admin@phapluatdansu.edu.vn

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

THS. NGUYỄN THỊ HOĄI PHƯƠNG  –  Khoa Luật Dân sự, trường ĐH Luật TP. HCM

Từ năm 1989 đến nay, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (29/11/1989) là văn bản pháp lý cao nhất quy định về trình tự, thủ tục để tòa án áp dụng giải quyết xét xử các vụ án dân sự. Việc ban hành văn bản này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử của tòa án, bên cạnh đó bảo đảm cho các đương sự thực hiện các quyền tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, sự phát triển của các quan hệ xã hội ngày càng phong phú, các tranh chấp dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình chứa đựng sự đa dạng, phức tạp của đời sống trong cơ chế thị trường, thì Pháp lệnh này đã thể hiện nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả của hoạt động xét xử. Thực tiễn đòi hỏi phải có một văn bản hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn, đầy đủ và linh hoạt hơn để áp dụng cho trình tự tố tụng tại tòa án khi xét xử giải quyết tranh chấp. Việc gấp rút soạn thảo, ban hành Bộ luật tố tụng dân sự là một tất yếu khách quan.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số điểm mới cơ bản trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (lần VI) so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) để bạn đọc cùng tham khảo.

Thứ nhất: Về phạm vi điều chỉnh

Nếu như PLTTGQCVADS chỉ quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án được quy định tại Điều 10 trong Pháp lệnh thì dự thảo Bộ luật có phạm vi điều chỉnh rất rộng. Cụ thể dự thảo quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, trình tự và thủ tục giải quyết các vụ kiện, các yêu cầu, khiếu nại và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng dân sự, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng dân sự, hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi cá nhân trong việc tôn trọng và thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án. Các quy định trong Bộ luật được áp dụng để giải quyết các vụ kiện, các yêu cầu, khiếu nại về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân – gia đình và các vụ việc khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của tòa án (trừ hình sự và hành chính).

Như vậy, theo tinh thần của dự thảo, các quy định trong các Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế và lao động, hôn nhân – gia đình hiện hành sẽ được dự thảo tổng hợp, hoàn thiện thành nội dung của Bộ luật.

Thứ hai: Về trách nhiệm cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh

Điều 94 dự thảo quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và có trách nhiệm chứng minh. Thẩm phán có quyền ấn định một thời hạn nhất định cho đương sự xuất trình chứng cứ, hết thời hạn đó mà không xuất trình thì mất quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đây là vấn đề mới trong tố tụng dân sự nước ta, bảo đảm thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự, tạo điều kiện thuận lợi cho tòa án trong quá trình thực hiện chức năng giải quyết xét xử án dân sự, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế về tố tụng dân sự.

Thứ ba: Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Ngoài 7 biện pháp đã được quy định tại Điều 41 PLTTGQCVADS thì tại Điều 111 dự thảo quy định thêm 4 biện pháp mới gồm: Cấm thay đổi hiện trạng đang tranh chấp (khoản 6); Phong tỏa tài sản tại ngân hàng, phong tỏa tài khoản tại nơi gửi giữ (khoản 8); Kê biên tạm giữ tài sản (khoản 10).

Điều 129 khoản 2 quy định: Các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ mất hiệu lực nếu có quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ.

Điều 133 quy định: Nếu đương sự không chấp hành quyết định này thì có thể bị phạt tiền. Điều 134 còn quy định: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo tinh thần Điều 624

SOURCE: TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 1/2003

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: