admin@phapluatdansu.edu.vn

HÌNH SỰ HÓA QUAN HỆ DÂN SỰ, KINH TẾ: LỖI KHÔNG CHỈ THUỘC VỀ CƠ QUAN TỐ TỤNG

TRẦN MINH SƠN – Bộ Tư pháp

Một nhà DN đã nói: Mỗi lần nghe tiếng còi xe Cảnh sát hú ngoài đường,tôi lạigiật mình thon thót mặc dù không làm gì nên tội.

Hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế không chỉ là tình trạng những tranh chấp dân sự hoặc kinh tế đáng lẽ phải được xử lý theo pháp luậtdân sự, kinh tế lại bị xử lý theo pháp luật hình sự. Ngược lại, còn là tình trạng các vụ án hình sự được chuyển sang giải quyết theo pháp luật dân sự hoặc kinh tế.

Chỉ tính riêng trong một năm và chỉ tính riêng công tác giám đốc xét xử án hình sự của Toá án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) thì Chánh án, Phó chánh án, Viện trưởng, Phó viện trưởng đã kháng nghị 48 vụ án có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thuộc ba loại tội: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Sử dụng trái phép tài sản. Uỷ ban thẩm phán và Toà hình sự TANDTC mới xét xử giám đốc thẩm được 33 vụ thì 8 vụ các bị cáo bị xử phạt tù oan, họ không phạm tội hình sự. Mộtđơn vị làm công tác giám đốc của TANDTC chỉ giám đốc những vụ án đã trải qua nhiều giai đoạn tố tụng của nhiều cấp, nhiều ngành (Công an, Kiểm sát, Toà án) mà một năm đã giải oan tới 8 vụ, vậy còn lại 3 Toà Phúc thẩm TANDTC, 61 Toà án tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương làmcả công tácxét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm đối với án củagần 600 Toà án cấp huyện đã giải oan được bao nhiêu? Và còn bao nhiêu số oan chưa được giải?

Xu hướng ngược lại là phi hình sự hoá, nhiều vụ vi phạm pháp luật về chiếm đoạt tài sản nhà nước, tài sản tập thể, tài sản công dân… đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng chỉ bị xử lý hành chính, hoặc theo tố tụng dân sự hoặc cố ý bỏ qua không xử lý gì.

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

Thứ nhất là từ các quy định của pháp luật. Sự thiếu rõ ràng trong các quy định của pháp luật dẫn tới hiện tượng hiểu sai và áp dụng sai pháp luật hoặc dựa vào đó một số cơ quan tố tụng cố tình hiểu sai, áp dụng sai pháp luật.

Thứ hai từ phía cơ quan tiến hành tố tụng: đó là trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu; lực lượng cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán thiếu; ý thức đạo đức của cán bộ chưa cao.

Thứ ba từ phía các DN: cơ chế kinh tế thị trường chuyển đổi quá nhanh làm cho những người quản lý DN không theo kịp về nhận thức và năng lực. Nhiều giám đốc DN thiếu kiến thức cơ bản về pháp luật và kinh doanh, chưa thích nghi kịp với quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường. Tại TP HCM trong số 22 giám đốc bị truy tố, có một người học vấn lớp 4, một người học vấn lớp 5, hai người học vấn lớp 6. Theo số liệu của Bộ KH-CN thì khu vực quốc doanh có khoảng 30% số giám đốc DN không được đào tạo có hệ thống, không có bằng cấp, không am hiểu luật lệ kinh doanh. Có lẽ vì thế nhiều DN đã đòi nợ theo kiểu “luật rừng”, cũng không hiếm trường hợp do quá bức xúc về nguy cơ mất tài sản nên chủ nợ đã tố giác hành vi của con nợ không đúng với bản chất sự việc.

Giải pháp khắc phục:Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông dân sự, kinh tế, đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho công dân. Pháp luật phải thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để cho mọi tổ chức cá nhân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ hai, tăng cường hiệu lực hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật: các cơ quan tiến hành tố tụng phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong kiểm tra giám sát các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; phát huy vai trò tích cực của các cơ quan tài phán trong việc giải quyết các tranh chấp mang yếu tố tài sản; tăng cường vai trò của cơ quan thi hành án để các bản án, quyết định của toà án, trong tài có hiệu lực thực hiện trong thực tế. Thứ ba, thiết lập cơ chế kiểm tra giám sát thích hợp đối với các hoạt động của DN để không buông lỏng quản lý đối với DN và không can thiệp sâu vào các hoạt động kinh doanh hợp pháp của DN. Thứ tư, đào tạo đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật vừa giỏi chuyên môn, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp. Chính quy hoá đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ.Thứ năm, đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến pháp luật cho công dân.

dddn.com.vn

One Response

  1. sao toi khong thay noi den noi dung hinh su hoa cac quan he phap luat hanh chinh co the giup toi duoc khong.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: