admin@phapluatdansu.edu.vn

KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CỔ PHẦN HÓA

Cách đây 15 năm, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 11/1991) đã đề ra chủ trương cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Những hạn chế trong cổ phần hoá

Sau 15 năm thực hiện, CPH đã đạt được nhứng kết quả nhất định. Theo số liệu báo cáo của các địa phương, bộ, ngành, tổng công ty, đến 30/6/2006 cả nước đã CPH 3.365 doanh nghiệp  và bộ phận doanh nghiệp . Thông qua CPH đã huy động được trên 22.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội vào đầu tư kinh doanh. Quy mô của doanh nghiệp  CPH được mở rộng, số vốn nhà nước tại DN đã CPH tăng mạnh. Việc gắn kết CPH DNNN với niêm yết trên thị trường chứng khoán đã góp phần tăng nguồn cung cho thị trường, đồng thời là nhân tố thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp  sau khi CPH đều hoạt động hiệu quả hơn trước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc CPH trong gần 15 năm quan cũng còn tồn tại hạn chế cần khắc phục:

– Sau 15 năm triển khai mới CPH được 12% số vốn nhà nước có tại doanh nghiệp  là quá nhỏ bé. Nhà nước giữ cổ phần vẫn nhiều (bình quân 46,5%) đặc biệt là vẫn nắm chi phối tới 38% số doanh nghiệp  CPH. Còn nhiều DN nhà nước giữ 100% vốn hoạt động trong các lĩnh vực nhà nước khong cần giữ hoặc chi phối.

– Các DNNN tuy đã được sắp xếp lại một bước, song quy mô vẫn nhỏ, năng lực tài chính yếu. Nhiều DN hệ số vốn tự có/ vốn vay và vốn tự có/ tổng tài sản đang nằm trong giới hạn mất an toàn. Hiện tại 20/101 tổng công ty thua lỗ rất lớn, số còn lại mổ xẻ ra thì cũng còn rất nhiều vấn đề đáng quan tâm.

– Việc chuyển đổi TCT sang mô hình công ty mẹ-công ty con có nhiều sơ hở để cho một số DN thnàh viên của TCT đúng ra phải CPH để “chui” vào công ty mẹ 100% vốn nhà nước để tránh phải CPH.

– Còn có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, chưa tạo điều kiện để thu hút và gắn kết giữa hoạt động đầu tư của nhà đầu tư chiến lược với sự phát triển của doanh nghiệp CPH.

Phân tích nguyên  nhân hạn chế

Những hạn chế trong CPh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó theo chúng tôi, những nguyên nhân chủ yếu là:

Chậm đổi mới tư duy quản lý.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc CPH chậm, không đạt mục tiêu đặt ra là do tư duy quản lý chậm đổi mới. Một số Bộ, ngành, tỉnh, tổng công ty nhà nước chưa quán triệt sâu sắc và chưa chấp hành nghiêm nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước trong đổi mới DNNN.

– Tư tưởng bao cấp đang đè nặng chưa hẳn được giải phòng. Quan điểm “quản được đến đâu mở đến đó” vẫn còn tồn tại trong không ít các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách. Sự lúng túng trong lý luận về “định hướng XHCN” dẫn đến sự chần chừ và chờ đợi trong tổ chức thực hiện.

– Chưa có các tiêu chí cụ thể và thống nhất để xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đánh giá về hiệu quả DNNN nên nhận định chưa đúng về tác dụng của các chủ trương và biện pháp cải cách DNNN và các định hướng tiếp theo.

Vấn đề hành lang pháp lý và tính nhất quán trong chỉ đạo thực hiện

– Hành lang pháp lý còn thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, thiếu tính ổn định và đồng bộ.

– Việc sắp xếp, cơ cấu lại DNNN chưa được thực hiện theo một để án tổng thể kết hợp giữa ngành và địa bàn mà lại được thực hiện theo từng đề án của từng bộ, ngành, đại phương, tổng công ty nên còn có sự chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, giữa doanh nghiệp  trung ương và doanh nghiệp  địa phương trên cùng một địa bàn.

