Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

MỘT VỤ KIỆN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Advertisements

Thấy gì qua vụ việc tàu Cần giờ kiện Bảo việt

Tàu Cần Giờ thuộc Công ty liên doanh vận tải thủy Sea Sài Gòn, tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I) tại Bảo Việt Việt Nam theo đơn bảo hiểm số 5.39.03/04SGPI với thời hạn từ 20.02.2004 tới 20.02.2005 theo Quy tắc của Hội Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự chủ tàu Miền Tây nước Anh (gọi tắt là Hội West of England – WOE) và bảo hiểm thân tàu theo đơn số 5.39.03/SG với thời hạn từ 01.01.2004 tới 31.12.2004 theo Quy tắc ITC 1995.

Ngày 28/7/2004, Bảo Việt Việt Nam nhận được công văn của chủ tàu, thông báo tàu Cần Giờ đã bị Tòa án Tanzania bắt giữ vào ngày 27/7/2004 theo yêu cầu của Công ty Mohamed Enterprises của Tanzania với lý do tàu Cần Giờ là tài sản của Chính phủ Việt Nam và bị bắt là để đảm bảo cho khiếu nại mất hàng trong một hợp đồng mua gạo xảy ra từ năm 1999 với Công ty Thanh Hoà ở Tiền Giang. Như vậy việc tàu Cần Giờ bị Tòa án Tanzania bắt giữ là hoàn toàn trái pháp luật vì tàu Cần Giờ là tài sản của doanh nghiệp liên doanh và Công ty liên doanh vận tải thủy Sea Sài Gòn, không phải là người gây ra thiệt hại cho Công ty Mohamed Enterprises.

Vào cuối năm 2004, tàu Cần Giờ cùng toàn bộ thủy thủ đoàn bị bắt giữ tại Tanzania, không được thả về trước Tết Nguyên Đán 2005 đã trở thành một sự kiện tâm điểm được báo giới liên tục cập nhật thông tin, đăng tải.

Kể từ ngày tàu Cần Giờ bị bắt, Sea Sài Gòn đã áp dụng tất cả các biện pháp theo con đường ngoại giao, bằng quan hệ hữu nghị và đồng nghiệp, bằng biện pháp kinh tế và tới cơ quan cao nhất của nước ta – Chính phủ, để can thiệp giải phóng tàu, nhưng không có hiệu quả. Đến tháng 8/2005, tàu Cần Giờ mới được giải phóng và theo chủ tàu, vụ việc này đã làm Sea Sài Gòn thiệt hại trên 1 triệu Đô la Mỹ.

Ngày 21.11.2005, Bảo Việt Việt Nam nhận được Giấy triệu tập của Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu tham dự phiên tòa vào ngày 29.11.2005 để nghe thông báo về đơn khởi kiện của Công ty Sea Sài Gòn đối với Bảo Việt Việt Nam về việc bồi thường các chi phí phát sinh trong thời gian tàu Cần Giờ bị bắt giữ tại Tanzania. Đồng thời trên một số báo như báo Pháp Luật, báo Tiền Phong… cũng đăng tin về vụ Sea Sài Gòn khởi kiện đòi Bảo Việt bồi thường cho những thiệt hại xảy ra đối tàu tàu Cần Giờ và thủy thủ đoàn.

Căn cứ vào Quy tắc của WOE, Quy tắc ITC 1995 thì việc tàu Cần Giờ bị bắt tại Tanzania không thuộc phạm vi bảo hiểm P&I vì chủ tàu không có lỗi trong việc gây thiệt hại cho Công ty Mohamed Enterprises và không thuộc phạm vi bảo hiểm thân tàu theo điều khoản bảo hiểm loại trừ rủi ro bắt giữ. Bản thân Sea Sài Gòn, trong một lần phỏng vấn báo chí cũng thể hiện nhận thức được rằng thiệt hại xảy ra đối với tàu Cần Giờ không thuộc trách nhiệm bảo hiểm (Bài “Bằng mọi cách đưa tàu Cần Giờ về nước trước Tết” của phóng viên Cẩm Tú đăng trên Vietnamnet ra ngày 18/1/2005).

Liên quan đến sự trở về của con tàu cũng như thủy thủ đoàn của tàu Cần Giờ đó là ngay từ đầu khi nhận được đề nghị của Sea Sài Gòn, Bảo Việt Việt Nam đã tích cực phối hợp với Hội WOE chủ động thuê luật sư bảo vệ quyền lợi của chủ tàu và tìm mọi biện pháp hỗ trợ về pháp lý cũng như tài chính để giúp chủ tàu.

