Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

PHÁP LUẬT – VƯỚNG MẮC TỪ THỰC TIỄN VÀ QUAN ĐIỂM

Advertisements
   
   

CHUYÊN TRANG TRAO ĐỔI CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC LUẬT TƯ CHƯA ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUI ĐỊNH HOẶC ĐÃ ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUI ĐỊNH NHƯNG CÒN RẤT NHIỀU QUAN ĐIỂM TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG.

ĐÂY LÀ CHUYÊN TRANG MANG TÍNH CHUYÊN NGHIỆP CAO, RẤT MONG CÁC CHUYÊN GIA THỰC TIỄN (THẨM PHÁN, CHẤP HÀNH VIÊN, LUẬT SƯ….), CHUYÊN GIA LÝ LUẬN (GIẢNG VIÊN LUẬT, NGHIÊN CỨU VIÊN…), SINH VIÊN LUẬT CÙNG THAM GIA VỚI HAI VAI TRÒ:

  1. ĐƯA RA CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC LUẬT TƯ CÒN NHIỀU VƯỚNG MẮC ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG TRAO ĐỔI;
  2. THAM GIA THẢO LUẬN VÀ ĐƯA RA NHỮNG QUAN ĐIỂM RIÊNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN CÓ SỰ TRAO ĐỔI.

CHUYÊN TRANG ĐƯỢC MỞ THEO SÁNG KIẾN CỦA LUẬT SƯ ĐỖ ĐĂNG KHOA (ĐỊA CHỈ EMAIL: luatsukhoa@yahoo.com)

 

SỐ 1

Ông A và bà B là hai vợ chồng quyết định sử dụng tài sản chung của vợ chồng để thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Theo đăng ký ông A là người đứng tên sở hữu doanh nghiệp tư nhân này. Những vấn đề pháp lý phát sinh là:

1. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của ai: ông A hay của vợ chồng AB;

2. Lợi tức từ doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của ông A hay của vợ chồng AB;

3. Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ tài sản, thì nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng tài sản nào: Tài sản của doanh nghiệp + tài sản riêng của ông A hay tài sản của doanh nghiệp + tài sản chung của vợ chồng AB.

Các văn bản Luật có liên quan: Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000Luật Doanh nghiệp năm 2005 , Luật Thi hành án dân sự … văn bản khác

 

CIVILLAWINFOR

   
  XIN MỜI CÁC BẠN THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1 TẠI ĐÂY

 

SỐ 2

Theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 2  năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học:

– Nhà nước nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân và họ là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.

Từ qui định trên xuất hiện hai vướng mắc mong các bạn cùng trao đổi:

– Thứ nhất, bản thân người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân không thể tự mình mang thai do khuyết tật về sinh học và họ có nguyện vọng nhờ người khác mang thai hộ, lý do này có được coi là chính đáng? (Các bạn có thể tham khảo ở đây);

– Thứ hai, con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có được thừa nhận về quan hệ nhân thân trong quan hệ cha, mẹ, con với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi? Sự không thừa nhận của Nhà nước về quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp này liệu có dẫn đến nhiều vấn đề về đạo đức, giá trị truyền thống và pháp lý, ví dụ: họ có thể kết hôn với nhau hay không? con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và con của người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi có phải là anh, chị, em ruột hay không? ….

Các văn bản Luật có liên quan: Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 2năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học  … văn bản khác

 

CIVILLAWINFOR

   
  XIN MỜI CÁC BẠN THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 2 TẠI ĐÂY

Exit mobile version