– Các doanh nghiệp  được troa nhiều quyền tự chủ nhưng chưa có cơ chế giám sát hiệu quả nên dẫn đến việc triển khai các chính sách còn tuỳ tiện, thiếu minh bạch…Chưa có những quy định về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp  và CPH. Hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước còn thấp; công tác kế toán, kiểm toán còn nhiều yếu kém, chưa bảo đảm phục vụ một cách hữu hiệu công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.

– Một số tổng công ty và công ty nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con nhưng chưa tuân thủ điều kiện khách quan, đặc biệt điều kiện về liên kết kinhtế và đầu tư chi phối lẫn nhau, khiến cho việc chuyển đổi chỉ  mang tính chất sắp xếp hành chính, khiên cưỡng và ép buộc. Bộ máy chuyên môn nghiệp vụ của công ty mẹ chưa theo kịp yêu cầu thực hiện đồng thời hai chức năng của công ty mẹ là vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư tài chính.

– Việc hình thành tập đoàn kinh tế còn nhiều lúng túng, nhiều vấn đề chưa được tập trung quan tâm đúng mức trong chỉ đạo tổ chức thực hiện. Chưa hình thành khung pháp luật đầy đủ hướng dẫn cho việc hình thành và quản lý đối với tập đoàn.

Năng lực và trình độ của lãnh đạo DN còn hạn chế

– Năng lực, trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp  còn nhiều hạn chế, quản trị doanh nghiệp  khong theo đúng thông lệ quốc tế. Nhiều công ty cổ phần chưa có sự đổi mới, chuyển biến thực sự về phương thức quản lý và lề lối làm việc, do chưa có sự thay đổi đội ngũ lãnh đạo,

– CPH còn mang tình “khép kín”;trong đó chủ yếu cổ đông vẫn là người lao động, người quản lý và Nhà nước, không có chính sách thu hút cổ đông chiến lược khi tiến hành CPH, do vậy việc quản trị của các DN cổ phần không được cải thiện.

Những bất cập về cơ chế, chính sách

– Còn có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, chưa tạo điều kiện để thu hút gắn kết giữa hoạt động đầu tư của nhà đầu tư chiến lược với sự phát triển của doanh nghiệp  CPH. Tỷ lệ bán cổ phần ra bên ngoài còn thấp, nhất là tỷ lệ cho các cổ đông nước ngoài.

– Phương thức bán đấu giá cổ phiếu chưa đa dạng, các phương thức như bảo lãnh phát hành, thoả thuận chưa được áp dụng.

– Việc ấn định tỷ lệ nhất định bán cho người lao động trong doanh nghiệp  vô tình đã biến họ trở thành các cổ đông bất đắc dĩ, hạn chế hiệu quả hoạt động của các DN sau CPH

– Các thủ tục liên quan đến hồ sơ đất đai để chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần còn chưa được hướng dẫn đầy đủ hoặc còn kéo dài.

Một số đề xuất, khuyến nghị

* Nhanh chóng hoàn thiện và bổ sung thể chế. Đẩy mạnh việc hoàn thiện các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan như luật Đầu tư, Luật Đất đai…Ban hành các tiêu chí đáp ứng yêu cầu chuyển đổi DNNN như tiêu chí chuẩn về điều kiện hình thnàh tập đoàn kinh tế, soát xét lại các lĩnh vực Nhà nước cần giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối để có cơ sở xác địnhcác DNNN tiếp tục thực hiện CPH theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X.

* Sửa đổi Nghị định 187/2004/NĐ-CP theo hướng thị trường và hội nhập,tạo cơ sở pháp lý chocác nhà đầu tư trong và ngoài nước được tham gia không hạn chế vào CPH theơc chế đấu giá bình đẳng, đơn giản hoá các thủ tục. Cụ thể là:

– Đối tượng CPH  cần bao gồm các công ty TNHH nhà nước 1 thành viên (bao gồm cả các công ty mẹ).

– Giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại công ty cổ phần, giảm bớt tỷ lệ công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Mở rộng hơn nữa tỷ lệ cho phép nắm giữ cổ phần đối với các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài để thu hút nguồn vốn, công nghệ tiên tiến, quản trị doanh nghiệp  hiện đại.

– Bỏ quy định dành 20% cổ phiếu bán cho người lao động trong doanh nghiệp  với giá ưu đãi. Thay vào đó, người lao động được hưởng một khoản lợi ích theo năm công tác khi thực hiện CPH DN, không nên ép người lao động trở thành cổ đông bất đắc dĩ.

– Bổ sung thêm các phương pháp định giá phù hợp. Khi chúng ta chủ trương CPH các doanh nghiệp  có quy mô lớn thì phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp  được quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP là không còn phù hợp. Bởi vì, đối với doanh nghiệp  này, ngoài giá trị hữu hình, còn nhiều giá trị vô hình như uy tín, thương hiệu…Ngoài ra, cần tính giá trị quyền sử dụng đất vào DN, giá đất phải được tính một cách hợp lý, hợp thức hoá đất đai trước khi DN CPH.

– Xoá bỏ chính sách ưu đãi thuế cho các DN thực hiện CPH. Quy định về ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp  quy mô nhỏ, kinh doanh thua lỗ kéo dài khi chuyển sang công ty cổ phần là cần thiết, nhằm giúp doanh nghiệp  vượt qua khó khăn trong thời kỳ đầu . Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay CPH đã được áp dụng đối với những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp  đang hoạt động kinh doanh có lãi thì việc ưu đãi thuế sau CPH là không cần thiết, gây thất thu thuế cho NSNN.

* Sớm ban hành các quy chế đánh giá hiệu quả DNNN, quy chế kiểm soát, giám sát và nhất là cơ chế tuyển chọn cán bộ quản lý để nâng cao trách nhiệm giám đốc DN

* Tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Chuyển nhận thức và có cơ chế coi “giám đốc doanh nghiệp “ là một nghề chứ không phải là chức tước; thoát ly vấn đề quốc tịch và vị thế chính trị đối với giám đốc.

* Tập trung kiện toàn các tổng công ty nhà nước theo hướng sau:

– Chỉ lựa chọn những tổng công ty mạnh, đủ điều kiện theo tiêu chí của tập đoàn kinh tế để làm hạt nhân hình thành các tập đoàn kinh tế. Đây là những tập đoàn đóng vai trò rất quan trọng giúp Nhà nước chủ động trong điều tiết vĩ mô, đảm bảo phát triển kinh tế đất nước theo định hướng XHCN.

– Hình thành tập đoàn kinh tế theo kết cấu đa sở hữu: công ty mẹ-tập đoàn-có thể 100% vốn Nhà nước, có thể là đa sở hữu, nhưng Nhà nước giữ hơn 50% vốn điều lệ, còn các tổng công ty, công ty trong đó hầu hết là đa sở hữu. Hạn chế công ty mẹ 100% vốn Nhà nước.

– Kiên quyết giải thể những tổng công ty kinh doanh thua lỗ kéo dài, kém hiệu quả, Nhà nước không cần nắm giữ.

+ Hạn chế chuyển DNNN sang công ty TNHH nhà nước một thành viên 100% vốn Nhà nước. Rà soát lại các công ty này để tiến tới CPH toàn bộ các công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước.

+ Bên cạnh việc CPH, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng, với những thủ tục rõ ràng, thống nhất, hệ thống thông tin minh bạch, ổn định và nhất quán cho các doanh nghiệp  hoạt động. Chính khu vực kinh tế này sẽ là động lực của sự phát triển trong những thập kỷ tới.

(Nguồn: TCTC – MOI.GOV.VN)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: