admin@phapluatdansu.edu.vn

LỆ TỤC LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN

PHƯƠNG YẾN

Trong pháp luật phong kiến cũng như lệ tục của làng xã, do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên vị trí và vai trò của người phụ nữ Trong xã hội rất mờ nhạt, thậm chí họ phải chấp nhận sự đối xử bất bình đẳng so với nam giới. Đạo tam tòng đã buộc chặt người phụ nữ vào những khuôn phép khắc nghiệt vô hình.

Trong pháp luật của Nhà nước phong kiến (được các làng tuân thủ thành lệ tục), người phụ nữ không phải là đại diện chính thức của quyền thừa kế. Ở hầu hết các làng, khi bố mẹ mất, những người con gái đã xuất giá không được chia và không có quyền đòi hỏi chia tài sản. Đối với ruộng đất hương hoả (và cả nhà thờ họ), nếu ngành trưởng tuyệt tự thì phải chuyển cho con trai của ngành thứ quản lý, còn bản thân những người con gái của ngành trưởng không có quyền sử dụng số tài sản đó.

Sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến thể hiện rõ nét trong việc hôn nhân và những phong tục về hôn nhân. Con cái nói chung và người con gái nói riêng không có quyền tự do đối với việc hôn nhân của mình mà hoàn toàn do cha mẹ sắp đặt: cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Tình trạng đa thê được pháp luật và tập tục công nhận: Trai khôn năm, bảy vợ – Gái chính chuyên chỉ một chồng. Không phải chỉ khi vợ, chồng không có con hoặc không có con trai, người vợ vẫn phải chấp nhận để chồng có thêm vợ lẽ hoặc nàng hầu. Tục đa thê đã gây nên rất nhiều khổ đau cho người phụ nữ trong xã hội. Trong quan hệ hôn nhân, xã hội cũng ít chấp nhận việc ly dị, nhất là khi phụ nữ là người chủ động. Dư luận xã hội luôn có ác cảm đối với những người phụ nữ gặp phải điều bất hạnh này trong hôn nhân, dù trong nhiều trường hợp họ không phải là người có lỗi. Nhiều người phụ nữ đã phải cam chịu một cuộc hôn nhân không có hạnh phúc trong suốt cả cuộc đời. Lệ tục làng xã còn cư xử đầy nghiệt ngã đối với những phụ nữ không chồng mà chửa, ngoài ra còn tước đi quyền làm mẹ chính đáng của nhiều phụ nữ không may mắn có được một mái ấm gia đình, buộc họ phải suốt đời sống trong cảnh cô đơn. Nhiều người đã phải bỏ làng ra đi để giữ lấy thanh danh của gia đình, dòng họ.

Có thể nhận thấy rằng, trong pháp luật phong kiến cũng như lệ tục của làng xã, do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội rất mờ nhạt, thậm chí họ phải chấp nhận sự đối xử bất bình đẳng so với nam giới. Đạo tam tòng (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) đã buộc chặt người phụ nữ vào những khuôn phép khắc nghiệt vô hình.

Tìm hiểu các quy định của pháp luật xưa giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn quyền bình đẳng giới đã được Nhà nước ta ghi nhận và thể chế hoá trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Phương Yến- HAIPHONG.GOV.VN

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading