PHẠM VĂN CHUNG – (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)
Theo quy định của pháp luật thì người bị hại, người có quyền nghĩa vụ liên quan có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần…
Theo đó khi khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (hay còn gọi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) thì nguyên đơn phải xuất trình được chứng cứ chứng minh gồm: chứng minh việc cấp cứu, cứu chữa người bị hại như thuê xe chở cấp cứu, chi phí tiền thuốc men…; tiền chi phí cho việc mai táng như tiền mua quan tài, áo vải khâm liệm, thuê người khâm liệm, thuê xe đưa tang, tiền công lao động của người chăm sóc, người bị hại trong thời gian chữa trị…; tiền cấp dưỡng cho người mà nếu người bị hại nếu còn sống phải cấp dưỡng như cha, mẹ, vợ con không có khả năng lao động, con dưới 18 tuổi…; tiền bù đắp tổn thất về tinh thần thường được quy định cứng, ví dụ trong trường hợp người bị hại chết thì được bồi thường không quá 60 tháng lương tối thiểu.
Theo thống kê sơ bộ các khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên là gồm 4 khoản, trong đó chỉ có khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là dễ tính toán nhất (ví dụ trên), còn lại các khoản thiệt hại đều rất khó chứng minh, trong đó phức tạp nhất là chứng từ chứng minh cho các khoản thiệt hại trên. Theo quy định về chứng từ kế toán, quan hệ dân sự, kinh tế thì khi mua hàng phải có hoá đơn, thuê, mướn, vay tài sản thì phải có hợp đồng kinh tế, dân sự, thương mại…
Tuy nhiên, trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhất là khi người bị hại đã chết thì những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rất khó xác định đầy đủ, đúng những thiệt hại thực tế một mặt do trình độ của nhiều nguyên đơn còn hạn chế. Mặt khác khi xảy ra sự việc do tình huống khẩn cấp, bối rối mà các bên liên quan không thể thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định như thuê xe không có hợp đồng, mua hàng không nhận hoá đơn… dẫn đến không đúng quy trình như xuất hoá đơn sau khi mua hàng đã lâu nên không có giá trị, hợp đồng ký kết sau khi đã thực hiện xong nội dung cần thoả thuận dẫn đến bất hợp lý, vô hiệu…
Thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền quy định theo hướng thông thoáng, linh hoạt hơn, theo đó đối với các trường hợp đã có chi phí thực tế và hợp lý thì có thể được bồi thường thiệt hại theo thực tế và chứng cứ chứng minh chỉ cần tính tương đối, không nhất thiết phải được thu thập đúng trình tự như việc thuê xe không đòi hỏi phải có hợp đồng mà chỉ cần có xác nhận của bên được thuê là có sự thuê, mướn; hoặc được bên mua hàng xác nhận có sự việc mua bán loại hàng hoá đó. Như vậy, một mặt giúp cho bên bị thiệt hại bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mặt khác tránh được sự rắc rối tiêu cực khi người được thuê, được mua hàng trước đây gây khó khăn như buộc phải chi phần trăm mới xuất hoá đơn, ký hợp đồng… dẫn đến vi phạm về luật thuế, luật dân sự.
SOURCE: DDDN.COM.VN
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. Lý luận chung, 5. Quan điểm của Tòa án và về Tòa án, Trách nhiệm dân sự |
Leave a Reply