Tính đến tháng 4/2005, chi phí trả cho luật sư mà Bảo Việt Việt Nam phải thanh toán là 12.011 Đôla Mỹ. Kết quả tàu Cần Giờ được rời cảng Tanzania vào ngày 20/8/2005, đã có phần giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành và sự hỗ trợ pháp lý tích cực của luật sư do Hội WOE và Bảo Việt Việt Nam chỉ định.

Trong khoảng thời gian tàu Cần Giờ bị bắt từ 27/7/2004 đến ngày tàu rời cảng Tanzania 20/8/2005, Bảo Việt Việt Nam vẫn liên tục duy trì bảo hiểm thân tàu và P&I cho tàu, tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho Sea Sài Gòn trong thời điểm khó khăn.

Sau khi tàu Cần Giờ được giải phóng, Bảo Việt Việt Nam nhận được công văn số 106-05/CV-BGĐ của Sea Sài Gòn, thông báo tổng chi phí cảng phí và đại lý phí mà Sea Sài Gòn phải thanh toán cho tàu Cần Giờ là 113.398,52 Đô la Mỹ và đề nghị Bảo Việt Việt Nam xem xét hỗ trợ.

Do vụ việc không thuộc phạm vi bảo hiểm thân tàu cũng như trách nhiệm dân sự chủ tàu (P & I) nên Bảo Việt Việt Nam và WOE không có cơ sở để giải quyết bồi thường cho chủ tàu. WOE đã chính thức có văn bản từ chối hỗ trợ Sea Sài Gòn do các phi phí khiếu nại không thuộc phạm vi bảo hiểm. Tuy nhiên, xét tình hình Sea Sài Gòn là khách hàng lâu năm, lại đang gặp khó khăn về tài chính do tàu bị bắt sai, Bảo Việt Việt Nam đã đồng ý hỗ trợ 20.000 Đô la Mỹ theo quy chế về bồi thường thương mại của Bảo Việt cho Sea Sài Gòn, đồng thời yêu cầu Sea Sài Gòn chuẩn bị toàn bộ các chứng từ chứng minh thiệt hại để làm thủ tục tiến hành đòi phía Mohamed Enterprise.

Như vậy có thể nói trong suốt quá trình tàu Cần Giờ bị bắt giữ cho tới khi được rời cảng Tanzania, Bảo Việt Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí với Sea Sài Gòn và dành sự giúp đỡ hỗ trợ tốt nhất có thể trong khả năng của một doanh nghiệp bảo hiểm. Điều đó phần nào giúp Sea Sài Gòn thành công trong vụ kiện đòi giải phóng tàu Cần Giờ và khắc phục một phần khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro.

Trong suốt quá trình tàu Cần Giờ bị bắt giữ, Bảo Việt Việt Nam đã thường xuyên báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện sự chỉ đạo sát sao của Bộ để xử lý vụ việc.

Được biết ngay sau khi nhận được phản ứng của Bảo Việt Việt Nam về việc Sea Sài Gòn tuyên bố khởi kiện Bảo Việt, phía Sea Sài Gòn đã chuyển lời xin lỗi và thông báo sẽ rút đơn kiện. Tuy nhiên, chỉ gần một ngày sau, Tòa Kinh tế Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh vẫn mời hai bên có mặt tại Tòa thông báo về vụ kiện nói trên.

Tại Tòa Kinh tế Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 29/11/2005, đại diện Bảo Việt và Tòa án đã chờ một tiếng đồng hồ vẫn chưa thấy đại diện Sea Sài Gòn có mặt. Thư ký Tòa đã phải điện thoại cho Sea Sài Gòn và được đại diện của Sea Sài Gòn cho biết theo nghị quyết Hội đồng Quản trị, Sea Sài Gòn rút đơn kiện. Tòa đã đề nghị Sea Sài Gòn phải có mặt để Tòa hướng dẫn thủ tục rút đơn kiện. Nhưng lại một tiếng nữa trôi qua, phía Tòa lại nhận được điện thoại của Luật sư – đại diện bảo vệ quyền lợi do Sea Sài Gòn chỉ định – báo xin hoãn một tháng cho các bên có thời gian thương lượng…Tòa án cho phép Bảo Việt ra về và cũng chưa thông báo nội dung đơn kiện…

Như vậy việc Sea Sài Gòn có tiếp tục kiện hay rút đơn kiện Bảo Việt liên quan đến thiệt hại của tàu Cần Giờ vẫn còn phải tiếp tục chờ đợi gần một tháng nữa khi mà về mặt pháp lý, thiệt hại xảy ra đối với tàu Cần Giờ không thuộc phạm vi bảo hiểm theo Điều khoản bảo hiểm quốc tế và đơn bảo hiểm đã cấp; Về phía mình, Bảo Việt đã nỗ lực hết mình và đã mang lại kết quả là tàu Cần Giờ được giải phóng trở về cảng Sài Gòn Việt Nam và Sea Sài Gòn lại có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình đối với con tàu này.

