admin@phapluatdansu.edu.vn

THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC, XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH, ĐIỀU CHỈNH LẠI HỘ TỊCH TRONG GIẤY KHAI SINH

(Theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ)

Người yêu cầu thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch phải nộp:
– Tờ khai (theo mẫu quy định).
– Các giấy tờ cần thiết liên quan khác để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.
Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.
Và xuất trình:
– Bản chính giấy khai sinh.
– Sổ hộ khẩu.
– Chứng minh nhân dân.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày. Nếu cần xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Lệ phí: 25.000 đồng/trường hợp.

Trích Điều 27 Bộ Luật Dân sự: Quyền thay đổi họ tên:
“1- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩn quyền công nhận việc thay dổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a)- Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b)- Theo yều cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c)- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d)- Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ)- Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e)- Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g)- Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2- Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3- Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm đứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ”.

Trích Điều 28 Bộ Luật Dân sự: Quyền xác định dân tộc:
“1- Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.
2- Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:
a)- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b)- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai;
3- Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ mười lăm tuổi trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó”.

SOURCE: SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: