi đã thực hiện toàn bộ nội dung nghĩa vụ hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ);
– Chấm dứt theo thỏa thuận;
– Một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng gắn liền với nhân thân của họ;
– Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng;
– Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Phân tích điều kiện và hậu quả pháp lý khi một bên hủy bỏ hợp đồng;
– Hợp đồng chấm dứt khi đối tượng của hợp đồng không còn và không thể thay thế.
Đọc thêm bài: “Vấn đề hủy bỏ đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong bộ luật dân sự Việt Nam”
11. Thời hiệu khởi kiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Nội dung 25. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự
– Ý nghĩa của việc xác định thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự;
– Thời hiệu áp dụng đối với các tranh chấp hợp đồng về hopự đồng dân sự vô hiệu;
– Thời hiệu giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự;
– Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực.
Nội dung 26. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
– Tự thỏa thuận;
– Thỏa thuận dưới sự hỗ trợ của các tổ chức (tổ hòa giải cơ sở, trọng tài);
– Kiện giải quyết tranh chấp thông qua thủ thủ tục tố tụng tại tòa án
LƯU Ý:
– CÁC BÀI VIẾT ĐƯỢC NÊU TÊN TRONG ĐỀ CƯƠNG CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC TRÊN WEBLOG NÀY;
– Đề cương do civillawinfor soạn thảo mang tính chất cá nhân
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC |
Leave a Reply