Ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP (Nghị định 109), nhằm tránh những bất cập gây khó khăn cho quá trình cổ phần hoá các Công ty nhà nước mà các Nghị định trước chưa thể hoàn thiện. Nghị định 109 chính thức bãi bỏ cơ chế bán với giá ưu đãi “giảm 20% so với giá đấu bình quân” cho nhà đầu tư chiến lược
Sau gần 3 năm thực hiện, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP (Nghị định 187) đã khắc phục được nhiều bất cập của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thực tiễn cổ phần hoá các Công ty nhà nước, Nghị định 187 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho quá trình cổ phần hoá.
Nhằm khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 187, ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần, Nghị định 109 được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến mới trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá Công ty nhà nước được Chính phủ duy trì từ năm 1992.
Dưới đây là một số nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định 109:
1.Đối tượng cổ phần hoá theo Nghị định 109 đã được mở rộng, không chỉ bao gồm các Công ty nhà nước độc lập mà còn cả các Tổng Công ty nhà nước, Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty con và Công ty TNHH do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Việc mở rộng đối tượng cổ phần hoá là hoàn toàn phù hợp với chủ trương nhà nước chỉ nắm giữ quyền chi phối đối với các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế và từng bước giảm bớt sự tham gia của nhà nước vào quản lý doanh nghiệp, theo tinh thần của Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, về tiêu chí, danh mục phân loại Công ty 100% vốn nhà nước. Quy định này đồng thời cụ thể hoá Quyết định số 1729/QĐ-TTg, ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt danh sách các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá giai đoạn 2007-2010.
2.Vấn đề nhà đầu tư chiến lược trong một thời gian dài gây nhiều tranh cãi do quy định chưa rõ ràng cũng đã được thể hiện chi tiết và cụ thể hơn trong Nghị định 109.
Khái niệm nhà đầu tư chiến lược đã được mở rộng cho cả nhà đầu tư nước ngoài (Điều 6.3.a). Điều này không những đã mở rộng cửa cho doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá chủ động thu hút vốn, kinh nghiệm và nguồn lực của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chủ động đàm phán, tham gia đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
3.Sau một số vấn đề phát sinh liên quan đến giá bán ưu đãi danh cho nhà đầu tư chiến lược (trong nước), Nghị định 109 chính thức bãi bỏ cơ chế bán với giá ưu đãi “giảm 20% so với giá đấu bình quân” cho nhà đầu tư chiến lược (trong nước).
Theo quy định mới, nhà đầu tư chiến lược hiện nay được mua theo giá “không thấp hơn giá đấu thành công bình quân”. Đối với Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước (gồm ngân hàng thương mại nhà nước), nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan quyết định cổ phần hoá phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức đấu thầu riêng giữa các nhà đầu tư chiến lược.
Một điểm đáng lưu ý là, nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 3 năm, kể từ ngày Công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên phải được đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
4.Nghị định 109 quy định về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, trong đó có đề cập cụ thể tới phương pháp tài sản và phương pháp dùng tiền chiết khấu. Trong mọi trường hợp, giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản.
5.Một trong những vấn đề quan trọng được kỳ vọng sửa đổi trong Nghị định 109 đó là việc định giá tài sản, đặc biệt đối với giá trị quyền sử dụng đất trong các trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm, trả tiền 1 lần và giao đất. Theo Nghị định 187, đất thuê trả tiền hàng năm sẽ không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá. Tuy nhiên, Nghị định 109 đã gắn giá trị thị trường khi xác định giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng đất thuê trả tiền 1 lần hoặc trên cơ sở xin giao đất.
6.Nghị định 109 cũng đã cụ thể hoá mục tiêu gắn cổ phần hoá với phát triển thị trường vốn bằng các quy định liên quan đến thực hiện công khai minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp cổ phần hoá có tình hình tài chính đáp ứng đủ điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật về chứng khoán phải xây dựng phương án cổ phần hoá, đảm bảo cơ cấu cổ đông thực hiện niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
7.Cơ cấu bán cổ phần lần đầu cũng được điều chỉnh theo hướng gia tăng việc nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư bên ngoài trong Công ty cổ phần. Theo đó, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư bên ngoài khác không thấp hơn 25% vốn điều lệ và không hạn chế số lượng đối với nhà đầu tư chiến lược, nhưng phải đảm bảo số cổ phần bán cho nhà đầu tư bên ngoài khác không thấp hơn 50% tổng số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược. Ngay cả khi nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư bên ngoài khác cũng không được thấp hơn 20% vốn điều lệ.
8.Nghị định 109 bổ sung vào nội dung bán cổ phần lần đầu phương thức bảo lãnh phát hành và thoả thuận trực tiếp. Biện pháp này phù hợp với các quy định của pháp luật chứng khoán và yêu cầu đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán khi cổ phần hoá.
9.Nhằm đảm bảo sự tham gia và quyền lợi của người lao động trong Công ty cổ phần, Nghị định 109 cho phép tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp mua cổ phần bằng nguồn quỹ hợp pháp (không huy động, vay vốn) với số lượng không quá 3% vốn điều lệ. Giá mua cổ phần của công đoàn sẽ là giá ưu đãi cho người lao động.
10.Nghị định 109 xoá bỏ cơ chế tự tổ chức chào bán cổ phần đối với các doanh nghiệp mà phần trị giá chào bán dưới 1 tỷ đồng. Thay vào đó, việc tổ chức đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian sẽ được thực hiện nếu khối lượng cổ phần bán ra dưới 10 tỷ đồng và tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán nếu từ 10 tỷ đồng trở lên.
11.Nghị định 109 cũng quy định về phương thức xử lý đối với số lượng cổ phần nhà đầu tư từ chối mua trong đấu giá bán cổ phần lần đầu. Nếu số lượng cổ phần từ chối mua nhỏ hơn 30% tổng số cổ phần chào bán, số cổ phần còn lại sẽ được xem xét và quyết định bán tiếp cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá. Nếu số lượng cổ phần từ chối mua bằng hoặc lớn hơn 30% tổng số cổ phần chào bán, doanh nghiệp phải tổ chức đấu giá để bán tiếp số cổ phần bị từ chối mua.
Nếu số lượng cổ phần không bán hết còn lại dưới 50%, thì điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ, tăng phần vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp, để chuyển thành Công ty cổ phần. Nếu còn lại từ 50% trở lên, sẽ xem xét, điều chỉnh giảm giá khởi điểm, tối đa bằng mệnh giá cổ phần và tổ chức đấu giá bán tiếp số cổ phần còn lại.
12.Khắc phục các điểm bất cập của Nghị định 187, Nghị định 109 đã quy định rõ ràng điều lệ Công ty cổ phần phải do Ban chỉ đạo cổ phần hoá của doanh nghiệp dự thảo và được công bố cho các nhà đầu tư trước khi bán cổ phần. Theo Nghị định 109, điều lệ của Công ty cổ phần được đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi có ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần dự họp chấp thuận.
Ngoài những điểm mới, sửa đổi bổ sung quan trọng nêu trên, Nghị định 109 cũng quy định một số điểm sửa đổi, bổ sung khác so với Nghị định 187, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những điều chỉnh quan trọng nói trên, góp phần đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra đối với quá trình cổ phần hoá Công ty nhà nước, tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho các nhà đầu tư bên ngoài cả trong và ngoài nước tham gia.
(Nguồn: NCĐT)
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 2. Chủ thể kinh doanh, Quyền sở hữu, VBPL Kinh doanh |
Ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP (Nghị định 109), nhằm tránh những bất cập gây khó khăn cho quá trình cổ phần hoá các Công ty nhà nước mà các Nghị định trước chưa thể hoàn thiện. Nghị định 109 chính thức bãi bỏ cơ chế bán với giá ưu đãi “giảm 20% so với giá đấu bình quân” cho nhà đầu tư chiến lược
Sau gần 3 năm thực hiện, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP (Nghị định 187) đã khắc phục được nhiều bất cập của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thực tiễn cổ phần hoá các Công ty nhà nước, Nghị định 187 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho quá trình cổ phần hoá.
Nhằm khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 187, ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần, Nghị định 109 được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến mới trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá Công ty nhà nước được Chính phủ duy trì từ năm 1992.
Dưới đây là một số nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định 109:
1.Đối tượng cổ phần hoá theo Nghị định 109 đã được mở rộng, không chỉ bao gồm các Công ty nhà nước độc lập mà còn cả các Tổng Công ty nhà nước, Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty con và Công ty TNHH do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Việc mở rộng đối tượng cổ phần hoá là hoàn toàn phù hợp với chủ trương nhà nước chỉ nắm giữ quyền chi phối đối với các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế và từng bước giảm bớt sự tham gia của nhà nước vào quản lý doanh nghiệp, theo tinh thần của Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, về tiêu chí, danh mục phân loại Công ty 100% vốn nhà nước. Quy định này đồng thời cụ thể hoá Quyết định số 1729/QĐ-TTg, ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt danh sách các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá giai đoạn 2007-2010.
2.Vấn đề nhà đầu tư chiến lược trong một thời gian dài gây nhiều tranh cãi do quy định chưa rõ ràng cũng đã được thể hiện chi tiết và cụ thể hơn trong Nghị định 109.
Khái niệm nhà đầu tư chiến lược đã được mở rộng cho cả nhà đầu tư nước ngoài (Điều 6.3.a). Điều này không những đã mở rộng cửa cho doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá chủ động thu hút vốn, kinh nghiệm và nguồn lực của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chủ động đàm phán, tham gia đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
3.Sau một số vấn đề phát sinh liên quan đến giá bán ưu đãi danh cho nhà đầu tư chiến lược (trong nước), Nghị định 109 chính thức bãi bỏ cơ chế bán với giá ưu đãi “giảm 20% so với giá đấu bình quân” cho nhà đầu tư chiến lược (trong nước).
Theo quy định mới, nhà đầu tư chiến lược hiện nay được mua theo giá “không thấp hơn giá đấu thành công bình quân”. Đối với Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước (gồm ngân hàng thương mại nhà nước), nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan quyết định cổ phần hoá phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức đấu thầu riêng giữa các nhà đầu tư chiến lược.
Một điểm đáng lưu ý là, nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 3 năm, kể từ ngày Công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên phải được đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
4.Nghị định 109 quy định về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, trong đó có đề cập cụ thể tới phương pháp tài sản và phương pháp dùng tiền chiết khấu. Trong mọi trường hợp, giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản.
5.Một trong những vấn đề quan trọng được kỳ vọng sửa đổi trong Nghị định 109 đó là việc định giá tài sản, đặc biệt đối với giá trị quyền sử dụng đất trong các trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm, trả tiền 1 lần và giao đất. Theo Nghị định 187, đất thuê trả tiền hàng năm sẽ không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá. Tuy nhiên, Nghị định 109 đã gắn giá trị thị trường khi xác định giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng đất thuê trả tiền 1 lần hoặc trên cơ sở xin giao đất.
6.Nghị định 109 cũng đã cụ thể hoá mục tiêu gắn cổ phần hoá với phát triển thị trường vốn bằng các quy định liên quan đến thực hiện công khai minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp cổ phần hoá có tình hình tài chính đáp ứng đủ điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật về chứng khoán phải xây dựng phương án cổ phần hoá, đảm bảo cơ cấu cổ đông thực hiện niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
7.Cơ cấu bán cổ phần lần đầu cũng được điều chỉnh theo hướng gia tăng việc nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư bên ngoài trong Công ty cổ phần. Theo đó, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư bên ngoài khác không thấp hơn 25% vốn điều lệ và không hạn chế số lượng đối với nhà đầu tư chiến lược, nhưng phải đảm bảo số cổ phần bán cho nhà đầu tư bên ngoài khác không thấp hơn 50% tổng số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược. Ngay cả khi nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư bên ngoài khác cũng không được thấp hơn 20% vốn điều lệ.
8.Nghị định 109 bổ sung vào nội dung bán cổ phần lần đầu phương thức bảo lãnh phát hành và thoả thuận trực tiếp. Biện pháp này phù hợp với các quy định của pháp luật chứng khoán và yêu cầu đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán khi cổ phần hoá.
9.Nhằm đảm bảo sự tham gia và quyền lợi của người lao động trong Công ty cổ phần, Nghị định 109 cho phép tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp mua cổ phần bằng nguồn quỹ hợp pháp (không huy động, vay vốn) với số lượng không quá 3% vốn điều lệ. Giá mua cổ phần của công đoàn sẽ là giá ưu đãi cho người lao động.
10.Nghị định 109 xoá bỏ cơ chế tự tổ chức chào bán cổ phần đối với các doanh nghiệp mà phần trị giá chào bán dưới 1 tỷ đồng. Thay vào đó, việc tổ chức đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian sẽ được thực hiện nếu khối lượng cổ phần bán ra dưới 10 tỷ đồng và tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán nếu từ 10 tỷ đồng trở lên.
11.Nghị định 109 cũng quy định về phương thức xử lý đối với số lượng cổ phần nhà đầu tư từ chối mua trong đấu giá bán cổ phần lần đầu. Nếu số lượng cổ phần từ chối mua nhỏ hơn 30% tổng số cổ phần chào bán, số cổ phần còn lại sẽ được xem xét và quyết định bán tiếp cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá. Nếu số lượng cổ phần từ chối mua bằng hoặc lớn hơn 30% tổng số cổ phần chào bán, doanh nghiệp phải tổ chức đấu giá để bán tiếp số cổ phần bị từ chối mua.
Nếu số lượng cổ phần không bán hết còn lại dưới 50%, thì điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ, tăng phần vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp, để chuyển thành Công ty cổ phần. Nếu còn lại từ 50% trở lên, sẽ xem xét, điều chỉnh giảm giá khởi điểm, tối đa bằng mệnh giá cổ phần và tổ chức đấu giá bán tiếp số cổ phần còn lại.
12.Khắc phục các điểm bất cập của Nghị định 187, Nghị định 109 đã quy định rõ ràng điều lệ Công ty cổ phần phải do Ban chỉ đạo cổ phần hoá của doanh nghiệp dự thảo và được công bố cho các nhà đầu tư trước khi bán cổ phần. Theo Nghị định 109, điều lệ của Công ty cổ phần được đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi có ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần dự họp chấp thuận.
Ngoài những điểm mới, sửa đổi bổ sung quan trọng nêu trên, Nghị định 109 cũng quy định một số điểm sửa đổi, bổ sung khác so với Nghị định 187, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những điều chỉnh quan trọng nói trên, góp phần đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra đối với quá trình cổ phần hoá Công ty nhà nước, tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho các nhà đầu tư bên ngoài cả trong và ngoài nước tham gia.
(Nguồn: NCĐT)