Pháp luật các nước đều thừa nhận vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc phải xây dựng hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả và gọn nhẹ. Ở Cộng hoà Liên bang Nga, nghề thẩm phán là một trong những nghề rất được xã hội trọng vọng và pháp luật dành cho nhiều ưu đãi.
Một bộ phận cốt lõi của hệ thống tư pháp là cơ quan xét xử. Các cơ quan xét xử chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi có đội ngũ Thẩm phán giỏi, có năng lực, chuyên nghiệp, chí công, vô tư.
Luật pháp Liên bang Nga có những quy định cụ thể để bảo đảm hoạt động xét xử độc lập của Thẩm phán cũng như quyền lợi của họ. Thẩm phán có quyền bất khả bãi miễn, quyền tài phán và quyền được bảo vệ. Thẩm phán có quyền bất khả xâm phạm, sự bất khả xâm phạm còn được mở rộng đến nơi ở, nơi làm việc, phương tiện làm việc, tài sản Thẩm phán không bị truy cứu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật. Thẩm phán có thể không bị khởi tố vụ án hình sự, bị bắt giam, bị giam nếu không có sự phê chuẩn của Toà án. Việc bảo đảm vật chất cho Thẩm phán không chỉ được áp dụng khi Thẩm phán đương nhiệm mà còn cả khi họ về hưu, từ chức.
Tuỳ theo cấp và trình độ, Thẩm phán được hưởng lương, lương hưu và phụ cấp tương xứng. Thẩm phán được cấp nhà, được miễn hoặc ưu tiên trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội như: được quyền sử dụng các phương tiện giao thông công cộng không phải trả tiền khi có thẻ công vụ, được quyền giữ chỗ trước, phục vụ ưu tiên trong các dịch vụ khách sạn, dịch vụ điện thoại Thẩm phán và các thành viên trong gia đình được phục vụ và điều trị y tế không phải trả tiền. Tính mạng, sức khoẻ và tài sản của Thẩm phán được bảo hiểm bắt buộc lấy từ ngân sách Liên bang. Thẩm phán nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục nhiệm vụ của Thẩm phán thì được trả đủ lương hưu và tiền lương.
Phương Yến (St) – HAIPHONG.GOV.VN
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 8. Tố tụng nước ngoài, Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng |
Leave a Reply