Vụ việc trên cũng là một kinh nghiệm quý để Bảo Việt Việt Nam có những ứng xử thích hợp để bảo vệ uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt này.

Minh Phương

(Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam)

==============================================================

Bảo Việt không đồng ý đền bù cho tàu Cần Giờ

(VietNamNet) – Trước sự việc bị Công ty vận tải biển Sài Gòn (Sea Saigon) khởi kiện và đòi bồi thường thiệt hại cho tàu Cần Giờ trong cả quá trình tàu này bị giam giữ tại Tanzania, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã thể hiện thái độ bất bình.

Hành trình 3 tháng trở về của tàu Cần Giờ

Hôm 21/11/2005, Bảo Việt nhận được giấy triệu tập của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu tham dự phiên tòa vào ngày 29/11 để nghe thông báo về đơn khởi kiện của Công ty Sea Saigon đối với Bảo Việt về việc bồi thường các chi phí phát sinh trong thời gian tàu Cần Giờ bị bắt giữ tại Tanzania.

Trong công văn số 106-05/CV-BGĐ được gửi đến Bảo Việt trước đó, Sea Saigon thông báo với Bảo Việt rằng tổng chi phí cảng phí và đại lý phí mà họ phải thanh toán cho tàu Cần Giờ là 113.398,52USD và đề nghị Bảo Việt xem xét hỗ trợ. Tuy nhiên, Bảo Việt cho rằng “do vụ việc không thuộc phạm vi bảo hiểm 2 bên đã ký kết nên Bảo Việt không có cơ sở để giải quyết cho chủ tàu”.

Tàu Cần Giờ thuộc Công ty liên doanh vận tải thủy Sea Saigon, tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I) tại Bảo Việt theo đơn bảo hiểm số 5.39.03/04SGPI với thời hạn từ 20/2/2004 tới 20/2/2005 theo quy tắc của Hội Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự chủ tàu miền Tây nước Anh (gọi tắt là Hội West of England – WOE) và bảo hiểm thân tàu theo đơn số 5.39.03/SG với thời hạn từ 1/1/2004 tới 31/12/2004 theo quy tắc ITC 1995.

Ngày 28/7/2004, Bảo Việt nhận được công văn của chủ tàu thông báo tàu Cần Giờ đã bị Tòa án Tanzania bắt giữ vào ngày 28/7/2004 theo yêu cầu của Công ty Mohamed Enterprises với lý do tàu Cần Giờ là tài sản của Chính phủ Việt Nam và bị bắt là để đảm bảo cho khiếu nại mất hàng trong một hợp đồng mua hàng từ năm 1999 với Công ty Thanh Hoà ở Tiền Giang. Nhưng theo Bảo Việt, việc tàu Cần Giờ bị Tòa án Tanzania bắt giữ là hoàn toàn trái pháp luật vì tàu Cần Giờ là tài sản của doanh nghiệp liên doanh, không thể đại diện cho tài sản của Chính phủ Việt Nam. Công ty liên doanh vận tải thủy Sea Saigon không phải là người gây ra thiệt hại cho Công ty Mohamed Enterprises.

Kể từ ngày tàu Cần Giờ bị bắt, Sea Saigon đã áp dụng tất cả các biện pháp theo con đường ngoại giao và Chính phủ để can thiệp giải phóng tàu nhưng không có hiệu quả. Sau hơn 1 năm bị giam giữ, hôm 25/11 vừa qua, tàu Cần Giờ mới cập cảng Sài Gòn sau khi được giải phóng. Và theo chủ tàu, vụ việc này đã làm Sea Sài Gòn thiệt hại trên 1 triệu USD.

Trong một thông báo gửi tới báo chí, Bảo Việt khẳng định: “Căn cứ vào quy tắc của WOE, quy tắc ITC 1995 thì việc tàu Cần Giờ bị bắt tại Tanzania không thuộc phạm vi bảo hiểm P&I vì chủ tàu không có lỗi trong việc gây thiệt hại cho Công ty Mohamed Enterprises và không thuộc phạm vi bảo hiểm thân tàu theo điều khoản bảo hiểm loại trừ rủi ro bắt giữ. Mặc dù vậy, ngay từ đầu khi nhận được đề nghị của Sea Sài Gòn, chúng tôi đã tích cực phối hợp với WOE chủ động thuê luật sư bảo vệ quyền lợi chủ tàu và tìm mọi biện pháp hỗ trợ về pháp lý cũng như tài chính giúp chủ tàu. Tính đến thời điểm tháng 4/2005, chi phí trả cho luật sư mà Bảo Việt phải thanh toán là 12.011USD. Kết quả tàu Cần Giờ được rời cảng Tanzania vào ngày 20/8/2005 đã chứng minh những nỗ lực giúp đỡ không ngừng của các cơ quan, ban ngành và sự hỗ trợ pháp lý tích cực của luật sư do Hội WOE và Bảo Việt chỉ định”.
WOE cũng đã chính thức có văn bản từ chối hỗ trợ Sea Saigon do các phi phí khiếu nại không thuộc phạm vi bảo hiểm.

“Tuy nhiên, xét tình hình Sea Sài Gòn là khách hàng lâu năm, lại đang gặp khó khăn về tài chính do tàu bị bắt oan sai, Bảo Việt đã đồng ý hỗ trợ 20.000USD theo quy chế về bồi thường thương mại của Bảo Việt cho Sea Saigon, đồng thời yêu cầu Sea Saigon chuẩn bị toàn bộ các chứng từ chứng minh thiệt hại để làm thủ tục tiến hành đòi phía Mohamed Enterprise”, thông báo nêu rõ.

Trong khoảng thời gian tàu Cần Giờ bị bắt từ 27/7/2005 đến ngày tàu rời cảng Tanzania 20/8/2005, Bảo Việt vẫn liên tục duy trì bảo hiểm thân tàu và P&I cho tàu.

“Tuy nhiên rất tiếc Sea Saigon đã không ghi nhận thiện chí và những nỗ lực giúp đỡ đó của Bảo Việt mà còn tiến hành khởi kiện”, đại diện của Bảo Việt nói.

Sau 1 năm bị khống chế, tàu Cần Giờ mới về đến Nha Trang.

===================================================

Hợp đồng bảo hiểm trong vụ tàu Cần Giờ

(VNECONOMY )

Tàu Cần Giờ bị giam giữ tại Tanzania.

Bảo Việt khẳng định: “Trong suốt quá trình tàu Cần Giờ bị bắt giữ cho tới khi được phép rời cảng Tanzania, Bảo Việt luôn tỏ rõ thiện chí với Sea Saigon. Tuy nhiên thiện chí đó đã không được ghi nhận”.

Ngày 29/11 tới, tại Tòa án nhân dân Tp.HCM, Công ty vận tải biển Sài Gòn (Sea Saigon) chính thức khởi kiện Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), liên quan đến việc bồi thường thiệt hại cho tàu Cần Giờ khi bị giam giữ tại Tanzania.

Về vụ việc này, Bảo Việt cũng đã có thông tin phản hồi chính thức, trong đó nhấn mạnh: “Có thể nói, trong suốt quá trình tàu Cần Giờ bị bắt giữ cho tới khi được phép rời cảng Tanzania, Bảo Việt Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí với Sea Saigon và dành sự giúp đỡ hỗ trợ tốt nhất có thể trong khả năng của một doanh nghiệp bảo hiểm. Điều đó phần nào giúp Sea Saigon thành công trong vụ kiện đòi giải phóng tàu Cần Giờ và khắc phục một phần khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro”.

Tuy nhiên, theo Bảo Việt, “rất tiếc là Sea Saigon đã không ghi nhận thiện chí và những nỗ lực giúp đỡ đó mà còn tiến hành khởi kiện và đưa tin rộng rãi trên báo chí. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới thương hiệu của Bảo Việt trong bối cảnh cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam”.

Về tính pháp lý trong trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của Bảo Việt trong vụ việc này, Bảo Việt giải thích như sau:

Tàu Cần Giờ thuộc Công ty liên doanh vận tải thủy Sea Saigon, tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I) tại Bảo Việt Việt Nam theo đơn bảo hiểm số 5.39.03/04SGPI với thời hạn từ 20/02/2004 tới 20/02/2005, theo Quy tắc của Hội Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự chủ tàu Miền Tây nước Anh (gọi tắt là Hội West of England – WOE) và bảo hiểm thân tàu theo đơn số 5.39.03/SG với thời hạn từ 01/01/2004 tới 31/12/2004, theo Quy tắc ITC 1995.

Ngày 28/7/2004, Bảo Việt nhận được công văn của chủ tàu thông báo tàu Cần Giờ đã bị Tòa án Tanzania bắt giữ vào ngày 28/7/2004 theo yêu cầu của Công ty Mohamed Enterprises với lý do tàu Cần Giờ là tài sản của Chính phủ Việt Nam và bị bắt là để đảm bảo cho khiếu nại mất hàng trong một hợp đồng mua hàng từ năm 1999 với Công ty Thanh Hoà ở Tiền Giang.

Theo Bảo Việt, việc tàu Cần Giờ bị Tòa án Tanzania bắt giữ là hoàn toàn trái pháp luật vì tàu Cần Giờ là tài sản của doanh nghiệp liên doanh và Công ty liên doanh vận tải thủy Sea Saigon, không phải là người gây ra thiệt hại cho Công ty Mohamed Enterprises.

Ngày 21/11/2005, Bảo Việt nhận được Giấy triệu tập của Tòa án Nhân dân Tp.HCM, yêu cầu tham dự phiên tòa vào ngày 29/11/2005 tới để nghe thông báo về đơn khởi kiện của Công ty Sea Saigon đối với Bảo Việt về việc bồi thường các chi phí phát sinh trong thời gian tàu Cần Giờ bị bắt giữ tại Tanzania.

“Căn cứ vào Quy tắc của WOE, Quy tắc ITC 1995 thì việc tàu Cần Giờ bị bắt tại Tanzania không thuộc phạm vi bảo hiểm P&I vì chủ tàu không có lỗi trong việc gây thiệt hại cho Công ty Mohamed Enterprises và không thuộc phạm vi bảo hiểm thân tàu theo điều khoản bảo hiểm loại trừ rủi ro bắt giữ”, Bảo Việt khẳng định.

Tuy nhiên, ngay từ khi nhận được đề nghị của Sea Saigon, “Bảo Việt đã tích cực phối hợp với WOE chủ động thuê luật sư bảo vệ quyền lợi chủ tàu và tìm mọi biện pháp hỗ trợ về pháp lý cũng như tài chính giúp chủ tàu”.

Tính đến thời điểm tháng 4/2005, chi phí trả cho luật sư mà Bảo Việt phải thanh toán là 12.011 Đô la Mỹ. Và trong khoảng thời gian tàu Cần Giờ bị bắt từ 28/7/2004 đến ngày tàu rời cảng Tanzania 20/8/2005, Bảo Việt vẫn liên tục duy trì bảo hiểm thân tàu và P&I cho tàu, tạo sự tin tưởng cho Sea Saigon trong thời điểm khó khăn.

Sau khi tàu Cần Giờ được giải phóng, ngày 19/8/2005 Bảo Việt Việt Nam nhận được công văn số 106-05/CV-BGĐ của Sea Saigon, thông báo tổng chi phí cảng phí và đại lý phí mà họ phải thanh toán cho tàu Cần Giờ là 113.398,52 Đô la Mỹ và đề nghị Bảo Việt Việt Nam xem xét hỗ trợ.

Do vụ việc không thuộc phạm vi bảo hiểm nên Bảo Việt Việt Nam và WOE không có cơ sở để giải quyết cho chủ tàu. WOE cũng đã chính thức có văn bản từ chối hỗ trợ Sea Saigon do các chi phí khiếu nại không thuộc phạm vi bảo hiểm.

“Tuy nhiên, xét tình hình Sea Saigon là khách hàng lâu năm, lại đang gặp khó khăn về tài chính do tàu bị bắt oan sai, Bảo Việt Việt Nam đã đồng ý hỗ trợ 20.000 Đô la Mỹ theo quy chế về bồi thường thương mại của Bảo Việt cho Sea Saigon, đồng thời yêu cầu Sea Saigon chuẩn bị toàn bộ các chứng từ chứng minh thiệt hại để làm thủ tục tiến hành đòi phía Mohamed Enterprise”, Bảo Việt cho biết.

Ngoài ra, trong suốt quá trình tàu Cần Giờ bị bắt giữ, Bảo Việt cho biết đã thường xuyên báo cáo với Bộ Tài chính Việt Nam và thực hiện sự chỉ đạo sát sao của bộ này để xử lý vụ việc.

Bảo Việt cũng e ngại rằng, xung quanh vụ việc này, những thông tin chưa đầy đủ hoặc thiếu chuẩn xác sẽ gây ảnh hưởng tới uy tín của mình.

Exit mobile version