“Chúng tôi cũng có đi theo dõi trong thời gian sức mua tăng cao. Tới các cửa hàng xăng dầu, thấy chen vô bên trong rất khó. Nhưng có sự thật là rất nhiều xe, khi chúng tôi nhìn đồng hồ xăng, còn tới nửa bình hoặc 2/3 bình cũng chen vào đổ. Có khi điều chỉnh giá có 500 – 600 đồng, chen vô đổ đầy bình cùng lắm chỉ lời 1.000 – 2.000 đồng. Rất mong người tiêu dùng cân nhắc lợi ích và không dự trữ xăng dầu, gây nguy hiểm”.
Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công thương Tp.HCM, phát biểu tại Họp báo định kỳ, ngày 13/10/2022.
(Source: thanhnien.vn)
E chào thầy ạ!
Kính mong thầy mở 1 chuyên mục dành cho các bạn K31 ôn thi tốt nghiệp, khởi đầu, xin thầy đăng tải đề cương ôn tập môn Luật Dân sự và môn Luật Tố Tụng Dân sự lên để các bạn tham khảo!
E xin cảm ơn thầy, chúc thầy sức khỏe, thành công trong mọi lĩnh vực!
Chào HUNG NGUYEN,
Nguyện vọng của em là chính đáng, nhưng rất tiếc hiện nay tôi không ở Hà Nội, với lại Phạm vi ôn tập và định hướng ôn tập đã được giáo viên hệ thống tốt nghiệp giới thiệu trong giờ hệ thống. Về nguyên tắc nội dung thi không nằm ngoài nội dung hệ thống. Em và các bạn nên ôn thi theo định hướng đó.
Chúc các em đạt được kết quả thi tốt nhất.
e chào thầy ah!
e là sinh viên k31, năm thứ 4 trường đại học luật.e xin phép thầy cho e mượn diễn đàn để gủi cho các bạn khóa 31 cũng như các bạn khóa dưới đang học đại học luật hà nội, cũng là một thông báo và kinh nghiệm để hy vọng các bạn khóa dưới không mắc phải.
mình muốn thông báo cho các bạn sinh viên khóa k31 đang trong thời gian thực tập mà còn nợ các môn học phần chưa được thi thì các bạn phải thi tốt nghiệp đợt 2, vì sau thực tập nhà trường chỉ tổ chức thi lại cho các môn của kì 7, các môn của kì trước nhà trường không tổ chức, điều đó có nghĩa các bạn phải chờ khi nào có lớp khóa dưới thi môn đó hoặc lớp văn bằng 2 thì các bạn mới dăng kí thi cùng.tức là các bạn sẽ không đủ điểm để dụ thi tốt nghiệp lần 1, pải thi tốt nghiệp lần 2, đồng nghĩa với nguy cơ treo bằng 6 tháng
điều e muốn nói ở đây đó là đây là một quy chế không công bằng đối với sinh viên.hiện nay có gần 200 sinh viên học lại còn chưa được thi, vì chúng e pải về thực tập vì thế k dược dự thi các môn học lại cả lần 1 lẫn lần 2.nhà trường đã cho sinh viên học lại, vì vậy k có lí do gì k tổ chức cho chúng e thi sau khi thực tập xong, giống như các bạn thi trượt các môn kì 7, nếu k được thi lần 1 thì pải cho chúng e thi lần 2.thiết nghĩ việc phải dự thi tốt nghiệp lần 2 chỉ nên là những bạn k may đã trượt trong kì thi tốt nghiệp lần 1, k nên để những sinh viên có những môn học lại như chúng e chờ chực đến khi có lớp mới được thi, rồi mới dược thi tốt nghiệp.trong khi nhà trường hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho chúng e được dự thi để có đủ điểm dụ thi tốt nghiệp lần 1.e đã nhiều lần kiến nghị nhưng trước khi đi thực tập chỉ nhận được lời hứa hẹn ” cac e cứ yên tâm đi thực tập, sau khi thực tập xong về nhà trường sẽ tổ chức cho các e thi”.nhưng gần đến ngày hoàn thành đượt thực tập, khi có lịch thi tốt nghiệp chính thức rồi nhưng chỉ nhận được câu trả lời ” nhà trường chỉ tổ chức thi lại các môn kì 7″. số lượng sinh viên học lại khá đông nếu cứ giữ quy chế cũ sẽ gây ảnh hưởng đến rất nhiều người. hơn nữa mục tiêu của ngành giáo dục nói chung và của trường luật nói riêng là tạo điều kiện cho sinh viên ra trường có việc làm, nhưng quy chế trên vô tình đã gây khó khăn thêm cho sinh viên, nhất là sinh viên luạt vì ngành luật ra trường vốn đã khó xin việc.
qua đây e hy vọng từ sự bất cập này những người làm công tác đào tạo sẽ thay đổi cách nghĩ, quy chế cũ đã k còn phù hợp, nó cần thay đổi vì lợi ích của sinh viên luật nói riêng cũng như sinh viên nói chung. và nhắc nhở các bạn khóa dưới nếu các bạn còn môn nào nợ thì cố gắng học và thi cho xong trước kì thứ 5, để đến kì thứ 6 có thể sẽ lại rơi vào tình trạng như chúng e và nguy cơ gửi lại trường luật tấm bằng 6 tháng
Chào chikn,
Đã lâu tôi mới thấy em quay trở lại diễn đàn và tôi cũng thấy em đã có những trải nghiệm thực sự trong việc học tập và chuẩn bị tương lai cho mình. Những đóng góp thẳng thắn và chân thành của em có thể là kinh nghiệm cần thiết không chỉ cho các bạn sinh viên và các cấp quản lý vì mục tiêu chung đem lại những lợi ích tốt nhất cho người học.
Chúc em đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới và nhiều chân trời rộng mở trong hành nghề luật ở tương lai.
em chào thầy,hiện em đang học năm 2 ngành luật kinh doanh trường đại học kinh tế đà nẵng.Đây là một ngành mới mở.Em thấy đa phần các công ty yêu cầu cử nhân luật đều ghi rõ là học luật một trong các trường:Đại học luật Hà Nội,Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh,khoa luật các trường đại học quốc gia.Rõ ràng đây đều là những trường dạy luật nổi tiếng và lâu đời ở nước ta.Em cảm thấy tốt nghiệp cử nhân luật trường đại học kinh tế đà nẵng rất khó xin việc và bằng cấp cũng không bằng các trường trên vì thế mạnh của trường là khối ngành kinh tế.Em không biết phải làm sao,sau này mình có một công việc tốt không nữa.Tại sao các công ty lại có sự yêu cầu kỹ đối với các trường luật như vậy.Mong thầy giải đáp thắc mắc của em.Em cảm ơn thầy nhiều!
Chào vulaw1990,
Thắc mắc của em đáng nhẽ phải đặt ra cho các đơn vị sử dụng lao động trả lời. Thương hiệu của một cơ sở đào tạo cũng có ảnh hưởng nhất định đến cơ hội xin việc làm của sinh viên, tuy nhiên đây không phải là yếu tố quyết định.
Yếu tố quyết định phụ thuộc vào nỗ lực của người học, em phải cố gắng học theo mục tiêu học để đáp ứng các yêu cầu của xã hội chứ không phải chỉ để có một tấm bằng, tinh thần tự học và học qua thực tiễn rất quan trọng với em đấy. Thực ra, trường em có một thế mạnh trong đào tạo luật đó là học luật trong môi trường đào tạo kinh doanh, tôi nghĩ em nên phát huy thế mạnh này nhất là kiến thức về luật kinh tế, dân sự, lao động…và các kiến thức về quản trị, kinh tế, maket ting… Nếu em thực sự nỗ lực học tập em có sẽ có cơ hội việc làm không phụ thuộc vào việc em học ở cơ sở đào tạo nào.
Tuy nhiên, cũng phải đặt ra trách nhiệm xã hội của các đơn vị sử dụng lao động. Trách nhiệm của các đơn vị này phải tạo cơ hội về việc làm cho tât cả các người học một cách bình đẳng và người học nào khẳng định được mình thì sẽ có được tuyển dụng. Hiện nay, ngay cả các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng cũng chưa thực sự tạo cơ hội bình đẳng cho người xin việc, tiêu chí chỉ tuyển sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi là rất phổ biến (mặc dù chưa có một luận cứ khoa học nào người tốt nghiệp trung bình làm việc không hiệu quả bằng người tốt nghiệp loại khá giỏi).
Chúc em vững tin vào những gì mình đã lựa chọn và đạt kết quả học tập tốt.
Tôi muốn tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về: luật Doanh nghiệp, Luật tố tụng dân sự, Luật kinh tế, giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty. Vui lòng cho biết tôi có thể đăng ký ở đâu. Tôi đã liên hệ trường Đại học luật TP.HCM nhưng không có những lớp như tôi mong muốn. Xin cám ơn.
Chào BD,
Vấn đề anh gặp phải đang là thực trạng ở Việt Nam. Việc mở các lớp đào tạo ngắn hạn đã được hai trường Đại học Luật Hn và TPCM bắt đầu triển khai thông qua Trung tâm Đào tạo ngắn hạn, nhưng vì nhiều lý do vẫn chưa có sự đa dạng hóa về lớp, lĩnh vực, nội dung đào tạo, đối tượng dự học.
Tuy nhiên có một địa chỉ anh có thể liên hệ VCCI khu vực phía nam
thua thay , em la sinh vien nam nhat dai hoc luat tp hcm. em co cau hoi muon nho thay chi gium em.
̣1 -quyen duoc mua lo dat tai dinh cu co duoc xem la quyen tai san khong?
Chào Việt Hà,
Trang này tôi không trả lời về kiến thức em chuyển sang các diễn đàn chuyên ngành: Q&A, HN&GĐ, TTDS….
em chao thay a!!! em la sinh vien nam nhat cua truong luat minh. em rat yeu mon luat dan su nhung em lai khong the dang ki duoc mon hoc nay. vay thay oi em co the tham gia vao cac lop hoc va nhung gio seminar de co the biet them ve mon dan su khong thay ???.ah, em cung muon noi voi thay rang trang web nay cua thay rat tuyet va thay cung that tuyet voi khi lang nghe, giup do va chia se tat ca nhung y kien cua sinh vien chung em.CAM ON THAY
Chào Hằng,
Trước hết xin lỗi em vì có sự hồi âm muộn. Trong học tập và nghiên cứu có sự yêu thích là điều rất quan trọng rất và em đã có được điều đấy. Ở bậc đại học em nên tự xác định học là chính, thầy cô chỉ là người định hướng kiến thức thôi. Do vậy, việc em nghe dự thính là rất tốt. Tuy nhiên, cũng cần tôn trọng trật tự lớp cũng như các bạn sinh viên trong lớp đã đăng ký học chính thức. Trong trường hợp cần thiết em nên xin phép giảng viên phụ trách giờ học đó.
Chúc em có kết quả học tập tốt.
thua thay thay co the tu van cho em mot vai kinh nghiem khi lam bai tap duoc khong a? Cung thao luan nhung khi lam bai khong may khi em duoc diemr cao ca. nhieu khi em tim nhieu tai lieu de lam bai phong phu va thuyet phuc thi diem lai khong cao bang nhung ban chi chep giao trinh. em nghi chac phai co mot phuong phap j do khi trinh bay mot bai luan dan su chu a
Chào linhkt33c,
Băn khoăn về kết quả kiểm tra, đánh giá là bình thường. Nhưng em đánh giá em làm bài tốt hơn bạn khác thì quả cần có minh chứng và vật chứng đấy. Em có thể yêu cầu bộ môn xem bài tập của mình và của bạn.
Thực tế nhiều sinh viên làm bài tốt nhưng có sự sơ sót nào đó trong đánh giá kết quả cũng không tranh khỏi, do vậy nếu sinh viên cảm thấy kết quả kiểm tra, đánh giá không đúng với thực tế bài làm thì có thể yêu cầu bộ môn xem xét lại. Nếu không có yêu cầu thì có nghĩa là sinh viên đã chấp nhận kết quả đó và không nên thắc mắc.
Tuy nhiên cũng có nhiều sinh viên thu thập rất nhiều tài liệu, nhưng không phải để tham khảo mà để copy từng đoạn rồi ghép vào bài tập của mình. Các em có quyền đọc tài liệu tham khảo nhưng phải chuyển hóa thành kiến thức và sự hiểu biết của mình.
Về cách làm bài tập cá nhân, nhóm, học kỳ bộ môn đã có giờ tư vấn em nên khai thác tốt giờ này.
Chúc em đạt kết quả học tập tốt.
em thưa thầy, em muốn nhờ thầy giải đáp hộ em điều này ạ, em đang tìm hiểu về “bảo lãnh theo yêu cầu”, em không hiểu là bảo lãnh theo yêu cầu thì khác gì bảo lãnh. hay là trong phương thức bảo lãnh gồm có bảo lãnh theo lyêu cầu và bảo lãnh gì nữa ạ. và em không hiểu vì sao bảo lãnh theo yêu cầu lại là phương thức thanh toán không kèm chứng từ ạ. em xin cảm ơn thầy.
Chào Việt Hà,
Trang này tôi không trả lời về kiến thức em chuyển sang các diễn đàn chuyên ngành: Q&A, HN&GĐ, TTDS….
Em chào thầy!
Kính chúc thầy năm mới sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt, chúc cho diễn đàn ngày càng phát triển.
em đã vào diễn đàn rất nhiều nhưng đây là lần đầu tiên em viết comment. cũng như tất cả mợi người, em thật sự choáng ngợp trước một lượng kiến thức khổng lồ mà diễn đàn mang lại, cũng như thầm cảm ơn sâu sắc thầy vì tất cả.
Nhân đây, e cũng xin được chia sẻ những vất vả, khó khăn và tâm huyết mà thầy đã gửi vào weblog này. Việc trả lời conment có lẽ cũng tốn của thầy nhiều thời gian, nên thầy trả lời comment em lúc nào thầy rảnh, miễn là thầy ko quên có một sinh viên đã hỏi thầy. hi hi.
em là sinh viên năm thứ ba của trường Luật nhà mình, em rất quan tâm đến việc học tiếng anh chuyên ngành. năm ngoái em đọc trên weblog này thấy có một chương trình học tiếng anh của Thầy Hùng hay sao ấy, dành cho sinh viên Luật, nhưng phải thi nên lúc đó em không dám đăng ký, nhưng bây giờ em tìm lại mãi mà chẳng thấy đâu, thầy có thể cho em một vài thông tin về lớp học này được không ạ???
Em cảm ơn thầy nhiều!
Chào Đinh Hạnh,
Cám ơn về những chia sẻ của em, về việc tổ chức lớp học tiếng anh pháp lý còn còn gặp nhiều khó khăn nên hiên tại không mở được. Em có thể liên hệ với LS Hùng để trao đổi thêm về kiến thức tiếng Anh theo địa chỉ vputinhungaus@yahoo.com
Thua thay em la sinh vien k34.chung em bat dau lam quen voi cach hoc tin chi nen co rat nhieu kho khan.Em thay mot mon hoc nhu kinh te dai cuong ma chi hoc trong 3 tuan lieu co hieu qua khong thua thay ?dola mot van de moi,rong ma hoc nhu the bon em chua kip hieu ra van de thi da ket thuc mon hoc.Bon em deu nghi hoc kieu nhu vay chang qua la tich tin chi cho co thoi chu thuc chat hieu qua khong duoc bao nhieu thay a.
Ve van de lam viec nhom, lop tin chi la lop moi, viec bon em gap nhau de lam bt nhom la rat kho khan the ma co nhung mon chi toan la bai tap nhom. that la kho!
Con viec trao va nhan bai tap nhom em thay ngoai cah thay co dua bai tap phat cho moi lop moi to em nghi tai sao moi to bo mon khong lap ra mot mail rieng cho tat ca sinh vien vao do truy cap de khong phai di tim nguoi duoc giao bai tap.Nhu mon luat dat dai cua bon em khong biet co da giao bai tap lon hoc ki cho ban nao ma tuan sau nop bai tap roi ma chua ai co bai tap trong tay .
Con ve viec tu van.Bay gio lich hoc cua chung em rat nhieu khong co han mot buoi nghi de di tu van vay em nghi mon nao cung nen co mot mail rieng cua mon do de bon em co the trao doi voi thay co qua mail rat tien loi!
Chào hongthuan,
– Thời gian hoàn thành môn học quan trọng nhưng không đóng vai trò quyết định. Quyết định là tính định hướng học tập hiệu quả của giảng viên, bộ môn và hiệu quả tự học của sinh viên;
– Về hoạt động nhóm em có thể tham khảo bài viết sau:
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/11/16/45178/
– Ý kiến của em về phương thức chuyển giao đề tài bài tập cá nhân, nhóm, học kỳ cho sinh viên của các bộ môn là xác đáng. Rất mong các bộ môn cần có phương thức chuyển giao đề tài bài tập cho sinh viên một cách hiệu quả hơn, trong đó chuyển giao đề tài bài tập thông qua công cụ mạng có thể là phương thức hiệu quả, đặc biệt thông qua website của nhà trường;
– Ý kiên của em về hoạt động tư vấn của tổ là đáng tham khảo. Tuy nhiên, tư vấn tại bộ môn chỉ là một trong hoạt động hỗ trợ nếu có khó khăn em có thể khai thác thông qua kênh tư vấn khác. Ví dụ: trong cuốn đề cương môn học em có thể khai thông tin về giảng viên và xin tư vấn trực tiếp từ giảng viên…
Chúc em thành công trong học tập
em dang tim hieu ve su that bai hay thanh cong cua mot cong ty kinh doanh quoc te,co ai co the giup do minh duoc khong
Bạn có thể vào trang http://conduongthanhcong.com/ để tham khảo
Chao moi nguoi co the chi giup em tai lieu ve Dang ki thong ke va kiem ke dat dai duoc ko? Em dang rat can de tham khao.
Bạn thử vào trang WEB bộ tài nguyên, môi trường để tìm hiểu
em chao thay ah!
thua thay, em muon hoi thay ve phuong phap lam bai thi- thi viet.
Cu ki nao em thi viet thi diem phay cua em lai rat thap. Dac biet la ki vua roi, em thi Lich Su Dang…khong nhung rieng em ma ca lop em toan 4,5 diem. Khong phai chung em khong hoc bai, nhung kien thuc thay giao giang chung em deu dua vao bai viet vay ma diem ai cung leo teo?
Em rat lo lang vi ki hoc nay em lai toan hoc nhung mon chuyen nganh va lai thi viet!
Thay giao co the chi cho em kinh nghiem lam bai thi viet duoc khong a?
Em cam on thay!
hi Nguyen Hang!
mình làm bài thi viết cũng có lúc điểm thấp cũng có lúc điểm cao. Nhiều lúc làm y đúc như những j được ghi trong vở, sách mà vẫn không đc điểm cao.. Theo mình nghĩ, học hết kiến thức ( đủ ý) đã đành, nhưng muốn có số điểm cao hơn thì cần phải làm khác bài thi của mình. Nghĩa là nếu ai cũng học như bạn, học những j được dạy thì bài làm của ai cũng giống nhau. Khi chấm, thầy cô cũng ko thể nâng bút cho điểm cao được. Vì thế, hãy cố gắng tự làm khác bài thi của mình với ngưoif khác.. có thể khác bằng cách trình bày logic khoa học hơn .. hoặc khác bằng 1 ý kiến thức nào đó cho bài làm của mình…
Đây là 1 chút kinh nghiệm đi thi của mình. Mang tính chủ quan nhưng vẫn muốn share cho b. Thi tốt nhé!
ai biet thi noi cho to biet voi,va neu biet ten cua 1 ngan hang trach nhiem huu han 2 thanh vien tro len thi noi cho to biet luon voi
cac ban oi,cho to hoi da co ngan hang trach nhiem huu han 2 thanh vien tro len khong nhi
E chào Thầy,chào các bạn!
học luật THA,em thấy có 1 vấn đề về việc xác minh đều kiện THA,theo Luật thì đó là quyền của người được THA( tự mình,ủy quyền) để tiến hành xác minh.
E muốn hỏi: nếu mà người được thi hành án tự mình xác minh,thì cần phải làm những gì và biên bản xác minh như thế nào a?
Chào mrvietq,
Trường hợp em nêu đã được qui định tại Đ 44 Luật thi hành án dân sự, theo đó người được thi hành có thể chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ luật định để xác định, các biện pháp này phải được ghi rõ trong biên bản xác minh và có tài liệu chứng minh.
nếu không tự mình xác mình, người được thi hành án có thể yêu cầu chấp ahnhf viên thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án.
NHỮNG CÂU HỎI CHUYÊN MÔN EM POST LÊN CÁC TRANG THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH, KHÔNG ĐƯA LÊN TRANG NÀY
thay oi. em rat so thi van dap mon luat ds, no co qua nhieu van de va qua phuc tap. thay co the cho em mot so kinh nghiem lam the nao de hoc vua nhanh lai vua co hieu qua mon nay khong a. em da dat ra muc tieu la thi van dap dansu hoc ky nay it nhat phai co^ lay diem 7 nhung gio e thay that kho roi. hoc roi lai quen, dac biet la may Dieu luat, em nghe thong tin rang mot so thay co khong cho cam theo bo luat len ban thi van dap, nho thay co co hoi them ma khong nho thi se bi diem thap rui.
Chào nhoc kt,
Phương pháp học thuộc về phạm trù cá nhân người học, không thể áp dụng một phương pháp cho tất cả người học. Người học cần lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình. Trên trang này tôi đã đăng bài kinh nghiệm khiểm tra, đánh giá em tham khảo thêm.
Học là một quá trình chứ không thể rút gắn thời gian, cần xác định học hiểu chứ không thể học thuộc. Kết quả cuối của sự học là em hiểu cái em học bản chất là gì? em có làm chủ được nó không? Sự khác biệt cơ bản giữa người hát Karaoke thông qua chữ chạy trên màn hình và người ca sĩ được đào tạo chuyên nghiệp và có khổ luyện cũng là một ví dụ cho em soi xét đấy…
Tất cả các kiến thức đều có sự giao thoa, liên quan đến nhau không có sự độc lập tuyệt đối, do vậy sẽ thất bại nếu học tủ. Ví dụ: bản chất pháp lý của di chúc là một loại giao dịch dân sự thì các kiến thức về chủ thể, giao dịch dân sự cũng có liên quan rất nhiều đến nó… Cần tranh thủ sư tư vấn của thầy cô, trong học nhóm, bạn học… trong tiếp thu kiến thức
Trong thể thao người ta đưa ra chỉ tiêu huy chương vàng vì người ta đã xác định được phong độ của vận động viên và phong độ của vận động viên chỉ đạt được sau một thời gian dài khổ luyện. Sự học cũng vậy em ah
Chúc em lựa chọn được phương pháp học thích hợp nhất cho mình
THUA THAY!
Thay giup e moi ah!
thông qua nghiên cứu các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa hãy làm rõ tại sao trong chính sách giao đất rừng cho người lao động nhà nuớc lại có chính sách giao đất giao rừng dài hạn ?
Thua thay !
thay co tai lieu, hay trang tin noi den su tac dong den gia vang kg? ah!
va ky thuat choi vang tren san co the chia se dc chu ah!
Chào le Hung,
Ở cột bên phải của trang này,mục Thị trường tài chính tôi đã link đến địa chỉ em cần tra cứu
mọi nguời cho knh nghiệm về việc nghiên cứu một hợp đồng với, mình đang phải nghiên cứu về hợp đồng bảo mật thông tin, việc tìm hiểu và rà soát các quy định của pl về loại hđ này khó quá.mong mọi ng giúp
CHAO CAC BAN ! TOI NGUYEN VAN TRUONG 65 TUOI.TOI CO MUA 1 MANH DAT 100M2 DAT DEN BU NONG NGHIEP 10% CUA XA.XIN HOI CO THE CHUEN DOI MUC DICH SU DUNG SANG XAY NHA DE O DUOC KO ? DAY LA SO DI DONG CUA TOI:01216218875. KINH MONG BAN DOC GIUP DO TOI VI TUOII DA GIA ROI.CHAN THANH CAM ON !
bay gio em la sinh vien nam thu nhat cua truong dai hoc luat
qua that la nam dau tien la sinh vien con co nhieu nhung bo ngo
ban be,thay co.phomg cah hoc.tat ca deu xa la.nhung qua that la em rat met moi voi chuong trinh hoc nhu the nay
chung emphai hoc qua le te
them lai ko duoc. nghi cuoi tuan.nhieu khi lam cho chung em rat thu dong
Quả thực thầy là một nhà giáo rất tâm huyết. Việc lập nên trang web này là một biểu hiện chứng minh điều đó. Từ nhỏ cho đến năm 17 tuổi em đều ước ao mình được là giáo viên. Nhưng đến khi lựa chọn trường để thi em đã lựa chọn khác. Rời khỏi trường Luật cũng đã có nhiều người động viên em thi lại trường nhưng e đã không đủ can đảm làm diều đó. …..
Vẫn biết là thầy bận công tác nhưng giá như thầy đứng lớp nhiều hơn thì vẫn tốt hơn. Tình yêu nghề, phương pháp giảng dạy sáng tạo, kiến thức tốt sẽ hỗ trợ rất nhiêuf để sinh viên tìm được hứng thú trong học tập cũng như có phương pháp tốt. Khi chưa thi vào trường luật em rất sợ việc học luật vì nghĩ khó và khô khan nhưng khi học thì em lại thấy mình đã không chọn sai ngành học. Dù chưa một lần nói ra nhưng trong thâm tâm em luôn biết ơn những thầy cô đã truyền “lửa” cho em. Vì vậy khi chọn giáo viên hd khoá luận, yếu tố đầu tiên để em lựa chọn là sự nhiệt tình của thầy cô mà em tự thấy. Năm tháng trôi qua, bao lớp học trò đến rồi lại đi nhưng mong thầy vẫn giữ được hình ảnh đẹp của một “kỹ sư tâm hồn” trong mắt sv bọn em thầy nhé.
em cam on.thưa thầy em muốn hỏi điều này ạ. Vì sao lại nói nhà nước chủ nô ở phương tây dân chủ ,tiến bộ hơn nhà nước chủ nô phương đông ạ?ở đây dân chủ tiến bộ được hiểu ntn?và thể hiện ntn ạ
thua thay em la sv k34.em lam bai tap nhom ve so sanh tin dieu ton giao va phap luat. thay co the huong dan cac tieu chi cho em duoc ko a.khi lien he thuc te o viet nam ve van de nay thi phai lien he nhung cai gi a
chào mai ly. theo anh thì có một số tiêu chí như: thứ nhất, nguồn gốc hình thành
thứ hai, hình thức ( ko chắc chắn lắm)
thứ ba, phạm vi áp dụng trong thực tế và hiệu quả áp dụng
thứ tư, biện pháp bảo đảm
thay oi thay cho em hoi la : tai sao thay lai muon lam mot giang vien truong luat hon la lam cac cong viec khac trong nghanh luat
Chào van anh,
Không phải với tôi Giảng viên đại học là hơn các nghề khác đâu. Nhưng thực tế giảng viên Luật là nghề nghiệp tôi đã lựa chọn, cũng có nhiều lý do mang tính chất lý tưởng hoặc mang tính chất cá nhân:
1. Nhiều người cho rằng nó là nghề cao quí và tôi là một trong những người nghĩ như vậy;
2. Đây là một trong số những nghề ít phải tính toán thiệt hơn. Khi đứng trên bục giảng mà phải suy tính được và mất chắc là khó bám trụ với nghề lắm;
3. Làm giảng viên bạn sẽ không bị gò bó (hoặc ít bị gò bó hơn) về tư duy sáng tạo và nơi bạn có thể thoải mái trải nghiệm sự sáng tạo của mình nhất. Tất nhiên ở hoàn cảnh Việt Nam hiện tại lý do này chưa phải là lý do thuyết phục tuyệt đối;
4. Làm giảng viên luật ngoài tư chất của nhà sư phạm đòi hỏi giảng viên đó phải có tư chất của một luật sư, thẩm phán, nhà làm luật, nhà nghiên cứu pháp lý… Như vậy nếu là giảng viên Luật thì thực sự bạn đang hành nghề luật đấy;
5. Làm giảng viên Luật không nhất thiết bạn là một giáo viên cơ hữu (thuộc biên chế) của một cơ sở đào tạo luật. Thật ấn tượng khi bạn là luật sư, thẩm phán, nhà làm luật hay một nghiên cứu viên pháp lý … đồng thời là giảng viên kiêm nhiệm của một cơ sở đào tạo luật;
…
Cám ơn em.
Chao thay,cung tat ca cac ban!
Toi la 1 sinh vien truong kinh te,muon ra truong duoc theo hoc lop ve luat co hieu qua.Xin hoi moi nguoi cho biet dieu kien de hoc nhu the nao,chac chi hoc duoc van bang 2 thoi nhi.Chan thanh cam on moi nguoi.Rat mong duoc hoi am!
Chào specialday,
Hiện nay trường Đại học Luật HN có chương trình cử nhân luật dành cho người đã có một bằng đại học – Hệ văn bằng II. Hệ này gồm có văn bằng II tại chuwscvaf văn bằng II chính qui. Bạn có thể liên hệ phòng Đào tạo ĐHL Hà Nội để bết thêm thông tin
Chân thành cảm ơn thầy,rất mong được gặp các bạn trường luật trong thời gian tới!
Em chào các thầy và các anh, chị!
em có một câu hỏi nhỏ kính mong các thầy hoặc các anh, chị giúp dùm e
câu hỏi: hãy chứng minh rằng quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự.
kính chúc các thầy và các anh, chị nhiều sức khỏe.
cám ơn thầy và chị đã cho em những lời khuyên bổ ích! em sẽ cố gắng ạh!
chào pink_cloud1991
chúc mừng em đã chính thức là một sinh viên Luật. Thật bất ngờ- tâm sự của 1 sv vừa ra trường và sv vừa vào trường lại liền kề nhau.ễin mạn phép trả lời thay thầy cau hỏi của em. Khi làm lễ khai giảng em nên đi dự vì các thầy cô sẽ cung cấp khá nhièu thông tin bổ ích. Những câu hỏi này em nên hỏi trước khi nộp hồ sơ thi thì có lẽ sẽ hay hơn. Nhưng ko sao giờ em hỏi cũng là để sẵn sàng cho một quá trình học mới. Trước hết em dc học những môn đại cương để bổ trợ chi việc sau này học các môn luật( năm chắc kiến thức đại cương sau này em học sẽ rất tốt đó), từ năm 2 em bắt đầu dc học những môn luật- và được tiếp thu những kiến thức xã hội từ những thầy cô rất tâm huyết. hnhf thức học là học tín chỉ và cả niên chế( khi vào học em sẽ dc biết cụ thể). Để học hiệu quả thì có nhiều cáh nhưnng theo chị trước hết em tập quen dần với môi trường mới ở dại học đã, học hỏi kinh nghiêm từ các a-c khoá trước, biêt đề ra cho mình những mục tiêu vừa sức, luôn cập nhật kiến thức mới, nhớ đi học đầy đủ và lắng nghe giảng đó… yêu trường mà mình đã chọn-tâm huyết với những môn mình được học- cố gắng vì niềm tin ba mẹ và những người thân dành cho em thì em sẽ làm được thôi mà. Chúc em nhanh chóng hoà nhập với môi trường sống và học tập mới nhé!
Em là sv vừa mới trúng tuyển vào trường năm nay (khóa 34). Xin thầy cho em biết khi vào trường em sẽ được học những gì, hình thức học như thế nào và học thế nào cho có hiệu quả được ko ạ?!
Chào pink_cloud1991,
Trước hết xin lỗi em vì đã hồi âm muộn và tôi thực sự chúc mừng em đã trở thành sinh viên Luật.
Hình thức học mà em sẽ được tiếp cận là học theo phương pháp tín chỉ – để cao tinh thần tự học của sinh viên.
Thời gian đầu em sẽ tiếp cận các môn khoa học lý luận cơ bản sang năm thứ hai em sẽ học các môn luật chuyên ngành: Trong đó có các môn học bắt buộc em không có sự lựa chọn và các môn tự chọn (chuyên đề tự chọn) em có thể lựa chọn chuyên đề mà em thích thú.
Khi nhập học phòng Đào tạo nhà trường sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho em về toàn bộ chương trình đào tạo.
Về phương pháp học tôi có một số lời khuyên sau:
– Phải xác định rõ mục đích học luật từ đó đưa ra các mục tiêu trong học tập thật rõ ràng cụ thể (Cần tìm hiểu thực tiễn cần gì ở người học luật và hãy trang bị thật kỹ những yêu cầu đó để đáp ứng thị trường lao động)
– Lấy tinh thần tự học là chính (đặc biệt phải đọc rất nhiều tài liệu và chịu khó đi thực tế, quan sát cuộc sống nên tham khảo định hướng của giảng viên);
– Nên loại bỏ cách học thuộc mà thay đó vào đó cách học theo vấn đề và học hiểu. Em nên nhớ tư duy logic, biện chứng rất cần thiết đối với sinh viên luật.
– Phải tích cực tham gia các giờ thảo luận trên lớp và thảo luận ngoài giờ (Ví dụ tham gia các diễn đàn hoặc câu lạc bộ….) với các giảng viên và các bạn.;
– Khi có cơ hội nên tận dụng học tập và rèn luyện kỹ năng nói và viết. Đây là hai kỹ năng gắn liền với nghề luật;
– Cần thiết phải tham khảo kinh nghiệm học tập của các anh chị khóa trước để đưa ra phương pháp học của riêng mình và phù hợp với mình.
… các kinh nghiệm khác em có thể tham khảo ở chuyên mục kinh nghiệm học tập trên trang thông tin này.
Chúc em thành công trong học Luật và trở thành một chuyên gia pháp luật sau này.
chao cac ban sv! Toi vua moi ra truong thoi. Nam hoc moi sap bd nhung ko nhu nhung nam trc, nhung cam xuc vui buon dan xen ko ua ve nhu khi con di hoc. qua that dc di hoc la dieu hnah phuc nhat, co nhung luc kho khan va met moi nhung hay lay do lam dong luc de phan dau. Sau khi ra truong toi thay co doi chut tu hao khi la sv Luat, da dat dc muc tieu minh de ra khi BD di hoc. Co doi chut nuoi tiec vi con chua dc hoc nhieu. Chuc cac ban 1 nam hoc moi day thanh cong nhe.
Xin có ý kiến tại sao chúng ta không lập một diễn đàn học tiếng Anh Luật trên website này để chùng ta cùng cải thiên? Tôi rất vui nếu được giúp đỡ các bạn tìm tài liệu. Vì hiện này tôi đang học ở Úc và quen rất nhiều bạn học Luật nên có thể giúp được một phần nào đó. Nhưng rất tiếc đam mê của tôi lại thiên về economcis nhưng tôi đã từng được học Luật 1,5 năm ở nhà. Thực sự tôi đã có ấn tượng rất đẹp về Luật và rất muốn theo đuổi nó khi thôi hoàn thành xong degree của mình về economics.
Chào Tâm sự của một sinh viên từng là sinh viên Luật,
Tôi rất vui trước đề xuất của bạn. Thực ra trên trang thông tin đã có một chuyên trang về tiếng anh pháp lý http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/q-a/english-for-law/ tuy nhiên trang này hiện hoạt động không hiệu quả. Bạn có thể vào đó tra cứu và cho ý kiến đóng góp được không?
Trân trọng
Có thể nói hiện nay sinh viên Luật ở nước ta chưa được đánh giá cao, nếu nói một cách thẳng thắn thì quan niệm thi vào Luật điểm thấp là rất phổ biển. Sinh viên Luật luôn bị coi là kém tiếng Anh, và nhiều khi có người tốt nghiệp ra trường kiến thức chuyên môn không vững. VÀ rồi chúng ta đổi lỗi cho nhau, chúng ta đổi lỗi cho chất lượng sinh viên kém, sinh viên thì đổi lỗi cho hệ thổng. Nhưng tại sao chúng ta không dừng lại và suy nghĩ rằng ĐÃ ĐẾN LÚC CHÚNG TA DỪNG VIỆC ĐỔI LỖI CHO NHAU VÀ CẢ HAI BÊN THẦY VÀ TRÒ- CÙNG CỐ GẮNG ĐỂ CẢI THIỆN HÌNH ẢNH SINH VIÊN LUẬT NÓI RIÊNG VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NÓI CHUNG. Nếu chúng ta cứ tiếp tục đổi lỗi cho nhau và dừng chân tại chỗ, thiết nghĩ biết bao giờ sinh viên Luật mới vươn tới tấm cao mới.
Trước tiên, tôi thiết nghĩ cả hai bên – thầy và trò cùng cố gắng. Với sinh viên, chúng ta hãy giành một ngày để tìm lại đam mê của mình với nghề Luật và hãy làm bùng cháy ngọn lửa đấy lên. Chúng ta là những người sau này sẽ đóng góp cho đất nước vì thế muốn cho hình ảnh chúng ta thay đổi hay nói lướn lao hơn hình ảnh Việt Nam thay đổi thì mỗi thành viên chúng ta phải cố gắng. Chúng ta đừng từ đặt cho mình suy nghĩ rằng : chúng ta không giỏi Tiếng Anh nên có cố thì cũng làm gì, hay thầy cô này dạy chán lắm nên không muốn học, hay bây giờ già rồi có cố cũng muôn…. TẤT CẢ CHÍ LÀ CỚ. KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ. Nếu các bạn luôn nghĩ là mình làm được thì chúng ta sẽ tìm ra con đường cho mình. Nếu chúng ta không có điều kiện học tập tốt như các bạn ở nước ngoài thì tự chúng ta phải khắc phục nó ĐỪNG đổi lí do là vì hoàn cảnh. Con đường chúng ta đi không bao giờ là bằng phẳng cả, nó luôn gồ ghề và thử thách. Đó mới là cuộc sống! ^^ KHi các bạn vượt qua nó các bạn sẽ thấy hạnh phúc và được nếm được hương vị của sự sung sướng.
Một điều nữa mình muốn nói các bạn đừng so sánh các bạn với người khác để rồi suy nghĩ là Bạn ý giỏi thế còn chưa làm được thì sao mình làm được. ĐỪNG BAO GIỜ NGHĨ THẾ. ĐỪNG ĐÁNH GIÁ THẤP BẢN THÂN CỦA CÁC BẠN. Mỗi chúng ta có một con đường riêng, không ai giống ai cả, có thể con đường của bạn không thuận buồn xuôi gió và có nhiều điều hạnh phúc như người khác nhưng điều quan trọng là CUỐI CÙNG BẠN ĐI TỚI ĐÍCH CỦA NÓ.
CHính vì thế tôi thiết nghĩ rằng việc đầu tiên HỠI CÁC SINH VIÊN LUẬT CÁC BẠN HÃY TÌM ĐAM MÊ CỦA CHÍNH CÁC BẠN ĐỐI VỚI LUẬT. Khi các bạn tìm thấy nó các bạn sẽ tìm được đường đi cho mình. Tôi tin chắc nếu mỗi chúng ta đều cố gắng và nhiệt huyết chắc chắc hình ảnh chúng ta sẽ thây đổi và hệ thốn pháp luật chúng ta thay đổi. Nếu chúng ta kém Tiếng Anh ư, chúng ta sẽ cố gắng giúp nhau học tiếng Anh. HÃy luôn nghĩ rằng đó chỉ là công cụ đừng nghĩ nó là quá khó.
Em cũng xin có đóng góp nhỏ với các thầy cô, em sẽ nói thành thật ý kiến của mình. Như em đã nói ở trên đã đến lúc chúng ta phải dừng việc đổi lỗi lẫn nhau và cả hai bên cùng cố gắng. Em không phủ nhận rằng chất lượng thi vào Luật không được cao như các trường kinh tế NHƯNG điều đó không có nghĩa là hết hi vọng hay là không có sinh viên Luật nào là không có tiềm năng. Em thiêt nghĩ các thầy cô có thể thiết kế một cách dạy nào đó để phù hợp với từng lớp,v à có thể kích thích được sự đóng góp, xây dựng bài của sinh viên. Em nghĩ tất cả chúng ta đều có thể làm được nếu cả hai bên cùng cố gắn Và có TÂM với việc mình làm.
Những dòng trên đây đó là những suy nghĩ từ đáy lòng tôi vì tôi cảm thấy đáng lo ngại cho tình trạng sinh viên Việt Nam hiện nay không biết mình mong muốn gì và mình phải đi như thế nào. Tôi chưa phải là một người thành công để giám lên lớp các bạn sinh viên, nhưng tôi chỉ muốn nói để hi vọng rằng mỗi chúng ta hãy thức tỉnh dậy và làm một cái gì đó thật ý nghĩa cho bản thân. Đừng để cho thời gian trôi đi một cách lãng phí. Tôi tin răng nếu mỗi thế hệ chúng ta cố gắng chắc chắn chúng ta sẽ thay đổi được đất nước theo chiều hướng tổt đẹp
Chào Tâm sự của một sinh viên từng là sinh viên Luật,
Comment của bạn gợi cho tôi rất nhiều điều suy nghĩ và tôi cũng hy vọng các thành viên khác của trang thông tin có chung một cảm nhận như vậy. Thực trạng đào tạo luật cũng là thực trạng chung của đạo tào đại học ở Việt nam hiện nay nặng về lý thuyết xa rời thực tế. Muốn cải cách giáo dục cần thực hiện rất nhiều công việc từ yếu tố quản lý đến yếu tố nhân lực và cơ sở vật chất. Trong đó: quản lý nhà nước – chương trình đào tạo – Giảng viên – sinh viên có yếu tố quyết định.
Nếu lấy điểm đầu vào để đánh giá chất lượng sinh viên cũng chỉ đúng một phần. Trên thực tế chất lượng đào tạo phổ thông và chất lượng tuyển sinh đã đánh giá đúng năng lực của từng người học hay chưa cũng là điều chúng ta cần phải cải cách, đặc biệt đối với lĩnh vực khoa học xã hội.
Trong một mặt bằng chung như vậy, tôi nhất trí với bạn về vai trò của sự nỗ lực cá nhân người học gắn với sự định hướng của cơ sở đào tạo và giảng viên.
Chúng ta mới chỉ áp đặt một chiều cho người học phụ thuộc kiến thức trong chương trình đào tạo và trong giờ giảng của giảng viên mà chưa đặt sinh viên vào vị trí cùng tham gia giờ giảng cùng thảo luận với giảng viên để ra một định hướng trong xử lý vấn đề. Với tư cách là một giảng viên, tôi cho rằng: điều giảng viên nên làm là phải giúp cho sinh viên hiểu tại sao họ phải nghiên cứu môn học, phương pháp nghiên cứu môn học, học liệu hỗ trợ môn học, các hướng tiêp cận khi nghiên cứu một vấn đề lý thuyết, phương pháp vận dụng một kiến thực lý thuyết vào xử lý một tình huống thực tế cụ thể. Việc xử lý vấn đề theo tôi nên để sinh viên chủ động…
Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn có quan niệm (kể cả giảng viên): Giảng viên phải là người đúng khi họ nêu vấn đề và kết luận vấn đề để làm chuẩn cho sinh viên noi theo. Quan niệm này không hẳn là sai, nhưng người giảng viên buộc phải lựa chọn kiến thức mà họ đưa ra phải đúng hiện không còn tranh luận mà không đưa ra những kiến thức còn nhiều tranh luận nhưng lại là những kiến thức cuộc sống đang yêu cầu. Mặt khác, sinh viên phụ thuộc vào xử lý vấn đề của giảng viên, tất yếu sẽ có một sản phẩm giáo dục thụ động.
Phương pháp có lợi, nhưng rất vất vả cho cả giảng viên và sinh viên là giảng viên nêu những con đường có thể đến với vấn đề sinh viên đang nghiên cứu và sinh viên là người lựa chọn con đường mà họ cho là hiệu quả nhất.
Trân trọng,
Chào bạn Nguyễn thị Ngoan,
Không biết phần trả lời này của tôi có muộn lắm không! Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân thì đề tài bạn chọn khá rộng. Do việc thực hiện thuế GTGT của VN cho đến hiện nay được tiến hành qua 2 giai đoạn(tạm chia như vậy):giai đoạn từ 1999-2008 và từ 01/01/2009 đến nay. Tên gọi là giống, bản chất là giống (là loại thuế gián thu) nhưng đối tượng nộp thuế, thuế suất đã có sự thay đổi đáng kể. Bạn cần tìm hiểu và lý giải tại sao Quốc Hội đã ra luật thuế GTGT mới, có hiệu lực từ 01/01/2009, thu hẹp dòng thuế suất 5%, bỏ hẳn thuế suất 20% đồng thời mở rộng diện đối tượng nộp thuế. Việc này có liên quan đến các cam kết cắt giảm thuế đối với WTO không? Sau đó bạn dựa trên nhận xét đó mà lý giải và kết luận. Nếu không, bạn sẽ dễ lạc đề (vì SV luật viết về đề tài này sẽ khác với SV khoa tài chính nhà nước viết về đề tài này). Chúc bạn hoàn thành tốt đề tài.
Kì thi đã gần kết thúc và lại một năm học nữa trôi qua. Những bài viết trong blog này ngày càng nhiều lên cùng những reply của thầy. Chúng em xin cảm ơn thầy vì những gì thầy đã làm cho sinh viên luật và đóng góp cho cộng đồng luật học. em xin chúc thầy nhiều sức khỏe và thành công.
Chào chikn,
Cám ơn em rất nhiều. Mọi thành công dù là nhỏ bé nhất đều là kết quả của nhiều sự chia sẻ khác nhau. Chúc em có được kết quả tốt nhất trong học tập, cuộc sống và nghề nghiệp.
em cảm ơn thầy!
Nhưng thầy ơi! Bọn em không được học tín chỉ. Đó là bài kiểm tra thứ 2 ( không phải là bài thi ) ạ!
Bài kiểm tra thứ 2 là bán trắc nghiệm ( có 5 câu). Chúng em chỉ thắc mắc là CÁCH CHẤM ĐIỂM của Bộ môn là chỉ chấm CÁCH GIẢI THÍCH hay chấm cả khẳng định đúng sai ạ????
Có lẽ để giải đáp mọi khúc mắc thì em lên tìm đến Bộ môn thì tốt hơn.
Em cảm ơn thầy rất nhiều!!!!
Em thưa thầy!!
Xin thầy giải đáp giúp em một số vấn đề với ạ!
1- Bài kiểm tra môn LDS thứ hai của bọn em điểm rất thấp. Ngay cả những người học rất tốt cũng vậy. Bản thân em chưa bao giờ dành được số điểm trong học tập dẫn đến ” sốc” như vậy ( trước lúc làm bài thi học kỳ chứ). Những bọn em khẳng định là bọn em khẳng định không sai. Chỉ còn lại là vấn đề giải thích. Nhưng không hiểu cách chấm của thầy cô sao mà ..số điểm của mọi người lại như vậy. Có những bạn các khẳng định chưa đúng hết nhưng điểm lại cao hơn cả những người có các khẳng định đúng hơn. Có bạn bảo ” các thầy cô chỉ chấm phần giải thích thôi chứ ko chấm phần khẳng định đúng sai”. Em rất băn khoăn về cách chấm trong bài kiểm tra này.
Các bạn trong lớp em muốn làm đơn phúc khảo nhờ các thầy cô xem lại bài giúp. Bọn em sẽ phải làm những thủ tục gì ạ??
2- Em thấy đề thi kỳ này của bọn em là trắc nghiệm 100%, những người ngồi cạnh nhau thì đề cũng không giống nhau. Nhưng chỉ là sự xáo trộn giữa các câu trong đề. Tức là có 1 đề thống nhất cho kỳ thi đúng không ạ?? Vậy thì BỘ môn có thể công bố đáp án trên web này được không ạ??
Em cảm ơn thầy ạ!!
Chào maivangkt32F,
Việc nhận kết quả thi không được như mong muốn dẫn tới tâm lý suy đoán trong sinh viên là điều bình thường. Tuy nhiên, việc suy đoán phải có căn cứ em ah. Không chỉ một vài suy luận mà dẫn tới những nhận xét không khách quan. Trong một xã hội thông tin chúng ta cần nghe từ nhiều chiều khác nhau.
Tôi không có thẩm quyền về giải đáp vấn đề em nêu. Tuy nhiên, các em có thể làm đơn đề nghị Bộ môn xem xét lại những bài thi mà các em cho rằng chưa chính xác về kết luậnđiểm. Địa chỉ của Bộ môn: P 303 K 4 ;
2. Đây là trang web cá nhân chứ không phải bộ môn. Nên việc đưa đáp án public trên trang thông tin nằm ngoài thẩm quyền của tôi. Em thông cảm nhé.
Cám ơn emm
thầy ơi, thi luật dân sự có được mang bộ luật vào phòng thì không ạ?
Ban oi trong de cuong mon hoc da ghi ro sinh vien duoc phep su dung bo luat dan su ma
chao cac ban
minh cung la mot sinh vien luat nhung moi nam nhat thoi ko biet goi cac ban nhu the nao ca
khoe luat truong dai hoc vinh moi ra doi duoc 3 4 nam nen kinh nghiem giang day cung nhu giao trinh luat cung chua duoc day du lam cac ban ah
mot nam troi gan het roi ma minh chua tim duoc phuong phap hoc luat ung i duoc du rang minh hoc cung ko te lam
minh mong duoc su giup do cua cac ban kinh nghiem cung nhu cac loai giao trinh cac nguon tai lieu giup cho viec hoc luat duoc tot hon
rat mong dyoc su giup do cua cac ban
Chào kinh nghiem cua cac ban,
Xin chia sẻ những khó khăn mà em gặp phải. Tuy nhiên,học đại học thì tinh thần tự học sẽ là một trong những yếu tố quyết định chất lượng học tập của sinh viên. Những khó khăn của Khoa Luật trường em có lẽ cũng là khó khăn của nhiều trường đại học khác nhau ở Việt Nam. Bên cạnh sự hỗ trợ rất cần thiết và bắt buộc của cơ sở đào tạo, giảng viên thì em cũng nên tìm một kênh học tập riêng cho mình mang tính chủ động hơn: Tìm đọc các tài liệu pháp lý. tìm hiểu thực tiễn pháp lý, internet có lẽ là kênh thông tin rất quan trọng trong hỗ trợ cho em đấy….
Chúc em đạt kết quả học tập tốt.
Em là sinh viên khoá 30,em dang làm đề tài tiểu luận về vấn đề xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ pháp luật dân sự trong thực tiễn xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ở việt Nam hiện nay.
Nhưng em ko biết giải quyết vấn đề như thế nào cả,mong Cô,Thầy chỉ giúp em với(và chỉ cho em nhưng tài liệu tham khảo nửa).
Em cảm ơn!
Chào ngô hoàng anh khoa,
Theo tôi em cần xác định nhwungx quan hệ dân sự nào được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài? Đặc điểm của nó? Pháp luật việt nam và các văn bản pháp luật quốc tế có liên quan về vấn đề này? thục trang tranh chấp các quan hệ DS có yếu tố nước ngoài ở Việt nam hiện nay? những thuận lợi và vướng mắc trong trong giải quyết? Nguyên ngân của nó và giải pháp.
Chào thầy và các bạn ạ!
Thầy ơi và các bạn cho em hỏi 1 câu liên quan tới quyền tác giả trong SHTT ah. Theo quy định hiện thời VN thì, trường hợp chúng em là sinh viên foto giáo trình để học có phải là hành vi xâm phạm quyền ko ah?
Chào Kunta,
Câu hỏi của em đã được qui định tại Đ 25 và Đ 26 Luật SHTT
Em cảm ơn những ý kiến của thầy ạ.
Em có 1câu hỏi nhỏ mong thầy cô và các bạn giúp: Tại sao Cty TNHH phải giới hạn tối đa số thành viên.
Chào Nguyễn Thị Ngoan,
vấn đề em nêu đã được giải đáp một phần trong bài viết sau:
http://thongtinphapluatdansu.blogspot.com/2009/04/cong-ty-mot-nguoi-tai-sao-khong.html
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHUYÊN MÔN, EM VÀ CÁC BẠN NÊN ĐƯA SANG CÁC DIỄN ĐÀN CHUYÊN NGÀNH NHÉ
Chào nguyen phuoc dat,
Vấn đề cổ phần hóa tôi đã up khá nhiều bài trên trang thông tin này rồi đấy. Em có thể tra cứu để có thêm thông tin.
Ngoài ra, em có thể đi tìm hiểu thực tế một doanh nghiệp Nhà nước đã hoặc đang trong tiến trình cổ phần hóa để có thêm kinh nghiệm.
Chào trịnh vương an,
Tại sao em em nghĩ rằng mình có thể hành nghề LS ở Hà Nội hay không? tôi trao đổi với em một số vấn đề như sau:
1. Tinh thần tự học quyết định học vấn và năng lực của một cá nhân. Giảng viên và cơ sở đào tạo chỉ là người định hướng. Do vậy, nơi đào tạo, giảng viên không phải là yếu tố quyết định em có thể trở thành luật sư hay hành nghề luật khác hay không;
2. Em học để làm gì? và trở thành ai? thiết nghĩ em phải là người quyết định. Đừng trông chờ vào cái của người khác trao cho chúng ta. Họ có có thể mang cho chúng ta cơ hội nhưng có nắm được cơ hội đó hay không là do năng lực, quyết tâm của em. Rõ ràng nếu mong muốn trở thành luật sư em phải có động cơ, mục đích học tập cho riêng mình và phải khác với việc học luật chỉ để có tấm bằng cử nhân luật…;
3. Chúng ta đang sống thời đại hội nhập, thế giới ngày càng phẳng, việc em đặt ra mục tiêu làm việc ở Hà Nội là chính đáng, nhưng có hợp lý không khi các địa phương ở Việt Nam, thâm chí ở các nước khác ngày gần nhau hơn và có xu hướng đều cùng nằm trên một mặt phẳng? Hãy học tốt kiến thức trong chương trình đào tạo luật theo tinh thần tự học là chính, lý luận gắn với thực tiễn và trang bị cho mình những công cụ bổ trợ (ngoại ngữ, tin học…) và sau đó em hãy chọn điểm đến nào khai thác tốt nhất khả năng của em.
Thân
Chào cay,
Em nên tham vấn ý kiến từ giảng viên hướng dẫn. Ngoài ra, em nên tìm hiểu Bản chất tổ chức, hoạt động của WTO? khi nào và bản chất của tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên? cơ giải giải quyết của WTO khi có có tranh chấp về thương mại giữa các quốc gia thành viên? Trình tự giải quyết của nó? Hiệu lực của của các phán quyết WTO đưa ra? Hậu quả pháp lý của việc quốc gia thành viên vi phạm các phán quyết đó…. Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề trên em rút ra các ưu và hạn chế của nó.
Chào Nguyễn Thị Ngoan,
Em nên tham vấn ý kiến từ giảng viên hướng dẫn, hoặc em đi thực tế tại các cục thuế. Ngoài ra, em có thể vào trang web của tổng cục thuế để tìm hiểu thêm
Chào Thầy !
Em đang học môn pháp luật kinh tế và đang học đến phần cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.Nhưng trong tài liệu học của em nói về vấn đề này rất ít.Em có rất nhiều thắc mắc mong Thầy giúp em.
Cổ phần hóa nhà nước là gì?Được áp dụng từ khi nào?Những ai được tham gia vào việc mua cổ phần?
Mong sớm nhận đuợc giải đáp của thầy.Em chân thành cảm ơn thầy.
Xin chào thầy Hải và các bạn. Xin phép thầy cho em được gọi thầy là thầy dù em chưa hề được học thầy và cũng chưa được gặp thầy và cũng không biết có bao giờ có cơ hội như thế không. Em hiện đang là sinh viên năm thứ nhất của Khoa Luật trường Đại học Vinh. Em là người ngoài bắc và cũng chỉ thiếu một chút nữa có lẽ em cũng là sinh viên của thầy.hi2. Nhưng em cũng không thấy hối tiếc vì cái gì qua em cũng không muốn nhìn lại.
Trong một lần tình cờ lên mạng tìm tài liệu, em đã được biết đến trang Web này của thầy. Em cũng đã đọc rất nhiều các bài trên trang web, những hỏi_ đáp của thầy và các bạn, những kinh nghiệm học tập và cơ hội làm việc sau này, và từ đó đến nay trang web luôn là địa chỉ em thường truy cập mỗi tối.
Thưa thầy, Khoa Luật của em là một khoa mới thành lập và khoá học của em là năm thứ 2,về điều kiện học tập vẫn còn rất khó khăn, đặc biệt là về tài liệu…,và những gì thầy và các bạn trao đổi về tương lai thật sự em thấy vẫn còn thật xa xôi đối với chúng em. Câu hỏi luôn đặt ra trong đầu em là sau này em sẽ là ai? và em cần phải làm gì? Nhiều lúc em không thể trả lời câu hỏi đó. Tất nhiên ước mơ ngay từ đầu của em đó là được làm việc tại Thủ đô Hà Nội, trở thành một Luật sự có năng lực và trình độ…quả thực em vẫn đang loay hoay tìm câu trả lời cho mình, từ đầu năm đến giờ em cũng vẫnchỉ biết học những gì thầy cô dạy, rồi đọc sách, em biết như thế vẫn là chưa đủ. Xin thầy có thể cho em một và lời khuyên và trả lời giúp em cơ hội việc làm sau này ở Hà Nội như thế nào không ạ? Và sau này nếu học xong ở trong này em sẽ phải học thêm những gì nữa ạ? Em cần trang bị cho mình những gì để có thể chuẩn bị tốt nhất khi ra trường ạ? Em chân thành cảm ơn thầy ạ.
Chào thầy giáo em là muốn hỏi thây giáo về một vấn đề chia di sản thưa kê. Một người đã thành thai trước thời điêm mở thừa kế khi sinh ra còn sống nhưng ngay sau đó đã chế thì có được hưởng di sản thừa kế không? Xin chân thành cảm ơn thầy giáo!
xin cảm ơn anh financlaw.em mới lên mạng nhận dc tin của anh nên hồi đáp trễ, cảm ơn anh nhìu
Em chao thay!
Em la sinh vien nam cuoi Dh Luat tpHCM. Em dang lam khoa luan ve Co che giai quyet tranh chap cua WTO- Uu diem va han che. Nho thay dinh huong cho e huong di khi va nhung kho khan khi chon de tai nay a… em cam on thay nhieu…
Em chào thầy cô, chào các bạn!
Em đang làm khóa luân tốt nghiệp đề tài “thực trạng thuế GTGT ở VN hiện nay”, tuy nhiên do kiến thức thực tế còn hạn chế, cũng như tài liệu thu thập được không nhiều; nên rất mong thầy cô và các bạn chia sẻ, giúp đỡ thêm!
Cảm ơn thầy cô và các bạn!
trước hết xin cám ơn bạn bạn youkhanga,
nhưng thú thật là mình không phải sinh viên chuyên ngành luật nên thấy hơi khó làm. Nhưng dù sao cũng cám ơn bạn nhiều nha. Nếu được bạn có thể nói rõ hơn dùm mình kg
Hi Henry!
cậu có thể tham khảo quyển sách của Nguyễn Thị Khế, Các hình thức tổ chức kinh doanh ấy. ngoài ra mình có thể dựa vào đặc điểm của loại hình công ty này mà suy ra cái hạn chế của nó , chặng hạn như bộ máy công ty cồng kềnh, việc quản lí nội bộ công ty phức tạp , ko hạn chế được số người tham gia ….
Thầy cô và các bạn cho mình hỏi về khuyết điểm của loại hình công ty cổ phần là gì?, vui lòng chỉ cho Henry nơi kiếm được tài liệu liên quan.
Xin cám ơn tất cả mọi người
Chào LS. Phương Nga,
Những điều chị nói, tôi hết sức tán thành. Tôi là người công tác giảng dạy tại trường đại học, và tôi biết rằng, có nhiều nguyên nhân khác nhau để người ta chọn lựa ngành nghề và chọn lựa hình thức đào tạo. Học tại chức không có nghĩa là những con người đó không thông minh và giỏi giang. Tuy nhiên, bản thân chúng tôi tự đánh giá, việc đào tạo hệ tại chức cũng còn nhiều bất cập và sự thực, chất lượng của nó không được tốt bằng hệ chính quy (do thời gian, phương tiện học tập, việc học viên vừa học vừa làm và nhiều nguyên nhân khác nữa). Tuy nhiên, những giảng viên chân chính không lấy cái câu châm ngôn mà chị vừa chỉ trích ở trên làm phương châm của mình đâu, mà họ luôn cho rằng, kiến thức của mình cùng với thực tiễn từ học viên tại chức sẽ tạo ra một sản phẩm đào tạo cân bằng cả hai phương diện: lý thuyết và thực hành, và họ nỗ lực để đạt được điều đó, tuy không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Mong rằng, chị hãy luôn có tâm huyết để chia sẽ những kinh nghiệm của mình cho các bạn trẻ.
Chào Hao,
Để học luật một cách tốt nhất, bạn cần phải tự mình trả lời những câu hỏi sau đây:
1. Bạn có thật sự thích học luật không? Sau này bạn muốn thành công bằng nghề luật không?
2. Bạn đã có một kế hoạch dài hạn cho mình để thực hiện mục tiêu trên chưa? Bạn muốn mình thật giỏi về những khía cạnh nào?
3. Bạn đã bao giờ xây dựng kế hoạch học tập một môn học nào đó chưa? Bạn thực hiện nó đến đâu?
Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này theo đường dẫn sau đây:
http://luattaichinh.wordpress.com/th%e1%ba%a3o-lu%e1%ba%adn/
Thân mến,
-chào các anh chị và các bạn!!!
-mong các anh chị trao đổi về cách học Luật sao cho tốt nhất, ví dụ như: học phải có lịch học…..
-trân trọng cảm ơn!!!!
Kính gửi anh Hải và các bạn,
Qua thực tiễn tiếp xúc với với sinh viên Luật, tôi thấy nảy sinh một số vấn đề liên quan môi trường học tập của các em. Với tư cách là người công tác ngoài ngành sư phạm, tôi xin trao đổi với anh và các bạn một số nội dung như sau:
1. Về việc định vị cho sinh viên: ngay từ thời của tôi, Sv Luật đã được nghe phát biểu những câu đại loại như: “Dốt chuyên tu, ngu tại chức” . 10 năm sau, quan niệm này vẫn chưa thay đổi. Cách nói “văn nghệ” nhu thế này đúng ra không được phép xuất hiện trên giảng đường, cả 10 năm trước lẫn bây giờ. Nói thật với anh, tất cả những đồng nghiệp giỏi của tôi đều học luật tại chức. Những người đang phụ tôi hướng dẫn các em bây giờ, dù… rất giỏi cũng chỉ có bằng luật tại chức thôi anh ạ! Tôi có cảm giác, những người nào đã và đang phát ngôn kiểu này, chắc là chưa từng cộng tác với ai, chưa từng bước chân ra khỏi môi trường sư phạm nên chưa biết thế nào là anh tài, anh hùng ngoài thiên hạ. Chỉ tội cho SV, với thái độ thiếu khiêm nhường như thế, liệu họ có thể chấp nhận học tập từ những người không “chính quy”, hay xa hơn là làm việc chung, làm nhân viên cho những người thậm chí không có cả bằng luật tại chức? Trên 80% những đồng nghiệp, sếp của tôi tại những nơi tôi công tác qua không có bằng luật và tôi học hỏi vô khối điều luật từ họ. Tôi ao ước có ai đó làm thay đổi được quan niệm trên và hãy thương SV một chút. Tôi khá hồi hộp vì chỉ sợ trong lúc giao tiếp, các em sểnh miệng nói với các công tác viên của tôi: “Ủa, anh/chú không có bằng luật/chỉ có bằng luật tại chức thôi à?”. Tôi dám chắc em đó sẽ bị cho ra cửa ngay lập tức. .
2. Về hướng nghiệp: hiện tại môi trường TP. HCM, chỗ tuyển dụng nhân viên pháp lý khá nhiều và đều hướng vào những chuyên ngành như sau:
– Luật đất đai (giải tỏa đền bù, duyệt dự án đầu tư, góp vốn kinh doanh bất động sản trong và ngoài nước),
– Luật hành chính (tập trung vào các loại thủ tục khi thực hiện các quyền của công dân/tổ chức kinh doanh),
– Luật doanh nghiệp (tập trung vào cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, lựa chọn loại hình doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp),
– Luật thuế (ưu đãi thuế cho doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân),
– Luật đầu tư (các chính sách ưu đãi dầu tư, thủ tục cấp phép đầu tư, phân biệt giữa các loại hình đầu tư),
– Luật thương mại, luat dân su (các loại hợp đồng thông dụng, tập trung vào việc phòng ngừa rủi ro và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp/thể nhân trong trường hợp xảy ra tranh chấp).
Không phải bây giờ nhu cầu này mới xuất hiện mà nó là nhu cầu tự thân của hoạt động doanh nghiệp/giao dich dân su và chắc chắn là nó sẽ còn tồn tại lâu dài. So chiếu lại với chương trình học ở trường, tôi thấy các môn này các em đều được học nhưng không mấy đi đúng trọng tâm và chưa chuyên sâu. Phải đổi mới triệt để chương trình đào tạo, có như vậy mới là giải quyết tận gốc vấn đề. Tôi đều nói với những sinh viên tôi đã tiếp xúc tập trung nghiên cứu lại các môn này để nhanh chóng tiếp cận với nhu cầu của thị trường lao động. Nhưng tôi e nỗ lực này không đạt kết quả cao. Nếu làm tổng lực hơn, trong năm nay, ta sẽ cung ứng kịp thời cho thị trường lao động số lượng cử nhân luật rành việc, đủ lấp đầy các chỗ trống. Thời điểm kinh tế đi xuống cũng chính là thời cơ cho các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu (đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần, kinh doanh bất động sản). Vấn đề là chúng ta có kịp có đội ngũ cử nhân luật đủ giỏi để đáp ứng cho thị trường hay không.
Tôi xin chia sẻ với anh và các bạn một kinh nghiệm làm việc của tôi tại tập đoàn Cargill: họ đề nghị luật sư nội bộ tổ chức một buổi tập huấn về luật thương mại và luật đất đai. Tôi chọn cách nói diễn dịch: đi từ cái sai của doanh nghiệp để dẫn dắt “sai như thế sẽ đi đến hậu quả gì, rủi ro gì?”, từ đó thuyết phục các đồng nghiệp của mình làm thế nào cho đúng. Cách nói này dường như hoàn toàn ngược lại với cách học trong trường. Tuy nhiên, tôi chỉ thực nghiệm với kế toán trưởng và giám đốc kinh doanh. Khi training cho cả công ty (trên 100 người) thì tôi nhờ một đồng nghiệp nguyên là chủ tịch huyện Tân Thành BRVT, địa phương quản lý 07 KCN có nhà đầu tư nước ngoài, về nói chuyện, trên cơ sở nội dung do tôi đặt hàng. Ý tưởng tốt đã đành, còn cần tìm một thuyết khách hoàn hảo (dày dạn thực tiễn và giỏi về phương pháp luận) thì mọi chuyện mới thành công. Tôi đã từng ao ước là hơn 100 con người dưới kia sẽ là SV, các em rất cần nghe những người trải qua thực tiễn, có kết hợp với phương pháp sư phạm hiện đại. Chúng ta hãy thử tiến hành tổ chức nói chuyện chuyên đề, hướng nghiệp theo cách này xem sao. Tôi nghĩ tiềm lực ở bên ngoài rất nhiều, ta mà biết phát huy thì sức mạnh vô song anh ạ!
LS. PHƯƠNG NGA
các anh chị luật sư đi truớc có đồng ý với quan điểm trên không. quan điểm đó có thể tóm tắt là “không nên xin vào những cty luật để thực tập khi còn là SV mà hãy tìm 1 nơi làm việc bán thời gian khác.
trân trọng kính chào
em thấy học tín chỉ rất hay chi có mỗi một điều là có ít thầy cô lấy ví dụ sat với thực tế quá. Tạo một khoảng cách rất xa giữa học và hành. Em mong các thầy cô khi lấy ví dụ khong nên lấy các ví dụ đã qua chính xác mà nên đưa ra các ví dụ khó. Như vậy sẽ giúp chúng em dễ tiếp cận vấn đề tốt hơn
Luật sư tập sự: Muốn có danh tiếng, phải dẫm “chông gai”
Hơn 2.000 luật sư đang tập sự là những cử nhân trẻ mới bỡ ngõ vào nghề. Họ loay hoay và gặp rất nhiều trở ngại trên con đường đến với cái nghề được coi là danh tiếng này.
Nhọc nhằn tập sự không lương
Với quyết tâm theo đuổi nghề luật sư, tốt nghiệp khoa Luật của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội vào loại khá, Ngọc Tuyến (quê ở Hải Phòng) hăm hở ghi tên học tiếp khóa đào tạo nghề luật sư 6 tháng tại Học viện Tư pháp (một trong những điều kiện bắt buộc). Chi phí cho khóa học này cũng tốn đến 6 triệu đồng. Học xong, chờ thêm hai tháng nữa, Tuyến có chứng chỉ.
Sau đó, Tuyến ra nhập đoàn Luật sư Hải Phòng với số phí phải nộp là 5 triệu đồng. Số tiền này Đoàn Luật sư thu 2 triệu, còn 3 triệu được trả cho Văn phòng Luật sư (VPLS) VM – nơi sẽ nhận Tuyến vào học việc trong thời gian 18 tháng.
Một năm rưỡi đi làm không lương, qua một đợt sát hạch của Bộ Tư pháp, rồi phải làm đơn xin Đoàn Luật sư Hải phòng cấp thẻ hành nghề, Tuyến mới trở thành luật sư.
Không may mắn đi được đến đích như Tuyến, Thanh Hiền, cử nhân K29, ĐH Luật Hà Nội, đành ngậm ngùi gác lại giấc mơ trở thành luật sư của mình vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
“Em học việc không lương ở một VPLS chuyên về bản quyền được 6 tháng. Để có tiền trang trải sinh hoạt, em phải đi làm gia sư buổi tối. Bố mẹ em lao đao lắm mới nuôi em học hết đại học, lại còn đứa em đang học lớp 12 nữa. Nếu phải học và làm việc không lương 3 năm nữa để trở thành luật sư thì không thực tế đối với em”, dù rất tiếc, nhưng Hiền đành bỏ dở việc tập sự và thi vào làm việc ở phòng pháp chế của một ngân hàng.
Tương tự như Hiền, Thu Trang (quê ở Thái Bình), cử nhân luật ĐH Quốc gia Hà Nội đang tập sự không lương tại Công ty luật D.C (Hà Nội), cho biết: “Em đã tập sự được hơn một năm rồi nên bỏ thì tiếc nên phải cố lấy ngắn nuôi dài bằng cách vừa học việc vừa nhận làm gia sư và đánh máy văn bản cho một công ty dịch thuật. Năng lực của mình được đánh giá là khá, cũng làm lụng từ sáng tới tối khuya trong khi tiền thì chẳng thấy đâu nên nhiều khi cũng tủi thân lắm chứ”, Trang tâm sự.
Không kham nổi chi phí sinh hoạt cho hai mẹ con trong khi lương của chồng cũng thấp, Ngọc Liên đành ôm con về quê ở Phủ Lý- Hà Nam để tập sự không lương cho một VPLS dù biết rằng ở đó ít việc nên cơ hội học hỏi của mình sẽ không cao.
Hiện nay cả nước có hơn 4.000 luật sư và 2.000 luật sư tập sự. Mặc dù trong 7 năm qua, số lượng luật sư ở nước ta tăng 200% nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Mới chỉ có 20% án hình sự có luật sư tham gia.
Bình quân ở nước ta cứ 21.000 dân mới có một luật sư (trong khi ở Mỹ là 250 dân/1 luật sư, Nhật 1500dân/luật sư và Singapore là 1.000 dân/1 luật sư)
Hầu hết các VPLS hay công ty luật hiện nay không trả lương cho người xin vào học việc. Thậm chí ở một số VPLS… người học việc còn phải trả một khoản phí cho VPLS nơi mình học việc trong thời gian học 18 tháng.
Tập sự 2 năm hay 10 năm cũng không khá được!
Lê Nga, một luật sư trẻ đầy triển vọng đang làm việc tại một hãng luật uy tín ở Hà Nội nhớ lại “quá khứ” của mình một cách chua chát: Đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao tôi có thể trải qua được chừng ấy năm khó khăn đến thế. Ra trường, loay hoay tập sự ở Hà Nội một năm, rồi về Thanh Hóa tập sự tiếp hai năm nữa tôi mới rút ra một điều rằng, tập sự 2 năm hay 10 năm cũng chỉ thế thôi, không khá hơn được. Bởi luật sư hướng dẫn còn phải lo việc của người ta, không có thời gian để cầm tay chỉ việc cho mình.
“Không lương, không có việc để mà thực hành, mình đi làm mà giống như đi “ăn xin” thì làm sao tiến bộ được”, Nga lý giải.
Cùng hoàn cảnh, Lê Ngọc Dương (quê ở Ninh Bình), quyết định rời bỏ nơi tập sự để đi tìm một công việc khác. “Em rất ngưỡng mộ và từng quyết tâm trở thành luật sư nhưng mọi việc không hề đơn giản. Ở đây, em giống như một sinh viên thực tập hơn là học việc đề hành nghề. Cảm giác “bị bỏ rơi” khiến em cảm thấy mệt mỏi”, Dương nói.
Thu Hòa, một luật sư trẻ của Đoàn Luật sư Hà Nội chia sẻ thêm: “Khi tôi tập sự tại một công ty luật, tôi chỉ được sai vặt những chuyện hành chính như dọn dẹp phòng làm việc, đánh máy văn bản, sắp xếp hồ sơ chứ ít khi được tham gia giải quyết các vụ việc cụ thể”.
Lý giải về tình trạng trên, luật sư Nguyễn Huy Được, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, cũng có trường hợp người tập sự rất chăm chỉ và cầu thị, nhưng luật sư hướng dẫn bận “trăm công ngàn việc, đầu tắt mặt tối” thì cũng không thể có thời gian để hướng dẫn tập sự tốt được.
Nên bắt đầu từ đâu?
Trải qua những ngày “nằm gai nếm mật”, luật sư Lê Nga đưa ra lời khuyên “xương máu”: “Khôn ngoan hơn cả là đừng nộp đơn xin tập sự ở một VPLS nào cả, hãy nộp đơn xin việc ở những công ty luật có trả lương. Lương thấp hay cao không quan trọng bằng việc khi người ta phải trả tiền cho mình thì người ta mới biết xót và tìm cách để giao việc cho mình làm. Chỉ có thông qua làm việc thì mới học nghề được”.
Luật sư Thu Hòa thì đưa ra một “chiêu” rất đáng học hỏi: “Phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Thông thường, những người mới vào nghề phù hợp với việc chạy thủ tục như thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục ký kết hợp đồng… Quá trình làm thủ tục sẽ khiến cho luật sư tìm hiểu kỹ luật nội dung và trở nên thạo việc”.
Đối với luật sư trẻ muốn theo lĩnh vực tranh tụng thì ban đầu có thể chọn những vụ án có luật sư chỉ định, trợ giúp pháp lý để tham gia sẽ vừa sức và đỡ “choáng” hơn.
Còn theo kinh nghiệm của luật sư Quốc Thanh (Đoàn Luật sư Hà Nội), thì người bắt đầu học nghề luật sư nên chọn những VPLS có quy mô vừa phải để tập sự vì ở đó có rất nhiều những việc lặt vặt mà những VPLS danh tiếng “không thèm làm”. Được giao nhiều việc chính là cách tốt nhất để rèn nghề này.
Điều quan trọng hơn cả, là người muốn trở thành luật sư, ngoài quyết tâm và nghị lực, phải là người nhanh nhạy, kiên trì và ham học hỏi để tự nâng cao trình độ của mình.
Theo quy định của Luật Luật sư, để trở thành luật sư, một cử nhân luật phải học tiếp một khóa học đào tạo nghề kéo dài 6 tháng tại Khoa đào tạo Luật sư- Học viện Tư pháp.
Sau đó, người này phải xin ra nhập đoàn luật sư và ghi tên tập sự (học việc) tại một văn phòng hay công ty luật trong thời gian 18 tháng.
Hết thời gian tập sự, người này phải trải qua một kỳ thi sát hạch của Bộ Tư pháp để lấy chứng chỉ hành nghề luật sư.
Khi có chứng chỉ hành nghề thì mang tới đoàn luật sư mà mình đã tham gia để được cấp thẻ luật sư. Khi được cấp thẻ rồi thì luật sư mới được công nhận là luật sư và có thể hành nghề độc lập.
Ngọc Linh
là sv năm cuối, đã dc học mấy môn tín chỉ nhưng em thấy kết quả đạt dc không cao. tình trang học đối phó nhiều, thuyết trính nhóm gàn như quyền và nghĩa vụ đó trao cho một người( trên 70% là do nhóm trưởng). nhiều khi th. trình chỉ là đọc lại những gì đã làm. điểm thuyết trình gần như không thay đổi so với điểm thầy cô đã chấm. có nhiều môn lại quay lại với cách giảng như xưa. để học dc tín chỉ tốt phải có sự kết hợp từ nhiếu phía. em nghĩ thầy cô nên jành thời gian đầu buổi thảo luận để hỏi các bạn về nhứng kiến thức của phần lí thuyết . khi chấm xong nên cho sv xem bài để biết phần nào chưa tốt. rất nhiều bạn nói có những bài làm cẩn thận thì điểm thấp, có bài làm như đối phó thì điểm cao. từ trước đến giờ chưa một bài kiểm tra nào bọn em được xem lại, ngay cả bài thi. rèn luyện kĩ năng viết tốt thì nên làm dc viêc này. em biết các thấy cô rất bận nhưng đã có thời gian chám bài thì nên có những nhận xét ngay trong bài viết và trả bài để sv biết cái gì chưa dc.các nhóm trưởng phải là những người rất gương mẫu và rất công tâm.vd phải biết phân việc phù hợp với từng thành viên, bạn náo tra cứu thông tin tốt nên giao cho tím kiếm nhiều tài liệu, bạn nào viết tốt nên để sửa bài.nên chia nhóm nhỏ(3 người/nhóm) làm từng phần. trung thực khi lập biên bản làm việc để thấy cô coa sự dánh giá khách quan.là một nhóm trưởng tôi đã từng áp dụng cách đó và thực sự nhóm tôi làm việc rất có hiệu quả, được thấy cô và các nhóm khác khen nhiều
em chao thay.hiện nay em đang làm khoá luận về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. thầy đã từng tham gia tố tụng với tư cách này chưa a? nếu đã từng thầy có thể cho em biết những khó khăn và thuận lợi khi là NBV ko ạ? thầy cho em xin địa chỉ mail của luật sư Việt hà dc ko thầy.em xin cảm ơn. những thành viên của chuyên mục này ai có suy nghĩ gì về đề tài có thể chia sẻ cho mình dc khong?
Chào youkhanga và tất cả các bạn,
Để thu hút rộng rãi hơn ý kiến của các thành viên và tất cả các bạn về hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, tôi quyết định mở một chuyên trang riêng thảo luận về hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập nào là hiệu quả và phù hợp nhất trong đào tạo luật. Mong youkhanga cùng các tất cả các bạn cùng tham gia.
CÁC BẠN VÀO CHUYÊN TRANG NÀY TẠI ĐÂY
Trân trọng
Chao` thầy Hải !
Vấn đáp đem lại cho svieen kĩ năng thuyết trình và phản biện nhưng vấn đề đặt ra là ưu điểm này có ddc phát huy tốt ko? Theo em thấy, đúng là phương pháp này chịu ảnh hưởng từ phía giáo viên nhiều hơn so với các pp khác, có những người chỉ nghe trả lời đúng 2 câu hỏi chính rui` cho sv ra ngoài, với thời gian hạn chế lại quá đông svieen thì việc rèn luyện kĩ năng thuyết trinhf, phản biện cho sv sẽ ko có hiệu quả cao. Thêm vào đó, mỗi kì cũng chỉ co’ 1 vài môn là thi vấn đáp- nó ko đáp ứng việc yêu cầu sv thường xuyên phải làm công việc này. Trong khi đó, em thấy rằng các giờ thảo luận trên lớp là thời didenhaa thich hợp nhất đễ rèn luyện lĩ năng này: có khối lượng thời gian vừa đủ cho 1 số lượng sv nhất định.Mặt khác lại thường xuyên diễn ra ít nhất 1 tuần 1 lần cho 1 môn học. Thực tế e đã tham gia giờ thảo luận 1 số môn học tín chỉ và thấy rất có hiệu quả. Thầy cô đặt tình huống, cho các bạn nhập vai vào tình huống trong thực tế để phản biện lại bên kia và bảo vệ quyền lợi, ý kiến của mình- 1 giò học cực kì sôi nổi và quả thật là rất hiệu quả.
Vậy theo em nghĩ, dù ưu diểm của hình thức thi vấn đáp là đem lại kĩ năng thuyết trình, phản biện, nhưng uuw điểm nayu có ddc phát huy cao trong thức tế ko? thì còn phải xem xét- cần phải so sánh với hạn chế mà vấn đáp đem lại, xem cái nào cao hơn, phát huy hiệu quả hơn.
Chào lanvu,
Cảm nghĩ của em làm tôi hơi bất ngờ đấy. Đúng là cuộc sống xã hội không thiếu những điều khiến chúng ta phiền lòng, nhưng chúng ta cũng không thể mất niềm tin vào những gì chúng ta đã lựa chọn nếu chúng ta cho rằng sự lụa chọn đó là đúng đắn. Nếu pháp lý xã hội có nhiều vấn đề, thì nguời học luật có đặt ra mục tiêu học tập để cải biến nó theo hưóng nhân văn hơn hay không? hay là chúng ta chấp nhận nó?
Thực tế, hầu hết những bộ phim hay nhất về pháp luật trên thế giới đều là những bộ phim nêu những vấn đề không hay của pháp luật hoặc cái tâm người thực thi pháp luật. Nhưng kết thúc các bộ phim đó dều mang đến kết luận chung cái không đúng sẽ không tồn tại vì xã hội không chấp nhận và đào thải nó.
Rất hy vọng em giữa vững niềm tin của mình.
Chào youkhanga,
Lâu rồi mới thấy em quay trở lại diễn đàn. Ý kiến đóng góp của em về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là rất hay. Thực tế, đây là vấn đề còn rất nhiều lúng túng khi triển khai trong thực tiễn đào tạo. Tự luận, trắc nghiệm khách quan, bán trắc nghiệm, vấn đáp… hình thức và phương pháp nào phù hợp hơn sẽ khó có những kết luận xác đáng vì mỗi cái có những ưu và nhược điểm riêng. Với thái độ còn thụ động, ỷ lại vào sự may rủi của nhiều bạn sinh viên thì vấn đáp là phao cứu cánh, khi đó trắc nghiệm sẽ là bài học đối với nhóm sinh viên có thái độ học tập này. Tuy nhiên, trắc nghiệm có thể phản ánh kết quả học thực chất và giúp sinh viên có tư duy logic hơn, nhưng sẽ không giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thuyết trình và kỹ năng tự luận là những kỹ năng rất quan trọng đối với nguời hành nghề luật….??? tôi nhất trí ý kiến của chị PH khi bình luận về vấn đề này.
Thi vấn đáp giúp sinh viên có kỹ năng thuyết trình và phản biện qua đó giúp sinh viên luật có bản lĩnh hơn khi hành nghề luật. Tuy nhiên, vấn đáp phụ thuộc vào rất nhiều kỹ năng, phương pháp hỏi thi của giáo viên mà cái này nhiều khi chịu ảnh hưởng chủ quan từ phái giáo viên. Bạn youkhanga nêu ra thực trạng hỏi thi vấn đáp đã phản ánh phần nào thực tế hỏi thi hiện nay. Tuy nhiên, nếu là tôi, tôi thích nguời giảng viên thẳng thắn chỉ ra thực chất học của sinh viên, bên cạnh cũng có thái độ tích cực tiếp nhận quan điểm của sinh viên về vấn đề sinh viên đang phải trả lời….
Như vậy, lựa chọn hình thức, phương pháp đánh giả kết quả học tập của sinh viên là cả một khoa học. Khi lựa chọn hình thức, phương pháp nào đều phải đáp ứng tốt các tiêu chí:
– Phản ánh đúng chất lựợng giảng dạy, học tập;
– Khách quan, phát huy được tư duy sáng tạo của nguời học.
– Một trong những khâu quyết định tạo ra sản phẩm giáo dục từ đào tạo luật đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, chứ không phải có mối quan tâm duy nhất sinh viên ra trường có một học bạ đẹp (điểm tốt) và giới thiệu những gì mà cơ sở đào tạo, sinh viên của cơ sở đào tạo đó có.
RẤT MONG NHẬN THÊM SỰ TRAO ĐỔI TỪ CÁC BẠN VỀ VẤN ĐỀ NÀY.
Chào umi, vikhachtinhsi,
Cám ơn các em nhiều. Về thắc mắc của Umi theo tôi để triển khai toàn diện đào tạo theo tín chỉ là vấn đề không đơn giản cả về thời gian, chương trình, nội dung và con nguời thực hiện và tiếp nhận. Do vậy, để thực hiện đào tạo theo tín chỉ như mong muốn của em, theo tôi cần có thêm thời gian.
Tuy nhiên, như nhiều lần trao đổi trên diễn đàn này, nếu tín chỉ thực sự tốt cho việc nâng cao chất lượng đào tạo theo nghĩa thực chất, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống hơn thì các cấp có thẩm quyền về quản lý giáo dục càng chậm triển khai càng llàm cho ngành giáo dục nói chung, sinh viên nói riêng mất cơ hội tiếp cận gần hơn với trình độ đào tạo đại học tiến trong khu vực và trên thế giới mà mục tiêu phổ quát là: sản phẩm giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Thân
chào hanghang, nguyenthimui, thuytb các em nên đưa ra câu hỏi mang tính chất chuyên ngành ở những chuyên trang phù hợp nhé.
CHÀO TẤT CẢ CÁC BẠN,
XIN LỖI VÌ QUÁ LÂU TÔI MỚI QUAY TRỞ LẠI CÁC DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI VỚI CÁC BẠN.
CHÚC CÁC BẠN SANG NĂM MỚI ĐÓN NHẬN NHỮNG ĐIỀU TỐT LÀNH NHẤT ĐẾN TỪ GIA ĐÌNH, CUỘC SỐNG, CÔNG VIỆC, HỌC TẬP VÀ SỰ NGHIỆP
TRÂN TRỌNG
toi dang tim tai lieu de viet ve de tai ” nguoi bao ve quyen, loi ich hop phap cho duong su” . toi dang rat can kien thuc thuc tien. ai biet nhung gi lien quan co the nhan giup toi. hoac co the chia se quan diem ve van de nay.xin chan thnah cam on su giup do cua moi nguoi
Thay oi!
Trc khi thi DH, e chang thich truong nao ca, sau 1 hoi tim kiem, bo me hoi e “truong Luat the nao ha con”, dao ay lai dang xem may film ve luat su hay hay nen e thay cung thu vi, va the la thich va thi truong Luat.
Nhg….
Ko fai thuc te hoc tap o truong lam e chan nan, vi voi 1 dua luoi hoc nhu e thi du hoc chan the hay chan hon cung ko co y nghia j.
Song, e chan nan vi chinh thuc te phap luat o VN. Su cong bang cua phap luat, hay xa hon nua la su cong bang cua xa hoi o dau?? 2 nam roi xa gia dinh, len HN hoc giup e truong thanh len nhieu, song cung that vong ve nganh luat cua minh nhieu qua!!
Hom vua roi e xem 1 film ve luat su, co 1 cau noi rang “nghe luat su luon bi 2 chua LUONG TAM de nang”. Lieu lam luat su co bao h danh mat luong tam, du nhanh chong hay tu tu???
Ngày xưa tôi học ở khối trường đại học TC, 2/3 môn học là thi vấn đáp, kể cả các môn không chuyên ngành (chúng tôi gọi nôm na là môn phụ) như Toán cao cấp, vận trù học, …Nhờ như thế mà tôi bỏ được sự nhút nhát và trở nên tự tin khi trình bày một vấn đề. Thiết nghĩ mỗi một hình thức thi đều có ưu và khuyết điểm, nhưng quan điểm của tôi thì sv Luật nên tập làm quen với cách thi vấn đáp thì tốt hơn. Chẳng phải ở trang web này, ở một vài mục có bạn băn khoăn vì không được rèn luyện kỹ năng nói hay sao? Còn thầy cô thì bao giờ mà chẳng có người được sv mệnh danh là “dũng sĩ diệt sinh viên”! Tại vì bạn ở miền Bắc chứ nếu ở trong Nam, không chừng tôi cũng nằm trong danh sách “dũng sĩ “của bạn.
Vừa kết thúc xong kì thi học kì thứ 5!Qua kì thi lần này thấy rằng thiết nghĩ hình thức vấn đáp là mục đích cho svien cách diễn giải ý kiến, cách nói năng.. nhưng xét kĩ thì với hình thức này sự may rủi chiếm quá nhiều so với 2 hình thức còn lại( viết luận, trắc nghiệm). Học hành chăm chỉ là cái thiết yếu, nhưng điểm số thì còn phụ thuộc vào ai sẽ vào thầy cô nào, thầy cô nào dễ tính, thầy cô nào khó tính, thầy cô nào thoáng hơn…Chứng kiến cảnh tượng đùn đẩy nhau lên cô này, tranh nhau lên thầy kia ma đâm chán!!rùi lo ko bít số phận mình thế nào? vẫn biết rằng kiến thức là cái quyết định nhưng 1 người học giỏi, học chăm đc vấn đáp với 1 thầy cô dễ tính thì sẽ cao điểm hơn khi người đó vào thầy cô khác.còn chưa nói đến 1 bên là người lười học và 1 bên là kẻ chăm học.
Thế nên thiết nghĩ, tại sao hình thức thi trắc nghiệm lại không đc phổ biến ở trường ta. Các thầy cô chỉ phải soạn 1 số đề khác nhau để tránh sv dễ trao đổi là có vẻ khách quan nhât, hình thức này sẽ loại trừ khẳ năng thuộc vẹt của sv, loại trừ phần lớn khả năng giở tlieu( vì ko có thời gian) và loại trừ khả năng may rủi, mà nó bắt buộc sv phải đọc kĩ và hiểu những gì minh đọc. Thật sự mong thầy cô sẽ xem xét lại vấn đề này hơn nữa!
E chào Thầy ạ!
E là sv lớp QT32D ạ.
Hôm nay e tình cờ phát hiện ra web này, e thấy mừng quá. Nhưng e lại cũng thấy tiếc vì tại sao chỉ có mỗi Thày mới làm weblog này thôi thì phải, tiếc vì ở đây Thày chủ yếu chỉ giải thích về Luật Dân sự mà không có các môn học khác.
E thấy ý tưởng lập web như thế này là rất hay và e cũng hi vọng Thầy góp ý với Nhà Trường để lập hẳn những Diễn đàn lớn về nhiều môn học để sinh viên và giáo viên có thể trao đổi nhiều hơn, chứ không phải chỉ có những giờ học ngắn ngủi trên lớp nữa.
Năm nay lớp e vẫn học Niên chế môn DS và e thấy học niên chế rất chán, tiếc vì không được học Tín chỉ môn này.Tại sao trường mình lại chỉ cho một số lớp nhất định học một số môn nhất định theo tín chỉ mà không áp dụng hết luôn ạ? E thấy học tín chỉ hay và hiệu quả hơn học niên chế nhiều.
E không bít là mình đã gặp Thầy lần nào chưa (hihi) nhưng hi vọng sau này lớp e sẽ có dịp được học Thầy ạ.
Chúc Thầy và gia đình mạnh khỏe, hanh phúc!
em chao thay ak!
chao tat ka moi nguoi,e la svien nam dau tien nen con rat nhieu bo ngo,nhung hon nay bat ngo phat hien ra wedside nay em thay day la mot y tuong rat hay. Qua day em da hoc hoi dc kha nhieu , xin cam on thay va cac anh chi , chuc thay va cac anh chi ngay cang manh khoe hoc tap tot , em chuc thay luon manh khoe cong tac that tot va giu mai niem nhiet huyet va tinh yeu doi voi chung em , em chao thay ak
thay oi lam the nao de nhan biet giay to co gia a?
bang tot nghiep, giay ghi no, ve xo so , di chuc……….
to la sinh vien truong DHKHXHvaNV to dang muon tim ve tinh hinh toi pham tai cac truong DH va CD to rat mong su giup do cua cac ban ve tai lieu cua phan nay neu ai xco tai lieu gi co the mail cho to cang som cang tot to cam on nhieu
Chào KT33F,
Khi các em gặp vướng mắc trong thực hiện bài tập lớn học kỳ của mỗi môn học theo tôi em nên xin tham vấn từ bộ môn và các thầy cô trong bộ môn về cả về phương thức thực hiện và nguồn tài liệu.
Ngoài ra, em nên đọc kỹ đề tài của bài tập lớn và đi đúng vào nội dung yêu cầu của đề tài. Ngôn ngữ, lập luân phải gắn gọn, logic, có minh chứng.
Về nguồn tài liệu tôi không biết em đang thực hiện bài tập lớn môn nào nên không có sự gợi ý cụ thể. Tuy nhiên, theo tôi em nên tìm đọc các cuốn sách chuyên khảo, các tạp chí chuyên ngành, nguồn thông tin trên internet liên quan đến môn học và đề tài em thực hiện
Thân
Chào tomato,
Ý kiến của em tôi thấy tương đối sát thực tế. Xuất phát từ thực tiễn các môn học theo học chế tín chỉ theo em cần có những giải pháp cụ thể nào để học tín chỉ thực chất hơn không?
Thân
thua thay co!
hien tai dang la luc chung em lam va nop bai tap lon hoc ki.voi nhung sinh vien khoa dau nhu chung em that su rat lo lang vi khong biet phai giai quyet cac bai tap lon nay nhu the nao cho tot! Hon nua,em cung gap nhieu kho khan trong viec tim tai lieu!
Vi vay em mong thay, co giup em ve cach hoc tap,nhat la voi nhung mon hoc tin chi va cach tim tai lieu de hoc va lam bai tap.
em xin cam on! va chuc cac thay co manh khoe!
chào thầy,cô cùng các bạn!
e hiện đang là sinh viên năm cuối .có một số cảm nhận từ việc áp dụng chương trình tín chỉ như sau:
hiện nay em đã kết thúc tất cả các môn học, nhìn lại thấy việc học tín chỉ của e cùng các bạn trong lớp chưa đạt được hiệu quả như các thầy cô mong muốn. Khoa Hành chính,dân sự, hình sự đều phải trải qua các môn tín chỉ như Luật so sánh,ngân hàng chỉ trong vòng có 3tuần mà khối lượng kiến thức quá lớn.Trong 3 tuần đối mặt với3 bài tập,thời gian làm cũng khá gấp rút.
Theo em nhìn thấy,sau thời gian học quá gấp với lượng kiến thức nhiều như vậy,các bạn có chiều hướng học đối phó.
hihi em chỉ có ý kiến thế thôi ạ.thầy cô nghiên cứu để tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn khóa sau.
CHÚC THÂY CÔ MẠNH KHỎE VÀ CÁC BẠN SINH VIÊN HỌC TỐT!
nghe tên thầy đã lâu, cũng đã đc học thầy nhưng mới đây em mới biết người lập nên trang này chính là thầy Hải ở khoa mình. Bởi vì hoc Ngân Hàng thày Vũ Hải có nhắc thầy Hải lập nên trang này là ” thầy của tôi”- vừa đẹp trai lại giỏi tin học. em thấy khoảng cách giữa SV và thây cô là rất lớn. Nhưng học tín chỉ em thấy kc đó dàn thu hẹp lại và đặc biệt từ khi có trang này. chúc thầy ngày càng có nhiều tâm huyết để làm đuợc nhiều điều hơn thế.
không biết bạn dang học năm mấy. Nếu học năm 3 hay năm 4 chắc bạn ko có suy nghi như thế. luật là mọt trong những ngành học khó bởi cần sự tổng hợp. môn no co su liên quan đén môn kia rất nhiều.Vd nếu bạn học khoa KT bạn cho rằng ko nên học kĩ môn DS, bạn chỉ hoc nhưng môn của khoa KT thì đến năm t 4 bạn học môn Tư pháp sẽ chăng hiểu gì,hay như môn KD bảo hiểm. bạn không hoc từ đầu thi ko co kiến thức nề tảng đâu.
Thưa thầy em muốn hỏi về sự khác nhau giữa việc nghiên cứu Luật So sánh và nghiên cứu pháp luật nước ngoài a?
không ai bàn luận với mình hết huhu
mong sớm nhận được hồi âm của các bạn
không ai bàn luận với mình hết huhu
-chào các bạn
-hiện nay, có một thực trạng là nhà trường dạy rất nhiều môn học, nhưng sau này ra trường, có lẽ sinh viên sẽ không sử dụng những kiến thức đó vào nghề nghiệp của mình. nếu không đầu tư cho những môn đó thì điểm những môn này sẽ thấp, mà thấp thì ảnh hưởng đến kết quả tốt nghiệp đại học, ảnh hưởng đến cơ hội được làm luận án tốt nghiệp, sau này sẽ khó xin việc làm nhưng nếu đầu tư thì sẽ rất mất thời gian, thay vì thời gian đó mình có thể sử dụng vào những việc khác. -nói tóm gọn, là có quan điểm cho rằng nên học lệch những môn chuyên ngành
-ý kiến của bạn là gì?
Chào lantu,
Một người đồng thời có thể là người vừa được thừa kế theo luật, vừa được thừa kế theo di chúc, thậm chí là người được di tặng.
Em lưu ý chuyên trang này không đăng câu hỏi chuyên ngành luật.
thưa thầy!
có câu khẳng định rằng: người đã được thừa kế theo pháp luật thì ko được thừa kế theo di chúc nữa”. em cho rằng sai vì theo điều 675 BLDS 2005 thì thừa kế theo pháp luật chỉ áp dụng trong trường hợp ko có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chuc ko hợp pháp or có một số trường hợp khác ở khoản 2…theo ý em là thừa kế theo pháp luật chỉ phat sinh khi ko có di chúc hoặc sau khi đã có di chúc. do vậy nếu nói rằng “người đã được thừa kế theo di chúc thì ko được thừa kế theo pháp luật nữa” là đúng. còn theo câu khẳng định trên thì ko chính xác lắm về mặt ngôn ngữ. bạn em thì lại có cách giải thich khác. thầy có thể giúp em hiểu đúng trường hợp này được ko ạ? em cảm ơn thầy.
Các thầy, các bạn giúp em với. Em đang cần tài liệu để viết luận văn về đề tài ” Hình thức của hợp đồng”, các thầy cô, các bạn có tài liệu tham khảo gì gửi cho em xin với nhé, em cảm ơn nhiều!
Chào lantu, maivangkt32f,
Cám ơn vì những lời chúc tốt đẹp của các em
Em chào thầy!
Hôm nay là 20-11. Em chúc thầy mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn công tác tốt!
Chào unlucky,
Cám ơn bạn đã có góp ý về lỗi chính tả trên trang thông tin, tôi sẽ khắc phục ngay.
Trân trọng
de nghi sua loi chinh ta cua web nay.
” Chia se nhung kho khan” chu ko phai viet la ” chia xe nhung kho khan”
Kính chào thầy!
Em rất cảm ơn thầy về câu trả lời ở bên trang Q&A . Sắp đến ngày 20-11 rồi , bỏ qua các câu hỏi, em xin phép được gửi lời chúc mừng tới thầy nói riêng và các thầy cô nói chung. Em chúc thầy có đủ sức khoẻ để hoàn thành tốt công việc và có đủ hạnh phúc trong cuộc sống. Cảm ơn thầy vì tất cả những gì thầy đã làm.
Thầy ơi, sao thầy không làm một serie slide bài giảng các chương của giáo trình LDS hả thầy ^^!!!
Chào bạn bibi,
Tôi lại có quan điểm hơi khác bạn một chút về một luật sư (LS) giỏi. Tôi xin được trao đổi với bạn như sau:
1/. Theo tôi, 1 LS giỏi có thể có thuật hùng biện (và cũng có thể không hùng biện nhưng vẫn có thể là LS giỏi), nhưng là 1 LS thì phải có kỹ năng nói và viết. Kỹ năng tranh luận của LS là kỹ năng nói và cả kỹ năng viết của LS trong khi tham gia hoạt động tố tụng. Như vậy, trong hoạt động tư pháp, không chỉ LS mà các chức danh tư pháp khác như: thẩm phán, kiểm sát viên, … cũng cần có kỹ năng nói và viết khi tham gia hoạt động tố tụng. Cả nước hiện nay có khoảng 4.000 LS, nếu nói như bạn thì chắc là các vị này đều là những nhà hùng biện!
Hùng biện là tranh luận bằng ngôn ngữ, với tài diễn giải lôi cuốn, lập luận chặc chẽ, có sức thuyết phục người khác. Bằng kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi ra phiên toà hoặc khi tiếp xúc với khách hàng, bạn sẽ không có nhiều thời gian để sử dụng thuật hùng biện (nếu như bạn có). Nói như thế không có nghĩa là tôi không khuyến khích nếu các bạn sinh viên (SV) muốn rèn luyện để mình có được nghệ thuật hùng biện. Tuy nhiên, qua theo dõi các diễn đàn của trang web này, cũng như có hân hạnh được tham dự các bài tập thuyết trình của các bạn SV hoặc cử nhân luật, tôi thấy các bạn có một khuyết điểm sau:
-Nhầm lẫn giữa hùng biện với nói nhiều: có lẽ do các bạn thường phải làm bài tập trong điều kiện eo hẹp về thời gian hoặc thiếu nguồn tài liệu tham khảo,… nên khi trình bày, các bạn thường “tung hoa mù” người nghe bằng hàng tràng những ngôn từ mà người ngồi chấm cứ ngơ ngác không biết người đang trình bày có biết mình đang nói về đề tài gì không (hay là mình không đủ trình độ để hiểu vì người trình bày “cao siêu” quá!).
-Trình bày vấn đề không mạch lạc: đôi khi các bạn hiểu ra được vấn đề đấy, nhưng khi diễn đạt quan điểm của mình thì không rõ ràng và sáng sủa. Đặc điểm của kỹ năng tranh luận là tính mục đích, tức là khi bạn nói thì phải xác định được mục đích và bám lấy chủ đề đó trong suốt quá trình tranh luận (nghĩa là không lạc đề ấy mà). Trong khi tôi thấy tại các diễn đàn của trang web này, khi trình bày quan điểm mình, các bạn không thể hiện một cách rành mạch và sáng sủa, mặc dù chịu khó ngồi đọc đi đọc lại thì cũng hiểu được cái đặt vấn đề của các bạn, nhưng thực tế thì mấy ai kiên nhẫn như vậy!
2/ Bạn không phải lo là khi ra trường sẽ không được rèn luyện các kỹ năng này. Theo quy định thì muốn được hành nghề LS, hay được bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, … bạn phải trải qua khoá học (và được cấp chứng chỉ) tại một cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp, hiện nay chỉ mới có học viện tư pháp (HVTP), trụ sở tại phố Phan văn Trường-HN, là đào tạo các chức danh này. Khi vào học, tuỳ theo chức danh theo học, bạn sẽ được dạy về các kỹ năng này (cách nghiên cứu hồ sơ một vụ án, kỹ năng viết bản án, …). Đương nhiên, người ta sẽ xem như bạn đã nắm vững về mặt lý thuyết và sẽ không dạy lại những gì chương trình ĐH đã đào tạo. Nhiệm vụ của các bạn hiện nay, khi ngồi trên ghế giảng đường ĐH là tích luỹ kiến thức nền cho vững chắc, ngoài ra phải xác định cho được hướng làm việc khi ra trường (là LS hay thẩm phán, hay kiểm sát viên, hay chuyên viên pháp chế,…) để tự tích luỹ kiến thức tổng quát phục vụ cho hướng đi đó.
Đôi điều chia xẻ thẳng thắn, mong các bạn không phật ý.
PH
chào bibi!
vấn đề mà bạn đặt ra cũng là vấn đề mà mình cũng như nhiều sinh viên trường mình thắc mắc!
Mình không biết bạn đã học năm thứ mấy rồi, nhưng mình có thể tâm sự với bạn một vài điều thế này: Tớ hiện là sinh viên năm thứ 2. Trước khi vào trường Luật tớ nghĩ chắc phải có lớp dậy kỹ năng thuyết trình và hùng biện, nhưng …Tuy nhiên tớ đã chọn cho mình một giả pháp để tích lũy,nâng cao kỹ năg thuyết trình, hùng biện của mình bằng cách tham gia các câu lạc bộ của trường. THam gia các clb mình được tiếp xúc với nhiều người dần sẽ không lúng túng trước đám đông, khẳ năng nói của mình sẽ thuyết phục người khác hơn. Không chỉ thế các hoạt động của các clb cung giúp mình trưởng thành hơn trong kỹ năng nói.Lần đầu tiên đi tuyên truyền cho clb Luật Gia Trẻ đứng trước cả hội trường mặc dù đã chuẩn bị rất tốt những gì când nói nhưng cuối cùng “cơn sốt run” đã là mình trở thành một con rối,nhưng những lần sau thì khác mình đã bớt run nói cung trôi chảy hơn dần dần thì nó trở thành một thói wen, đúng hơn đã thành kỹ năng. Trong các kỳ hoạt động của clb cũng mời Tâm Việt về đó,bọn mình sẽ có cơ hội lên trình bày kỹ năg thuyết trình trước đám đông. Tại các buổi thảo luận chuyên đề mọi người cũng được tranh luận rất sôi nổi với nhau,Tất cả những điều đó cũng góp phần rèn kỹ năng thuyết trinh, hùng biện cho bọn mình đấy chứ?. Ở clb Hùng Biện cũng vậy!chúng ta sẽ được trao đổi vói nhau về các kỹ năng cần thiết cho nghề luật.
Tuy nhiên, tham gia các clb cung sẽ chiếm khá nhiều thời gian, bọn mình cần phải biết cân hòa với việc học. kỹ năng là cần thiết, nhưng kiến thức chuyên nganh vân là chủ yếu. Mình chỉ xin góp ý vậy thôi!
Chúc bạn sẽ sớm rèn được tốt kỹ năng này!
Cũng mong rằng trường mình sẽ sớm có môn học hùng biện!
Chúc bạn luôn học tốt!
chào bibi!
vấn đề mà bạn đặt ra cũng là vấn đề mà mình cũng như nhiều sinh viên trường mình thắc mắc!
Mình không biết bạn đã học năm thứ mấy rồi, nhưng mình có thể tâm sự với bạn một vài điều thế này: Tớ hiện là sinh viên năm thứ 2. Trước khi vào trường Luật tớ nghĩ chắc phải có lớp dậy kỹ năng thuyết trình và hùng biện, nhưng …Tuy nhiên tớ đã chọn cho mình một giả pháp để tích lũy,nâng cao kỹ năg thuyết trình, hùng biện của mình bằng cách tham gia các câu lạc bộ của trường. THam gia các clb mình được tiếp xúc với nhiều người dần sẽ không lúng túng trước đám đông, khẳ năng nói của mình sẽ thuyết phục người khác hơn. Không chỉ thế các hoạt động của các clb cung giúp mình trưởng thành hơn trong kỹ năng nói.Lần đầu tiên đi tuyên truyền cho clb Luật Gia Trẻ đứng trước cả hội trường mặc dù đã chuẩn bị rất tốt những gì când nói nhưng cuối cùng “cơn sốt run” đã là mình trở thành một con rối,nhưng những lần sau thì khác mình đã bớt run nói cung trôi chảy hơn dần dần thì nó trở thành một thói wen, đúng hơn đã thành kỹ năng. Trong các kỳ hoạt động của clb cũng mời Tâm Việt về đó,bọn mình sẽ có cơ hội lên trình bày kỹ năg thuyết trình trước đám đông. Tại các buổi thảo luận chuyên đề mọi người cũng được tranh luận rất sôi nổi với nhau,Tất cả những điều đó cũng góp phần rèn kỹ năng thuyết trinh, hùng biện cho bạn mình đấy chứ?. Ở clb Hùng Biện cũng vậy!chúng ta sẽ được trao đổi vói nhau về các kỹ năng cần thiết cho nghề luật.
Tuy nhiên, tham gia các clb cung se chiếm khá nhiều thời gian, bọn mình cần phải biết cân hòa với việc học. kỹ năng là cần thiết, nhưng kiến thức chuyên nganh vân là chủ yếu. Mình chỉ xin góp ý vậy thôi!
Chúc bạn sẽ sớm rèn được tốt kỹ năng này!
Cũng mong rằng trường mình sẽ sớm có môn học hùng biện!
Chúc bạn luôn học tốt!
Chào bạn bibi và bạn Thu Ha,
Theo tôi, một luật sư (LS) giỏi không nhất thiết phải là người có tài hùng biện, bởi vì thuật hùng biện hoàn toàn khác với kỹ năng tranh luận của LS.
Hùng biện là tranh luận bằng ngôn ngữ với tài diễn giải hấp dẫn lôi cuốn. Do đó, đôi khi người ta thường ngộ nhận với kỹ năng tranh luận của LS. Nhưng không phải ai cũng được “trời cho” khả năng hùng biện, cũng như chẳng lẽ 4.000 LS cả nước hiện tại đều là 4.000 nhà hùng biện!
Thật ra, theo dõi trên diễn đàn của trang web này một thời gian, cũng như có cơ hội được nghe một số bạn SV Luật trình bày lập luận quan điểm của mình về bình luận án thì tôi nhận thấy các bạn có các khuyết điểm sau:
-Trình bày vấn đề không rành mạch, sáng sủa. Tôi có một câu chuyện muốn thuật lại cho các bạn về vấn đề này. Một vị thày, khi xưa lúc hướng dẫn chúng tôi viết tiểu luận (không phải của ngành luật), thày đã bảo chúng tôi phải tưởng tượng là đang trình bày vấn đề này cho một người không biết gì về lĩnh vực này cả mà phải nói sao cho người ta hiểu, đồng thời cách giải thích phải rành mạch, sáng sủa. Đơn cử như trong diễn đàn, khi các bạn nêu quan điểm để giải thích hoặc tham gia trao đổi một vấn đề do các bạn khác nêu ra, các bạn có nắm được vấn đề, nhưng thường hay nói rất dài dòng và không cô đọng. Các bạn cứ tưởng tượng là các bạn đang nói trước mặt khách hàng hay trước HĐXX xem, không có thời gian cho các bạn trổ tài hùng biện đâu (nếu như bạn may mắn có tài hùng biện).
Theo tôi, không cứ phải là LS, là một trí thức, khi trình bày vấn đề, bắt buộc phải mạch lạc và chuyển tải được nội dung.
-Lẩm lẫn giữa hùng biện và nói nhiều: Chúng tôi đoán rằng do các bạn có quá nhiều việc phải làm trong một lúc, nên đôi khi các bạn giải quyết bài tập dạng thuyết trình bằng cách nói “liên hồi kỳ trận”, để lấp đi các lỗ hổng về kiến thức! Đôi lúc người được hân hạnh ngồi chấm điểm không hiểu các bạn nói cái gì, có liên quan gì đến đề tài đang trình bày không! Bởi vì cách nói của LS là nói có mục đích, có chủ đề, có lập luận chặc chẽ và chính xác, và quan trọng là phải bám lấy chủ đề trong suốt quá trình tranh luận (tức là không được lạc đề).
Như vậy, có nghĩa là không cứ phải hùng biện hay nói nhiều thì ắt thành LS giỏi.
Hiện nay, cả nước có trung tâm đào tạo các chức danh tư pháp nay là Học viện tư pháp (cơ sở chính ở Quận Cầu Giấy-HN), các vị muốn được làm thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, thi hành án (chấp hành viên), … và cả luật sư tương lai đều bắt buộc phải trải qua một khoá đào tạo tại đây. Khi vào đây, tuỳ theo từng chức danh, người ta sẽ đào tạo cho bạn các kỹ năng của chức danh đó, không phải “kêu rêu” là trường ĐH không đào tạo kỹ năng! Nhiệm vụ của các bạn hiện tại là phải vững về kiến thức, vì khi học tại HVTP, người ta đương nhiên xem bạn là vững về lý luận, chỉ dạy cho bạn về mặt thực hành thôi (tức là kỹ năng).
Đôi điều trao đổi, mong các bạn bớt băn khoăn và an tâm trao dồi kiến thức.
Chào bibi,
Vấn đề em nêu tôi thấy rất hay, hy vọng các nhà quan lý giáo dục lưu tâm vấn đề này . Tuy nhiên, theo tôi trước hết các đoàn thể trong trường, các câu lạc bộ tự nguyên sinh viên nên tổ chức các hoạt động này. Ngoài ra, hiện nay ở hà nội và TPHCM cũng đã có một số trung tâm hướng dẫn kỹ năng này.
em thấy rằng kỹ năng rất quan trọng của nghề luật là kỹ năng thuyết trình và hùng biện.tuy nhiên trong 4 năm học đại học chúng em lại không được học môn học hùng biện.vậy có cách nào để chúng em được học môn này không.theo em các trường luật có thể liên kết với nhau để hàng năm tổ chức các cuộc thi hùng biện không.
Chào lantu,
Chuyên trang diễn đàn tài chính – ngân hàng tôi mở ra để các thành viên tự trao đổi. Sự tham gia về chuyên môn của tôi là không có vì đó là chuyên không mang tính chuyên sâu của tôi.
Tuy nhiên, rất mong các thầy cô chuyên ngành tài chính – ngân hàng hỗ trợ thêm các tnanhf viên trong quá trình trao đổi.
Chào thu ha,
Em nên sang chuyên trang “IN-HOUSE COUNSEL” MỘT NGHỀ SINH VIÊN LUẬT CẦN TÌM HIỂU VÌ TƯƠNG LAI để tham khảo và trao đổi thêm kinh nghiệm với các luật sư và các thành viên khác.
Theo tôi, để có khả năng hùng biện thì phải rèn luyện, trong đó đức tính tự tin, nắm vững chuyên môn pháp lý và hiểu biết tâm lý của người nghe chiếm vị trí rất quan trọng. Ngoài ra nếu em còn cảm thấy chưa tự tin hoặc cần cập nhật kỹ năng nói trước đám đông, em có thể tham gia các lớp học hùng biện tổ chức ở một số trung tâm có uy tín….
Thưa thầy ! em thấy ở bên chuyên trang này mọi người thảo luận sôi nổi mà bên trang tài chính ngân hàng ít ý kiến quá. mặt khác ko có thầy tham gia nhiều nên hầu như mọi thắc mắc ko ai giải thích dùm và cũng ko biết được đúng sai. em mong thầy có thể khắc phục việc này được ko ạ? thank thầy nhiều
thưa thầy em có vấn đề này muốn hỏi thầy và mong được thầy trả lời:
là một luật sư thì điều quan trong nhất theo em là có tái ăn nói và phải nói làm sao cho thuyết phục vậy bản thân em phải làm gì đễ mình có khả năng đó. cảm ơn thầy, chúc thầy sức khoẻ
Chào PH
Cám ơn chị nhiều
Gửi thày Hải,
Tôi quên mất tôi đã gửi comment đầu tiên cho thày ở trang nào rồi! Tôi đã “rà soát” lại mấy hôm nay nhưng vẫn không tìm ra! Chỉ để reply với thày là tôi là phụ nữ, để thày không phải viết gửi cho tôi vừa anh/chị.
Cám ơn vì đã dành thời gian reply cho tôi.
PH
Chao ngatd,
Theo tôi nghĩ thì do chế độ luật pháp của Trung Quốc và Singapore cũng không tương đồng lắm với VN nên cũng không có nhiều điều để liên hệ với đề tài của bạn. Nếu có thì chỉ có thể nêu những cái hay (nếu bạn có tìm thấy) của các quốc gia này và đề xuất áp dụng trong thời gian tới tại VN.
Theo kinh nghiệm của tôi, bạn cần nghiên cứu môn tài chính (TC đại cương và TC các doanh nghiệp) vì bản thân vốn là một khái niệm của TC. Xuất phát từ bản chất và đặc điểm của TC mà có việc kiểm soát vốn (kiểm soát là một trong các chức năng của TC). Từ đó có thể dẫn nhập đến đề tài của bạn đang thực hiện là kiểm soát phần vốn góp của Nhà nước do các Tổng Công ty làm đại diện trong các Công ty CP(chẳng hạn Tổng Công ty Mía Đường II đối với Công ty Mía đường La Ngà, ….). Bản chất của TC là “hệ thống các quan hệ kinh tế, gắn liền với việc phân phối tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn tiền tệ khác trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung trong XH”. Vì đề tài của bạn đang nghiên cứu, nó lại nằm trong hệ thống đó, cho nên, nếu chỉ nghiên cứu chuyên biệt về Luật tài chính không thì sẽ không toàn diện, bởi vì luật TC chỉ mới là tổng hợp các QPPL điều chỉnh một số trong các mối quan hệ kinh tế đó mà thôi (bởi vì ở VN, nó đang được hoàn thiện), và bởi vì trong các mối quan hệ do Luật TC điều chỉnh, Nhà nước luôn luôn là một bên chủ thể, do đó mối quan hệ nào không có Nhà nước tham gia thì không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật TC, vì vậy TC là phạm trù rộng hơn nhiều. Do đó, muốn viết tốt đề tài này bạn cần phải có sự nghiên cứu về môn TC, để từ đó rút ra nhận xét về đặc thù hình thành vốn của Tổng Công ty, việc quyết toán nguồn vốn ngân sách cấp phát, cách tham gia vốn của sở hữu Nhà nước vào Công ty CP, như vậy sẽ liên quan đến một số luật chuyên ngành như Luật Ngân sách, Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán,….
Đôi điều góp ý, mong sẽ giúp ích cho bạn trong việc tham khảo tài liệu để phục vụ cho đề tài.
PH
Chào Le Hong Hai,
Cám ơn thầy/cô đã có sự quan tâm đến lớp học này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó mục tiêu hàng đầu khuyến khích và hỗ trợ năng lực tiếng Anh trong sinh viên Luật. Do vậy, khóa học này LS Phan Mạnh Hùng chỉ hướng tới đối tượng người học là sinh viên ĐHL Hà Nội. Rất mong thầy/cô thông cảm. Hy vọng sẽ có dịp hợp tác về lĩnh vực thú vị này
Trân trọng
Chào Hải!
Mình rất muốn tham gia vào lớp rèn luyện kỹ năng viết luận pháp lý bằng tiếng Anh nhưng lại thấy thông báo là chỉ dành cho đối tượng sinh viên. Hải có thể thu xếp cho mình tham gia được không? Rất mong nhận được hồi âm
Lê Hồng Hải ( Khoa Luật – Học viện cảnh sát nhân dân )
Chào ngatd,
Tôi cũng không nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề này. Tuy nhiên theo tôi:
Vấn đề kiểm soát vốn của các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hiện là vấn đề nội cộm đang được quốc hội quan tâm. Em nên lên văn phòng quốc hội, tìm trên các các báo diễn đàn doanh nghiệp, thời báo kinh tế… để tìm các thông tin, quan điểm của các đại biểu quốc hội và chủ trương của quốc hội về vấn đề này. trang vibonline.com.vn nên vào tôi nghĩ có nhiều thông tin đấy.
Văn bản pháp luật nước ngoài tôi không có. Mặt khác đặc thù về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước ở Việt Nam cũng không hẳn phổ biến trên thế giới. theo tôi em nên tìm các site luật của hai nước có đặc thù về doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò lớn giống Việt nam là Trung quốc Singapore
Chào lantu,
tình cờ tôi đang online thì gặp comment của em. Em đa cảm quá. Có hai lý do để chậm trả lời, đúng là thời gian rất eo hẹp mà lại có nhiều câu hỏi nên em nên để thời gian một tuần. Thứ hai, tôi chỉ tham gia trao đổi trên site này tôi không thực hiện việc trả lời qua mail em mà em lại đề nghị trả lời qua mail, nếu thực hiện công việc này chắc 24/24 h tôi không trả lời hết mọi người đâu. Em thông cảm nhé.
Về vấn đề em hỏi, tôi không phải chuyên gia về luật công, tuy nhiên tôi mạn phép gợi ý như sau:
– Các loại hình cơ bản về bộ máy nhà nước trên thế giới. So sánh Bộ máy nhà nước Việt nam với các loại hình này;
– Các nguyên nhân khách quan và chủ quan rất tới yêu cầu cải cách BMNN
– Mục tiêu, nội dung cải cách BMNN;
– Thực tiễn về cải cách BMNN hiện nay ở việt nam;
– Các khuyến nghị rút ra từ việc nghiên cứu
Thưa thầy!
thầy bận việc ko lên mạng được ạ? hay thầy bị ốm? hay thầy quên ko trả lời em ạ? em lên mà chưa thấy thầy trả lời. buồn quá.
các anh chị và các bạn ai co kinh nghiệm trong việc làm đề tài NCKH chỉ giúp em với. em thanks mọi người nhiu nhiu .
Chao thay,
Em la mot cuu sinh vien truong DH Luat HN .Tinh co em vao duoc trang web nay va thay rat co nhieu thong tin bo ich. Hien nay, em dang lam de tai luan van cao hoc lien quan den viec kiem soat von cua cac tap doan, Tong cong ty Nha nuoc dau tu vao cac cong ty co phan. Neu duoc, em mong thay cung cap (hoac chi dan) giup em tim kiem mot so tai lieu phap luat lien quan den de tai nay (dac biet la phap luat nuoc ngoai). Em cam on thay.
Chào chị PH!
Rât cảm ơn những chia sẻ ,lời khuyên quý báu của chị!! Hi vọng sẽ còn nhận được nhiều kinh nghiệm mà chị sẽ share cho chúng em trong thời gian tới.hì hì
Chào chị PH!
Rất vui vì nhận được chia sẻ cũng như những trao đổi của chị về một số vấn đề mà mọi người quan tâm. Tôi cũng xin chia sẻ thêm một chút như sau. Bản thân tôi mặc dù là một giảng viên nhưng cũng tham gia công tác tư vấn thêm ở bên ngoài. Những kinh nghiệm thu được từ thực tiễn tư vấn đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong những bài giảng đối với sinh viên. Tôi có quan điểm phải luôn luôn gắn chặt giữa lý luận và thực tiễn và ngược lại do vậy tôi cũng rất tán đồng quan điểm của chị là đối với khách hàng có nhu cầu tư vấn thì cái mà họ quan tâm là việc họ làm có đúng luật hay không hoặc cần phải căn cứ vào điều luật nào để bảo vệ quyền lợi cho họ. Tuy nhiên đối với em sinh viên trường luật thì việc học luật đòi hỏi phải có sự chuyên sâu và để chuyên sâu được thì ngay từ tư duy tiếp cận đã phải có sự đào sâu, do vậy vấn đề mà tôi đưa ra chỉ có ý nghĩa áp dụng tích cực đối với những người có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu về luật, không đặt ra với những người chỉ có yêu cầu tư vấn. Rất mong nhận được thêm chia sẻ từ chị.
Gửi tới chị lời chào trân trọng!
Chào Massaro, youkhanga,
Tôi cũng là người học luật, đã ra trường khá lâu (thuộc thế hệ U40 cơ đấy), tôi đã đọc các chia xẻ của các bạn và muốn chia xẻ lại một số vấn đề mà các bạn đang quan tâm:
1/ Về một luật sư (LS) giỏi: thật ra hiện nay, khó có một LS giỏi toàn diện mà thường người ta sẽ chọn chuyên sâu về một lĩnh vực, hoặc là LS tranh tụng hoặc là LS tư vấn. Trong tranh tụng lại có LS chọn riêng một mãng hoặc dân sự hoặc hình sự. Bởi vì cũng như các ngành khác, càng tinh về một lĩnh vực, không dàn trải thì mới có thể giỏi được. Hiện nay, LS tư vấn thường phải là những LS có kiến thức nền (tức là luật học) vững chắc và kiến thức tổng quát phong phú (tức là về các lĩnh vực, đôi khi tưởng chừng không ăn nhập gì đối với công việc như văn hoá nghệ thuật chẳng hạn), tức là có thể tiếp khách hàng trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng không bị “bắt giò”. Trong thực tế, có nhiều LS rất giỏi khi ra Toà, nhưng khi giao tư vấn khách hàng là “vái dài”. Hình như các bạn học khoa Luật kinh tế? Thông thường các bạn có thể chọn lựa khi ra trường sẽ là LS tư vấn, hoặc chuyên viên pháp chế cho doanh nghiệp (DN), hoặc chọn làm việc tại Toà án KD-TM (với nấc thang đầu tiên là thư ký Toà án).
Dù là chọn con đường nào thì các bạn phải có định hướng cho mình ngay từ khi còn học ở trường để bên cạnh việc tích luỹ kiến thức bắt buộc (vì nó gắn liền với điểm số) còn phải tích luỹ cho mình kiến thức riêng dành cho hướng đi đã chọn.
Tôi có quan điểm khác với thầy Lê Hồng Hải ở trường CSND, bởi vì quan điểm các giáo viên là nặng về học thuật và hàn lâm, chỉ thích hợp cho giảng dạy. Trong thực tiễn, khách hàng (hoặc DN) chỉ cần biết điều đó họ có được làm hay không được làm, căn cứ vào điều luật nào? Chúng ta không cần lý giải cho họ xuất phát từ cơ sở khoa học pháp lý nào mà có điều luật ấy! Vấn đề ở chỗ, chúng ta phải tư vấn cho họ đúng điều luật, KHÔNG ĐƯỢC LẦM LẪN! Do đó, chúng ta cần có kiến thức nền thật tốt.
2/. Về ngoại ngữ: tôi đồng ý với các bạn là cần phải có vốn ngoại ngữ tương đối ổn, nhất là nếu chọn con đường làm LS tư vấn hoặc chuyên viên pháp chế, thậm chí không phải một mà hai ngoại ngữ trở lên. Đơn cử như thế này, chẳng hạn bạn đang thảo luận ký kết hợp đồng với công ty nước ngoài, LS của công ty ấy sẽ gửi cho bạn mẫu hợp đồng soạn thảo và các nguồn luật mà hợp đồng đó dùng làm căn cứ (thông thường khoảng 14-15 trang A4), đương nhiên là tiếng Anh. Ngoài ra, nếu các bạn có hứng thú nghiên cứu sâu về Dân luật, tất nhiên là phải biết thêm tiếng Pháp. Nếu bước đầu chưa nói lưu loát thì bắt buộc khả năng dịch thuật từ Việt sang Anh và ngược lại phải tạm ổn.
3/. Việc bạn youkhanga thuật lại buổi phỏng vấn của bạn. Trong TP HCM, các công ty luật cũng rơi vào trường hợp tương tự, nói thật bạn đừng buồn, tôi không đồng ý cách sử dụng các SV luật như những người chạy việc như thế, bởi vì với cung cách ấy thậm chí có người đã trở thành LS chính thức vẫn không làm được việc gì cho nên thân! Tôi muốn thuật lại một việc như sau. Có lần tôi được tham gia hỏi một bạn (đã tốt nghiệp ĐH và đang làm cho một công ty luật có tiếng tại TP HCM) đăng ký bình luận một vụ án KD-TM, sau khi bạn ấy trình bày khá hùng hồn về án ấy, tôi hỏi bạn là trong án KD-TM, mà cụ thể là án này, vấn đề nào là cốt yếu cần nghiên cứu và làm sáng tỏ? Bạn không trả lời được! Sau đó bạn gặp tôi và xin “cho em một cơ hội vì em chưa có kinh nghiệm”. Tôi đã hỏi lại bạn ấy là “nếu bạn cho tôi biết bạn sẽ tìm kinh nghiệm này ở đâu, tôi sẽ rút lại điểm đã cho”. Rút cuộc thì không có chuyện gì phải thay đổi cả! Các bạn trẻ mà tôi thường gặp, có một khuyết điểm là lầm lẫn giữa tự khẳng định mình với chủ quan, thậm chí quá lố trở thành tự cao! Bạn ấy quên mất là mình làm ở công ty luật danh tiếng chứ mình chưa phải là người danh tiếng! Cho nên bạn quên mất việc rèn luyện kỹ năng đánh giá và phân tích sự việc.
4/. Về các kỹ năng phụ khác: chẳng hạn vi tính, tôi không thích cái cảnh một số LS giao cho LS tập sự đánh máy hộ bài bào chữa/bảo vệ. Tôi cho rằng dù bận gì đi chăng nữa thì LS phải tự mình hoàn thành “tác phẩm” của mình, có thế thì mới đi vào đời sống được (ý là mới có thể thuyết phục được HĐXX ấy mà). Đôi khi các vị lại đổ thừa cho cái sự lớn tuổi nên “ngại”!
Bản thân tôi là người lớn tuổi, lại là phụ nữ, và là một người bình thường (tức là không được may mắn như bạn youkhanga được làm ở công ty luật danh tiếng ấy mà) nên tôi luôn ý thức phải cập nhật kiến thức để theo kịp các bạn trẻ, nhưng các bạn trẻ cũng không nên xem cái gọi là lớn tuổi ấy đồng nghĩa với lạc hậu (nếu có thì cũng chỉ là cá biệt thôi).
Đấy là một vài chia xẻ, có thể là chưa đến đâu, nhưng mong các bạn sẽ có cái nhìn tương đối với cái gọi là thực tế mà các bạn sắp phải đối mặt.
PH
PS: Nếu bạn youkhanga ở TP HCM, tôi sẵn sàng mời bạn về làm việc, vì tôi nhìn thấy ở bạn có nhiều tố chất, tiếc là bạn ở HN và đang phải hoàn thành chương trình ĐH ở HN.
em chào thầy!
em là sv năm 3 khoa luật DH Huế. em biết đến diễn đàn này của thầy đã rất lâu rồi. Em thấy những thông tin thầy chia sẻ với các bạn sv thật bổ ích và em cảm thấy thầy thật thân thiện. rất vui khi được làm quen với thầy nhé.
Hôm nay em có một vấn đề muốn nhờ thầy giúp đỡ có được ko a? Hiện tại em đang làm một đề tài nckh. đề tài là phương hướng cải cách bộ máy nhà nước. Nhưng hiện tại em đang ko biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào. em băn khoăn ko biết nckh có phải là đưa ra những quan điểm mới về vấn đề đó và nó có giống thực hiện một luận văn tốt nghiệp ko ạ? vì bây giờ em đang dự tính sẽ thực hiện đề tài này nên em muốn nhờ thầy giúp em giải đáp những thắc mắc trên. Thầy sẽ ko tư chối giúp đỡ một người “ngoại đạo’ như em chứ ạ?
địa chỉ email của em là nguoihatinh_cx@yahoo.com. nếu có thể thầy vui lòng gứi sang email cho em được ko ạ? em cảm ơn thầy nhiều.
chao conduongcolamebay!
that an tuong ve ban!ban muon tro thanh THU TUONG a?vay it ra ban cung co dieu j do tu tin ve ban than roi chu? minh nghi ban khong nen xa roi thuc te.uoc muon thi khong ai danh thue ca nhung uoc muon ma khong hanh dong duoc thi mai mai chi la uoc ,mo vien vong ma thoi!
Minh cung da tung co uoc muon tro thanh TT nhu ban nhung minh da nhan ra do la dieu ma kho co the thuc hien duoc.neu cu song trong ao mong thi roi se co mot ngay vo mong ma thoi!
Thay vi chi nghi van vo den chuc danh TT ay thi minh hay lam nhung dieu thuc te nhat can cho cuoc song sau nay cua minh
Do chi la nhung suy nghi cua minh ,muon tam su cung ban thoi!co the minh khong the thuc hien duoc dieu do ,nhung ban lai thuc hien duoc thi sao?
Chuc ban se thuc hien duoc uoc mo cua minh!
Chao ban Hoa co may!
Minh ten la Le Hong Hai- giang vien mon luat dan su – Hoc vien canh dat nhan dan. Ban co the gui cho minh mot so tai lieu tieng anh chuyen nganh luat duoc khong ( dac biet la ban dich Bo Luat dan su ). Minh cung co ban dich nhung khong duoc chuan lam. Cam on nhieu. Dia chi: honghai23@yahoo.com
Minh la giang vien luat dan su cua khoa luat – Hoc vien canh sat nhan dan. Cho phep minh tham gia mot chut ve van de lam the nao de hoc tot mon luat noi chung va luat dan su noi rieng.
Y kien cua cac ban dua ra, minh hoan toan dong y. Tuy nhien bang kinh nghiem cua ban than cung nhu qua thuc tien cong tac giang day, minh thay rang de hoc tot mon Luat thi mot van de mau chot la can tu duy theo huong chu dong. Mot loi tu duy thuong thay cua sinh vien khi hoc luat la thuong chi quan tam den noi dung dieu luat quy dinh gi ma it khi dat ra va de giai thich tai sao nha lam luat lai quy dinh nhu vay. Vi vay khi tiep can cac quy dinh cua phap luat ,quan trong nhat la phai li giai duoc tai sao nha lam luat lai quy dinh nhu vay ma dung qua quan tam den noi dung dieu luat. Dieu nay se tao ra cho ban tu duy chu dong de co the hoc tot mon Luat. Chuc cac ban thanh cong!!!!!!!!!!!!
chào MAIVANG
đồng ý, hoàn toàn đồng ý
chao con duong co la me bay!
co le ban da hieu sai y cua maivang!Mai vang cung dong y voi ban la chung ta phai biet cach van dung bo nao cua minh ma.minh chua hoc ‘co so van hoa’ nhung minh hieu dieu ban noi va minh cung biet song ma chi co ly thuyet thi luon la vien tuong ma thoi.Moi thu deu xuat phat tu thuc te,tu thuc te chung ta moi co the rut ra duoc ly thuyet cho rieng minh .
Chuc ban luon thanh cong!
chào MAIVANG
mình đồng ý với bạn là chúng ta phải học những gì thầy cô truyền cho, ý mình chỉ muốn nói chúng ta phải biết vận dụng bộ não của mình thôi.
cậu có học: ” cơ sỡ văn hoá VN chưa “. trong đó có dạy thuyết âm dương. nghĩa là trong âm có dương mà trong dương có âm, nó nói về sự hài hoà của cuộc sống, sống là phải biết cân bằng. chúc bạn cân bằng giữa lý thuyết và thực tế.
chào MAIVANG
Maivang xin chào con duong co la me bay!
Đầu tiên maivang xin cảm ơn bạn đã chia sẻ với mình những lời khuyên! Ban biết không minh rất ấn tượng về bạn đấy!
Mai vang thấy những suy nghĩ của ban rất giống với những suy nghĩ cua M.Đúng vậy “cuộc sống không phải lúc nào cũng là màu hồng”.Nếu thế cuộc sông sẽ chăng co nghia lý j với những ai muốn sống cho chọn vẹn hai chữ “CON NGƯỜI”.Trên nẻo đương của cuộc sống sẽ có những lúc thành công mỹ mãn,nhưng cũng có những lúc thất bại tràn trề,đôi chân tưởng chừng nhu không thể bước nổi,nhưng vì không muốn là kẻ thất bại với chính mình nên TA tự bảo TA “hãy gột rửa mọi dau buồn và bước về phía trước.Ơ phía trước con đường đó TA sẽ tự tìm thấy mình là ai”
Nhung có 1 điều MAIVANG có quan điểm khác với bạn.MAIVANG nghi học ở DH là tự học nhưng những j thầy cô cống hiến cho chung ta sẽ là nền tảng cho chúng ta taọ tư duy mơi cho mình.Hơn nưa học LUẬT xong đâu chỉ để là LUẬT SƯ thôi đâu,chúng ta có thể làm những công viecj khác nữa mà!Tất nhiên chung ta phải biết cách vận dụng bộ não 1 cách sáng tạo chứ không phải biến bộ não của chúng ta thành một caí máy hay làm cho bộ não teo di một cách đáng thương.Chúng ta phải có cách tư duy của người học LUẬT chứ không phai cách suy nghĩ của một con người bình thường đúng không?
MAIVANG thấy bạn là một người có lý tưởng sống rất mạnh mẽ,một con người yêu nước,yêu chính trị, muốn cống hiến sức mình cho TỔ QUỐC và bạn muốn trở thành THỦ TƯỚNG.MAIVANG không thể chi cho ban cách làm thế nào để trổ thành TT nhung maivang co thể chia sẻ vói ban nhưng suy nghĩ của minh:nếu là maivang, điều đầu tiên mai nghĩ đén sẽ là tích lũy cho minh nhưng kiens thức căn bản về LUẬT đã,rôi những kinh nghiệm cần thiết cho nghê nghiep sau nay,còn về bản thân thì luôn phải là người có lý tương sông lành mạnh,phải không ngừng cố gắng đấu tranh cho lẽ phải và công bằng,luôn sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân cho người khác, luôn mang trong mình 1 tình yêu ĐẤT NƯỚC ma không j có thể lay động được.
MAIVANG mong răng bạn sẽ nhậ được nhiều lời chie sẻ bổ ích!Chucs bạn sẽ đạt được những mơ ước của m ình!
MAIVANG rat vui khi đuocj lam wen với bạn,hy vọng chung ta sẽ còn có dịp được tâm sự cùng nhau mọi điều về cuộc sông cũng như những king nghiệm trong học tập!
toi la mot sinh vien Luat. toi vua duoc doc nhung tam su cua cac ban hoc sinh ve phuong phap hoc, cung nhu nhung chia se kinh nghiem viec hoc hanh sao cho co hieu qua cung nhu dap ung cac yeu cau cua thuc te.
toi la nguoi da di lam tu rat som, dac biet toi da tung gang ap dung kien thuc minh vua hoc vao thuc te rat nhieu. theo toi viec hoc luat la rat hay, no dao tao cho con nguoi ta thong minh hon, nhay ben hon truoc nhung gi sap xay ra va dang dien ra trong doi song xa hoi. Vi vay viec hoc luat khong phai la mon hoc thuoc ma la mon hoc tu duy. De hoc tot mon nay khong phai chung ta gang hoc thuoc tat ca nhung dieu ma thay co noi cung nhu tat ca nhung gi ghi chep trong luat. Nhung khong co nghia la chung ta bo qua khau hoc thuoc.
Tai vi ban chat cua phap luat la nhung nguyen tac, chinh vi vay truoc bat cu mot mon hoc chuyen nganh luat nao chung ta cung phai lam duoc doi tuong va phuong phap nghien cuu cua chung. Sau do chung ta can phai di sau vao nhung chuyen de con bang cach: chung ta phai biet gan ket giua viec doc va thuc tien, doc bao va xem thoi su la vo cung can thiet, chi nhu the chung ta moi co nhung kien thuc thuc te toi thieu de co the phan xa truoc mot bai hoc. truoc mot van de ma sinh vien nao phan xa duoc cang nhieu thi cang tot.
Chung ta phai tap cach phan bien lai tat ca cac nhan dinh. Day la to chat rat quan trong cua ,ot nguoi luat su. Neu truoc mot du viec chung ta chi co the nhan thuc duoc mot chieu thi dau nay ra thuc te chung ta rat kho co the phat hien nhung diem quan trong trong mot ban an,trong mot vu viec de bao chua cho than chu, cung nhu viec ep bi don vao duong cung.
Day la mot nghe hay, chung ta cung co the phat huy suc manh lam kinh te, co the tu van, co the lam nha quan ly, cung co the chung ta lam chinh tri ….ma khong so bvi that bai.
Chuc cac ban thanh cong!
Cả ơn youkhanga!_người đầu tiên chia sẻ với maivang
Nhung maivang phai goi youkhanga là anh hay chị nhỉ?
Maivang rất vui khi nhạn được những lời chia sẻ kinh nghiệm về học tập của YOU.Mai vang hy vọng sẽ được kết bạn và chia sẻ về học tập cũng như về nhiều điều trong cuộc sống với YOU!
Maivang chúc YOU luôn vui vẻ ,trẻ ,khỏe,hạnh phúc và đạt được nhiều mong ước!
E cảm ơn thầy rất nhiều! cảm on thầy đã dành thời gian để cho em những lời khuyên!
Những lời động viên của thầy đã cho em 1 niêm tin mới để vượt wa những khó khăn trên con đường trước mắt. dẫu biết rằng còn nhiều trông gai nhưng em tin vơi sự cố găng hết mình của bản thân thì em se đạt được những j mình mong muốn!
Con về vấn đề chúng em không được học tin chỉ ds đó là một thiệt thòi.Nhưng vì trường mình mới áp dụng học chế tín chỉ nên không thể đáp ứng được tất cả.Điều đó em hiểu!Cảm ơn thầy đã cho em cũng như cac bạn cách khắc phụng tình trang học niên chế.E se cố gắng vận dụng lời thầy dạy vào trong cách học.Nhất định em sẽ phải thu lại được cho bản thân những kiến thức cần thiết!
E cảm ơn thầy! Chúc thầy luôn luôn khỏe,hạnh phúc và công tac tốt!
-CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN
– em có một ước vọng, đó là ước vọng cống hiến sức mình cho tổ quốc.
– vì vậy em muốn làm chính trị. ( em muốn làm thủ tướng) mà không biết mình phải bắt đầu từ đâu. phải có những đức tính gì.
-mong thầy và các bạn chia sẽ
-thân ái
chào MAIVANGKT32F
học 4 năm ở ĐH ko phải là để học những gì thầy cô dạy mà là học cách suy nghĩ của một luật sư, học cách sử dụng bộ não của bạn, học cách sáng tạo. đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa giáo dục VN và thế giới. bạn có bao giờ tưởng tượng một cái thang máy bắt lên trời chưa. nó sắp được các nhà khoa học thực hiện đấy. ( đó gọi là sức mạnh của ý tưởng )
-chào MAIVANGKT32F
-rất vui được trò chuyện với bạn.
-tui chỉ có vài lời khuyên
-gian nan là nợ, anh hùng phải vay
-đời là một bức tranh, nếu bức tranh chỉ có một màu hồng thì chẳng đẹp tí nào, phải nhiều màu trắng đen vàng đỏ xanh… thì mới đẹp.
-hãy nhìn xuống để thấy ta hạnh phúc và hãy nhìn lên để thấy mình cần phải phấn đấu.
-học anh văn chuyên ngành thì rất dễ. anh văn có 4 kỹ năng: ” nghe nói đọc viết”- hãy sử dụng nó thường xuyên bất cứ khi nào. đừng nên tham gia những câu lạc bộ AV có quá đông người, hãy lập ra một nhóm AV chỉ 3-> 5 người. rồi hãy hoạt động như khi bạn thuyết trình trước lớp ( cơ cấu hoạt động thì bạn tự nghĩ ra- có một cơ cấu rất tuyệt vời). bạn nên học AV chuyên ngành ngay từ năm 1( tự học). ( mình đã áp dụng và nó thành công mỹ mãn)
-thân ái !
Chào MAIVANGKT32F,
Đọc comment của em, trong tôi đã đọng lại nhiều suy nghĩ:
– Có thể khẳng định em là người có tư duy độc lập và có phương thức sống tự lập. Tôi nghĩ em nên phát huy. Tôi tin nó sẽ giúp em thành công trong tương lai, mặc dù hiện tại em còn gặp nhiều khó khăn vượt qua. Tuy nhiên, có vượt qua khó khăn thì mới thấy được giá trị đích thực từ thành quả mình đạt được. Bản thân em cũng đã chứng minh một phần cảm nghỉ của tôi khi em quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành sinh viên luật và em đã làm được và trở thành niềm tự hào của gia đình. Vì thế tôi tin không có lý do gì em lại không thể vượt qua những khó khăn đang đến với em;
– Về học tín chỉ, tôi chỉ là một giảng viên luật bình thường, không phải là nhà quản lý giáo dục nên đưa ra lời giải đáp thấu đáo, đầy đủ với em là điều khó. Tuy nhiên, với tư cách giảng viên, tôi xin chia xẻ với em vài điều:
+ Tín chỉ không mới so với thế giới, nhưng mới ở Việt Nam. Trường Đại học Luật HN mới thử nghiệm học chế tín chỉ từ năm học 2007 – 2008, do vậy còn quá sớm để có đủ kinh nghiệm, chương trình đào tạo, nguồn nhân lực, nguồn cơ sở vật chất để hoàn thiện học chế tín chỉ trong thời gian ngắn;
+ Học tín chỉ hay niên chế, theo tôi nghĩ cũng không phải là yếu tố quyết định sinh viên có tự tin hay không khi bước vào cuộc sống danh cho người người đã tốt nghiệp đại học. Xét cho cùng chúng chỉ là những phương tiện giáo dục, trong đó tín chỉ là phương tiện giáo dục giúp học thực chất, dạy thực chất hơn mà thôi. Điều quan trọng nhất là sinh viên có tạo cho mình một phương pháp học phù hợp để khai thác kiến thức tốt nhất, bên cạnh sự hỗ trợ từ cơ sở đào tạo, bộ môn, giáo viên….
+ Còn vấn đề khoa em và khoa quốc tế học Luật DS theo niên chế, theo tôi nghĩ nằm ngoài mong muốn của giáo viên và bộ môn mà thôi, tất nhiên là nằm ngoài mong muốn của các em rồi. Cả khóa 32 gồm 24 lớp dùng học dân sự một kỳ, nếu tất cả học học tín chỉ tại thời điểm này thì sẽ rất “tốn giờ” và “tốn giáo viên” đứng lớp. Nên khóa em được lựa chọn học niên chế coi như giải pháp tình thế đấy.
Thân!
PS: Em nên sử dụng phần mềm Unikey để đánht iếng việt có dấu trên trang thông tin để mọi người dễ đọc hơn.
hi MAIVANGKT32F
– Vì không đc học tín chỉ lds, nên e có thể mượn sách vở để cuơng của các bạn lớp khác về tự học theo.1 tuần học đến 1 vấn đề thì tốt nhất là học đến vấn đề nào em nên lên thư viện đọc hết hoặc phần đa các tài liệu liên quan đến vấn đề đó trong luôn tuần đó, kèm theo đó là nên lam đề cương luôn cái vấn đề của từng tuần học. Như thế, e sẽ chủ động hơn trong các bài kiểm tra.Lúc làm bài kiểm tra, lí thuyết thì ko cần phải nói vì mình đã đọc trên thuvien rùi, nếu là tình huống, hay trắc nghiệm thì phải cẩn thận phân tích rõ, bám sát lí thuyết và kiên định theo quan điểm riêng của minh, bảo vệ chắc quan điểm đó, vì thầy cô đánh giá cao ý kiến, tính sáng tạo của cá nhân( tất nhiên phải có cơ sở đúng cho ý kiến đó)
– english ko phải là vấn đề 1 mình e gặp phải, xác định trình độ của mình đến đâu rùi tìm 1 lớp học phù hợp. trước tiên học ở trường đã, rùi song song có thể tìm 1 lớp học thêm ngoài. e có thể vào đây đê tham khảo lớp học thêm : waystoenglish.com. mình đang học ở đây và thấy cũng rất tốt. Nhưng dù có học ở đâu đi chăng nữa thì quan trọng vẫn là ở mình. Dù em đầy ắp công việc trong 1 ngày thì đừng quên dành 15-30 phút học t.anh, xem đây là việc không thể thiếu, như ăn kơm ý.
– Đảm đương nhiều chức vụ thì kềm theo nhiều nhiệm vụ. Sắp xếp 1 cách hợp lí là ổn thui, vấn đề là cài gì cũng ôm hết vào mình thì mới loạn. Làm lớp trưởng thì mình ko rõ, nhưng cũng như thế , khi e làm nhóm trưởng, e có thể phân cho các bạn làm btap nhóm, hay cử ra 1 nhóm phó..Là nhóm trưởng không nhất thiết bài tập nhóm nào cũng phải bắt tay lên làm cụ thể,mà cần phải chỉ đạo, phân công hợp lí , nhưng cũng không thể không tìm hiểu bài tập vì e sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước tiên đối với kết quả bài đó trước thầy cô.
Hi vọng e sẽ sắp xếp đc cho mình 1 phương pháp hiệu quả!!
em chao thay!
chao tat ca cac ban!
thay va cac ban se thac mac vi sao chi trong mot ngay thoi ma em lai gui thu den 2 lan nhu vay dung khong a?
Nhung moi nguoi oi! thuc su bay gjo MAI hoang mang wa!that su chua bao gjo M thay so hai nhu luc nay!
em muon tam su voi thay va cac ban mot chut ve ban than! Co the ai do se cho rang M dai dong nhung thuc su M muon noi ra het tat ca cho nhe long,chi mong nhan duoc su chia se tu phia moi nghuoi du chi la 1 nguoi thoi cung la niem hanh phuc vo bo trong luc nay roi.
M la mot sinh vien xuat than tu nong thon,buoc vao DH LUAT chi vi do la niem mo uoc tu thuo con hoc cap2.Nhung moi nghuoi biet khong de duoc vao hoc luat M da phai danh doi bao nhieu dieu khong? hoc xong lop 12 M di thi su pham theo nguyen vong cua BO ME,roi ket wa thieu nua diem.Rot DH M quyet tam on thi lai,nhung van khong the thang duoc BME. M van phai di thi su pham va den khi do roi thi M ko chiu di hoc.Hai nam tuoi thanh xuân da troi wa trong vo vong!Co nguoi bao M la dua nhu nhuoc khong dam lam nhung dieu minh muon,nhung “moi cay moi hoa moi nha moi canh”,ai o trong hoan canh cua M thi moi co the hieu het duoc.Dieu nay thi M khong muon noi them nhieu.Va roi den nam thu 3 de thuc hien mo uoc cua minh M da la nguoi dau tien trong doi cai lai BO.BO da rat buon vi M,tham chi BO da co y dinh TỪ M neu nhu M van kien quyet thi LUAT.Ngay ay mai da quyet dinh du co phai la dua con bat hieu cung phai thi luat! Boi M nghi on cha me du song het ca cuoc doi cung khong tra noi “mot chữ ơn” ay. Sau hon 2h noi chuyen trong nuoc mat voi BO M da quyet dinh ra di,nhung chang hieu sao bong dung Bo noi”dể xem nếu để làm điều con muốn thi con sẽ lam dược dến dâu”?B da dong y cho M thi L. M da lao vao on thi nhu 1 con thiêu thân.Va roi mot ngay báo kq M dã dỗ.CA gia dinh da khoc trong niem vui suong. Bo chi nhin dua con gai bang anh mat cua mot nguoi cha hiền ma M biet “M can phai co gang nhieu hon the nua. M LA NIEM TU HAO CUA CA GIA DINH_BO bao vay”
Buoc chan vao DH mai da co gang rat nhieu,chiu kho len thu vien,hoi thay co va cac ban nhung j minh con thac mac.Tu nhan xet ve ban than thi M thay minh la nguoi hoc cung kha. trong cac gio giang bai,gio thao luan M luon la nguoi co nhieu dong gop bai hoc.M la nguoi hoa dong voi tat ca moi nguoi,cung tham gi nhieu hoat dong xa hoi, tham gia cac cau lac bo cua truong(gjo M dang la thanh vien cua clb LUAT GIA TRE).M van thuong la nguoi duoc cac ban tin cay giai dap cac bai hoc.Nhung chang hieu vi sao ke tu ngay len HN M lai gap nhieu rac roi den vay?ngay dau nam thu nhat lo ngo di xe buyt cung gap tai nan den “thâm tím hết cả mắt”roi mất tài liệu foto trên thư viện.mat thi dau sách khong the doc duoc ma lai phai nop tieu luan den noi.lai con vu di thi TIN dinh phai cai may hong phai thi lai,den luc ti lai thi “vẫn có duyên” vơi cai may hỏng ay.tương nôc ao nhung may wa da wa.nhung đôi lai học bổng dã tieu tan.M lai nhan duoc tin ME bệnh nặng phải di bệnh viện.ky 2 M cố găng học thật tốt dể dành học bổng là mon wa cho ME,nhưng không dược.Nhung thậm tệ hơn M còn bị trượt English o vong so khao nua chu.
Thực sự trình độ English bay gio rat kem! 2 nam on thi DH M da wên hêt tat ca.Ma ENGLISH+tin hoc bay jo la “com ao gao tiền”,chu có chuyên nghanh khong thoi thi cung chang ich j.M da di hoc them rat nhieu nhung M thay chat luong thu duoc chang co la bao.Toan la trung tam day_kinh doanh la chinh thoi!
Buoc vao nam thu hai duoc hoc theo tin chi phai chu dong hon trong cach hoc.M duoc cac ban chon lam nhom truong+lơp trưởngva M con tham gia may clb o truong nua. M da lap cho minh mot ke hoach rat cu the cho ca nam,ca học kỳ ,tham chi la ca trong mot ngay.M phai hoat dọng het cong suc.Ca ngay phai chay nhu soc.Moi nguoi bao so M vat va!(cung dung that).Nhung do moi la dieu M muon co trong cuoc doi!”Thà được là nhười bận rộn còn hơn là ăn không chơi dài rồi lại than thân trách phận vi đã bỏ lỡ nhiều thơi gian,lại tự chửi rủa bản thân, như vậy thât là đien rồ”.Moi chuyen voi vai tro la nhom truong,lop truong M dang lam rat tot.The nhung xet lại vấn đè học tap cua ban than thi M thay can phai xet lai.Trươc kia trước mỗi giờ lên lơp M da lăm duoc nhung van dê co ban va chi can len thu vien doc tai lieu bo sung them kien thuc.Khong 1 lan nao bi thay co goi len ma khong tra loi tot cau hoi.Vay ma may lan thay co hoi trong gio LDS(cac mon khac _M hoc van on) lai bi dơ ra, tra loi thi khong chinh xac, kien thuc cu lo ma lo mo.Hôm nay kiểm tra thường xuyên lai con lam bai khong tot nua chu,quan trong lai la luong kien thuc chang co la bao.
Thay va cac bac co the gop y cho M phai lam sao để học tot duoc LDS,phai hoc ENGLISH nhu the nao,va phai la sao dể cân bằng duoc giua viec hoc voi viec lam nhom truong+lop truong+tham gia cac clb duoc khong a? M dang rat hoang mang trong tu tuong!
Co thê M da di wa pham vi cho phep,thanh that xin loi Thay va cac ban!nhung jo M chi mong nhan duoc nhung loi chia se chan thanh tu Thay va cac ban thoi!
Mong nhan duoc hoi am som!
THAY OI! THUC SU EM DANG RAT HOANG MANG. MONG THAY SE GIAI DAP NHANH GIUP EM VOI A!
EM CAM ON THAY!
EM CHO THAY A!
EM LA SINH VIEN CUA LOP KT32F.
DAU TIEN CHO EM CAM ON THAY DA CHO EM VA MOI NGUOI CO CO HOI DUOC NOI RA NHUNG DIEU J MINH THAC MAC!
HOM NAY EM MUON NHO THAY TU VAN CHO EM MOT SO VAN DE:TUY LA SINH VIEN NAM THU 2 NHUNG NAM NAY BON EM MOI DUOC HOC TIN CHI. E THAY HOC TIN CHI RAT HAY.NEU NHU CHI VI LEN LOP NGHE THAY CO GIANG ,CHEP BAI ROI VE NHA DE DAY VA DEN KY THI MOI “CAM DAU VAO CAY” NHU TIN CHI THI GIO DAY BON EM DUOC CHU DONG HON TRONG CACH HOC,MOI NGUOI CO THE THAO LUAN CUNH NHAU MOI VAN DE CON THAC MAC,SINH VIEN CO THE GAN GUI HON VOI THAY CO TRONG VAN DE HOC TAP,DAC BIET LA DUOC LAM VIEC THEO NHOM GIUP BON EM NANG DONG HON VA DO LA DIEU RAT CAN CHO CACH LAM VIEC TAP THE SAU NAY.HOC NIEN CHE THI NHUNG GI BON EM BIET CHI LA KHONG NHIEU HON GIAO TRINH LA MAY THI HOC THEO TIN CHI BON EM DUOC TIEP CAN VOI NHIEU NGUON TAI LIEU HON…. VA NHIEU DIEU KHAC NUA MA NIEN CHE KHONG CO DUOC. E NGHI NHUNG DIEU EM NOI MOI NGHUOI DEU BIET RAT RO EM CHI XIN DUA RA MOT NHAN XET CUA EM VE 2 CACH HOC NAY MOT CAH NGAN GON NHU SAU:”NEU HOC THEO NIEN CHE SINH VIEN Y BAO NHIEU THI HOC THEO TIN CHI SINH VIEN CANG CHU DONG BAY NHIEU”.HON NUA VOI SINH VIEN LUAT THI “TU TAO SUC SUC Y” LA DIEU TOI KY.
NHUNG SAO THAY OI!
TAI SAO BON EM LAI KHONG DUOC HOC TIN CHI MON LDS VAY?VAN DE NAY EM DA TUNG HOI MOT THAY TRONG BO MON VA THAY BAO” HOC TIN CHI HAY NIEN CHE CUNG VAY THOI CHU YEU LA MINH HOC THEO CACH NAO THOI”.EM DONG Y VOI Y KIEN CUA THAY NHUNG E NGHI THUC TE VAN LA THUC TE:PHAI HOC NIEN CHE LEN LOP BON EM CU NGHE GIANG VA CHEP HOC HET CA 1 WYUEN GIAO TRINH MOI THAO LUAN, TRONG KHI NHUNG MON KHAC BON EM DUOC HOC TIN CHI,BON EM DA DON RAT NHIEU THOI GIAN VAO CAC MON HOC AY.CON LDS BAO HAY VA DE HIEU NUNG EM THAY NO KHONG DON GIAN NHU VAY.HAU HET CAC BAN TRONG HAI LOP KTEF DEU BAO DEN LOP TRONG TINH TRANG KHONG LAM HET DUOC NHUNG VAN DE CO BAN THI NOI GI DEN NHUNG VAN DE MO RONG,NHUNG VAN DE THUC TE.MA DS LA MOT MON HOC PHAM VI NGHIEN CUU RAT RONG.NEU CU THE NAY THI EM KHONG BIET DEN LUC VAO PHONG TH, NHUNG J LA KIEN THUC DS CUA EM SE LA BAO NHIEU DAY?HOM NAY BON EM VUA KET THUC XONG BAI KIEM TRA HOC PHAN THAY A! THAY OI! DAY LA BAI KIEM TRA EM CAM THAY THAT VONG NHAT TU KHI VAO TRUONG LUAT DAY AH!VA CHUA BAO JO EM THAY HOANG MANG VE KIEN THUC HOC TAP CUA MINH NHU VAY!CAC BAN CUNG GIONG NHU TINH TRANG CUA EM.CAC BAN BAO DO LA “TINH TRANG CHUNG CUA LDS”.E NGHI DO LA “TINH TRANG CHUNG CUA HOC NIEN CHE”VA QUAN TRONG HON DO LA” SUC Y TRONG BAN THAN MOI SINH VIEN”
EM NGHI CHUNG EM KHONG THE TRACH CAC THAY KHONG CHO CHUNG EM HOC TIN CHI DUOC!DO DAU PHAI LA DIEU CAC THAY CO MUON.NEU CO TRACH THI PHAI TRACH CHINH CHUNG EM THOI:”BAN THAN KHONG BIET CACH CAN HOA TRONG CACH HOC. E DA TU TAO RA CHO MINH MOT SU Y LAI TRONG CACH HOC”.VI THE MA EM MUON THAY CHI CHO EM MOT LOI THOAT KHOI SU HOANG MANG NAY VOI A! THAY CO THE CHO EM BIET EM PHAI HOC LDS NHU THE NAO KHI HOC LY DA KET THUC GIO CHI CON CHO DEN NGAY THI KHONG A?
MONG THAY SE GIAI DAP GIUP EM! EM RAT CAM ON THAY!
huhu nhiều môn học tín chỉ gì mà như giảng niên chế vậy ạ!làm các bạn trong lớp nói chung và..em nói riêng mất rất nhiều công sức chuẩn bị bài từ trước,đến lớp không được phát huy kiến thức chỉ được nghe mỗi giảng khan hichic!đến tiết thảo luận thì ít thời gian quá…các nhóm cứ tranh nhau hỏi huhu (có khi một buổi thảo luận thầy cô trả lời đúng 2 câu thì hết giờ…)
Chào MINI,
NHỮNG CÂU HỎI LOẠI NÀY BẠN NÊN ĐƯA SANG MỤC Q&a NHÉ.
Về nguyên tắc bên thế chấp đồng thời là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm. Tuy nhiên, nó sẽ không đúng trong trường hợp bên thế chấp là người thứ ba đứng ra bảo lãnh bằng việc thế chấp tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính. Trường hợp này bên thế chấp là người thứ ba (người bảo lãnh)
CHAO THAY!
EM LÀ MỘT SINH VIÊN Ở TỈNH, EM XIN NHỜ THẦY GIÚP EM MỘT VIỆC ẠH! EM CÓ MỘT NHẬN ĐỊNH VỀ MÔN BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ MONG THẦY GIẢI ĐÁP GIÚP EM:
“BÊN THẾ CHẤP LÀ BÊN CÓ NGHĨA VỤ TRONG QUAN HỆ NGHĨA VỤ CHÍNH”.
RẤT MONG THẦY TRẢ LỜI GIÚP EM.
CÁM ƠN THẦY RẤT NHIỀU.
CHAO THAY
Chào nhoc,
Để học tín chỉ cần thực hiện theo nguyên tắc:
– Giờ lý thuyết là giờ để nghe những vấn đề bạn cần tìm hiểu và làm rõ hơn (muốn vậy em phải đọc giáo trình và luật truwosc khi nghe giảng;
– Giờ thảo luận là giờ vàng để em cùng trao đổi cùng với giáo viên nhwungx vấn đề em đã nghiên cứu nhưng chưa có câu hỏi thỏa đáng;
– Tự học, tự nghiên cứu (phải tăng cường tìm và đọc thêm các các tài liệu tham khảo ngoài luật và giáo trình), gắn những vấn đề lý luận với thực tiễn cuộc sống và pháp lý; tham gia tích cực học nhóm;
– Tích cực khai thác hình thức tham vấn từ giáo viên bộ môn.
…. Quan trọng nhất em tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho riêng mình
Chào maihuong,
tôi không quên câu hỏi của em và của các bạn, nhưng xin phép tôi trả lời khi có thời gian nhé (có thể là 1 tuần đấy).
Thân
Thưa thầy ! Thầy quên mất câu hỏi của em đúng không ạh.
Hoc tin chi doi voi sinh vien nam dau rat kho , lam cach nao de co the tiep can van de 1 cach nhanh chong va de thuc su co hieu qua trong nhung mon hoc o hinh thuc tin chi nay ah.Cam on thay.
hoc tin chi that su rat kho doi voi sinh vien nam dau thay ah
Chào huongduong và youkhangga,
đúng như youkhangga nói điểm của các thành viên trong một nhóm là do nhóm xếp loại trên cơ sở điểm tổng mà giáo viên kết luận sau khi nghe nhóm thuyết trình.
Người thuyết trình là người đại diện nhóm đứng ra bảo vệ kết quả làm việc nhóm trước giáo viên. Do vậy, Người thuyết trình và kết quả thuyết trình không phải là vấn đề cá nhân người thuyết trình mà là kết quả của làm việc nhóm:Kết quả bài tập, sự hợp tác, lựa chọn người thuyết trình, nội dung thuyết trình, sự hỗ trợ….
Theo tôi kết quả điểm của người thuyết trình phải gắn liền với kết quả của nhóm. Nhóm có thể quyết định ai tích cức nhất trong nhóm đạt điểm cao hơn các thành viên khác. Nhưng tính trung điểm của các thành viên không thể cao hơn điểm kết luận của giáo viên.
Chào ngay mo,
Em có nghĩ bảo vệ phụ nữ và trẻ em là cần thiết không? Vô cùng cần thiết đấy. Nhưng nếu em hiểu Luật dân sự thiên về bảo vệ phụ nữ và trẻ em là không đúng đâu… và nếu có thì cần phải thay đổi vì vi phạm luật bình đẳng giới.
thay ui!VK cua e vuwa hong !! thay co phai la luat dan su co nhieu dieu thien ve bao ve phu nu va tre em ko ah?!
hi youkhanga
Trong những môn học tín chỉ mà đã thuyết trình ở lớp tớ thì tớ thắc mắc tại sao có môn giảng viên cộng điểm cho những bạn lên thuyêt trình có môn giảng viên lại không cộng điểm.ở đây là giảng viên tự cộng vào sổ điểm chứ không có chuyện các cá nhân trong nhóm đó thỏa thuận cộng điểm cho nhau,nếu có thì đó là việc nhóm trưởng xem xét thái độ ,sự đóng góp vào bài tập của cá thành viên thì cho điểm A hay B hay C gì đấy.mà việc xếp loại A,B,C không ảnh hưởng nhiều đến điểm ở trong sổ của các thầy cô đâu.
Còn việc cộng điểm cho bạn lên thuyêt trình thì khi cử người thuyết trình sẽ biết chọn ai nếu nhiều người cùng muốn lên thuyết trình? việc làm bài không phải do một cá nhân làm mà phải do cả tập thể nhóm,nếu có việc chỉ 1 hay một số cá nhân làm thôi thì việc học tập, làm bài theo nhóm sẽ không còn ý nghĩa nữa.và tình trạng đó cần khắc phục .^_^
Chào huong duong!
Theo như tó biết thì ko phải các thầy cô tự quyết định cộng điểm mà là do nhóm thỏa thuận, thống nhất cộng điểm cho các thanh viên tích cực nhất. Có vẻ như nhõm của ấy làm việc rất có hiệu quả, ai cũng rất tích cực tham gia,vậy thì có thể thỏa thuận tât cả mọi người đều được xếp cùng 1 loại, cùng bằng điểm.Hơn nữa, theo như cô mình bảo thì mỗi nhóm đc tối đa 4 người cao điểm hơn những người còn lại, chứ có phải nhất thiết là chỉ đc 1 cá nhân đâu. Theo mình nghĩ, các thầy cô chỉ có thể đc cộng điểm trong phạm vi bài làm và câu trả lời của nhóm, còn vấn đề ai lên thuyết trình được điểm cộng là do nhóm thống nhất. Thường thì những người lên thuyết trình là những người đã nghiên cữu kĩ bài, chứng tỏ người đó đã tham gia tích cực trong quá trinhf làm, cho nên cũng thường là người đó sẽ được cộng điểm hơn những ngưoi khác trong nhóm.
còn vấn đề nêu ra: cộng điểm cho cả nhóm nếu nhóm đó có ngưoi thuyết trình tốt thì liệu có cộng bằng đối với nhóm có tình trạng người làm it, người làm nhiều?? người làm nhiều thì vẫn cứ mãi lo tìm kiếm tài liệu, lo viết bài, lo sửa bài rùi lại lên thuyết trình để sau đó lại san sẻ điểm với 1 hoặc 1 số ngưoi ko lam, lam ko nghiêm túc…??
hi dungngoc!
híc! nói như em thi ai dám đi thực tập. Mình đâu có học giỏi, chỉ thuộc dạng tàm tàm khá trong lớp thui. Theo như lúc trước người ta phỏng vấn mình thì các câu hỏi của họ đặt ra ko liên quan gì đến chuyên ngành, có thì cũng chỉ qua loa( vì chắc chắn họ biết mình đã đc học ở trường rùi) , họ hỏi mình 1 bài toán học thời phổ thông, hay 1 câu địa lí… chủ yếu là kiểm tra sự phản ứng nhanh nhạy của mình.Thực ra nếu mình hỏi lại họ thì chưa chắc người ta đã biết đáp án mà họ đã đưa ra cho mình, hoăc mình có thể trả lời sai cũng đc, miễn sao để họ tháy hài lòng o chỉ bởi nội dung câu trả lời mà hài lòng về cái cách trả lời của mình.Quan trọng là mình phải tự tin, bình tĩnh, sáng suốt , nhanh nhạy trong mọi tình huống. Thêm 1 điều nữa cũng rất ..rất quan trọng là: người ta sẽ hỏi về trình độ vi tính và ngoại ngữ. Cho nên,dù kiến thức chuyên ngành chưa được học đủ nhưng các kiến thức cơ bản về vi tính, ngoại ngữ theo mình nghĩ là nhất thiết phải có.
Em chào thầy!!!
Thưa thầy tại sao trong mấy môn thuyết trình vừa rồi em thấy có thầy cô của môn này cộng điểm cho nhũng bạn thuyết trình nhưng có thầy cô của môn khác lại không cộng cho những bạn ấy ,không quan tâm các bạn ấy có thuyết trình tốt hay dở .Tại sao cùng phải bỏ ra thời gian chuẩn bị ở nhà và cùng thuyết trình trước lớp như thế mà có bạn được cộng điểm mà có bạn lại không được cộng ạ?mà công sức của nhóm cũng nhau làm bài và phải chuẩn bị tại sao có bạn điểm cao hơn các bạn khác ? Nhà trường có thống nhất về chuyện này không ạ?
Theo em việc cộng điểm cho bạn nào thuyết trình nhưng phải tốt( có thể hỏi ý kiến của các bạn tham gia thảo luận trong lớp đó xem ai thuyết trình tốt) là rất hay và phải cộng cho cả nhóm đó.Như vậy sẽ khuyến khích cho các sinh viên của ta mạnh dạn đứng lên thuyết trình trước lớp,những kĩ năng này cần được đào tạo ngay ở trường; và nhóm đó phải có trách nhiệm chuẩn bị như xét duyệt,góp ý cho bài thuyết trình đó để bài thuyết trình đó tốt hơn,không chỉ chú trọng đến nội dung bài tập mà còn phải nói để cho người khác hiểu.
Không nên cộng điểm cho một người vì ai cũng góp phần công sức vào bài tập vì vậy không thể có một cá nhân điểm cao hơn cả nhóm được dễ gây đến sự mất đoàn kết.và khi cử người ra thuyết trình sẽ dẫn đến tình trạng nhiều người cùng xin được thuyêt trình và khi đó sẽ ko biết chọn ai cả
Tóm lại trường ta nên quy định công điểm cho nhóm nào có sinh viên thuyết trình tốt là rất hay
Em xin cám ơn thầy!!!
thầy và các bạn cho em hỏi :
trong chương trình Tòa tuyên án “chuyện sau cổng làng” (ko biết có ai xem ko) xin tóm tắt : A và B chia thừa kế cho C với D, với điều kiện C phải chăm sóc cho A và B đến khi chết. Nhưng A và B chưa chết tài sản(ngôi nhà) đã được chuyển quyền sở hữu cho C. Sau đó A làm đơn đòi lại tài sản trong di chúc vì C ko làm tròn nghĩa vụ chăm sóc. Do đó tòa quyết định đây ko phải chia theo di chúc mà là hợp đồng tặng cho có điều kiện và khi giải quyết A thắng kiện. Nhưng theo em đã là tặng cho thì phải ko có điều kiện gì hoặc có thì điều kiện đưa ra phải ko được phục vụ lợi ích cho người tặng cho nếu ko sẽ thành hợp đồng trao đổi mất rồi. Ý kiến của em vậy mong được giúp đỡ! Thanks – email của em là : doan_law@yahoo.com. ai trả lời giùm em nha
chi youkhanga oi muon di thuc tap de lay them kien thuc i chac phai gioi thi nguoi ta moi nhan nhi.chu cu binh thuong cung khong ai cho thuc tap dau chi nhi.
the luc den phong van ho doi hoi cao khong ha chị.
To Quynh!
Bản thân cũng đã đi thực tập ở công ti luật gia phạm, 1 thời gian, nên tớ xin đóng góp ý kiến nhỏ nhoi của mình. Thứ nhất, theo tớ thấy, muốn xin thực tập phải làm hồ sơ, hoặc có thể thỏa thuận ko cần hồ sơ nhưng chắc chắn người ta sẽ phỏng vấn cậu trong mấy phút, thứ hai là về kiến thức, thường các công ty luật sẽ làm thành lập doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ.. nên tốt nhất là học các môn đó đã. hoặc có thể xin vào thực tập tại 1 doanh nghiệp kinh doanh nào đó, ko nhất thiết là công ti luật.Muốn tìm danh sách các công ty ấy có thể search trên mạng, tớ biết 1 số công ti luật, tham khảo nhé: luật gia phạm ở Thái Hà, brandco ở Thanh Xuân, Phạm và Liên danh ở Trần Hưng Đạo, Invest consult ở Thái Hà… Đây là những công ti tớ nghe có tiếng , hì! còn mới đây nhất là văn phòng luật sư indochina, bạn tớ đi làm ở đấy ( về vi tính và tiếng anh) và giới thiệu cho tớ vào làm nhưng tớ thì xin miễn vì lúc này ko thể đi đc. hì! Cố gắng tự tìm hiểu thêm nhé!
Chào Mai anh!
Ai cũng thế cả thôi, lúc đầu còn bỡ ngỡ nhưng sau sẽ quen dần, rồi từ từ e sẽ biêt cách giải quyết các bài tập đc giao. Tốt nhất là đừng nên phức tạp hóa vấn đề nhé!. Còn trên diễn đàn ko giải đáp cụ thể các bài tập đâu, cố gắng tự suy nghĩ tìm phương pháp làm, Đề bài của e, theo mình đã rõ ràng rùi, đọc giáo trình, lên thư viện đọc thêm chút , kết hợp vở ghi đầy đủ là ok.
Thua thay!Em la sinh vien quoc te 32B. E vua buoc vao hoc tin chi dau nam hoc nay. E cam thay day la hinh thuc hoc rat hay. Nhung e van chua duoc chuyen nghiep lam trong viec tim tai lieu de hoc tap. Thay co the giup em khong a? Nam ngoai hoc nien che tat ca cac mon, hoc luc cua em kha on. Nam nay em rat mong minh van giu duoc phong do do du thu suc o mot cach hoc moi. ^.^
de duoc nhan lam 1 nhan vien thuc tap can nhung dieu kien cu the gi a ? va thay co the cho em mot so dia chi cac cong ti xin vao lam sinh vien thuc tap duoc khong a?
cam on thay rat nhieu!
Em chào thầy ạ!
Là một sinh viên mới vào trường, em cảm thấy rất bỡ ngỡ với môi trường mới tại đại học.Phuong phap hoc tap cung khác nhiều so với học ở phổ thông thầy ạ. Vì học theo tín chỉ nên có rất nhiều bài tâp phải làm nhưng e không biết phương pháp làm bài tập như thế nào để đạt kết quả cao.
Thưa thầy,thầy có thể chỉ cho e cách làm bài tập tuần sau được không ạ?:”Tại sao pháp luật có tính xã hội?Tính xã hội của pháp luật được thể hiện như thế nào?”
Em xin chân thành cảm ơn thầy!!!
Chào huongduong,
Mỗi giáo viên khi đưa ra câu hỏi cho nhóm trong thuyết trình bài tập có những mục đích riêng của mình, nhưng thường tập trung vào những mục đích:
– Đánh giá kết quả làm việc nhóm có thực sự là của nhóm, hay chỉ của một số thành viên hay là kiến thức của người khác;
– Đánh giá sự hiểu biết của nhóm và các thành viên trong nhóm về đề tài, nội dung bài tập nhóm;
– Đánh giá thái độ làm việc nhóm của các thành viên trong nhóm.
….
Không nên lo lắng về không trả lời được câu trả lời của giáo viên, quan trọng là tự tin, trung thực và có nền tảng kiến thức tốt về đề tài nhóm đã làm.
Em cám ơn thầy đã trả lời câu hỏi của em!!!
Thưa thầy sinh viên có thể cố gằng để làm tốt phần thuyết trình bài tập ,nhưng bọn em rất lo lắng và bị động với những câu hỏi của các thầy cô đưa ra,khi đứng trên thuyết trình có thể sinh viên đó chưa đưa ra được câu trả lời.
Vậy Thưa thầy ,thầy có thể cho em biết mục đích của các thầy khi đưa ra những câu hỏi là gì không ạ?
Và làm sao để có thể giải quyết được tình huống khi sviên thuyết trình và sinh viên của nhóm đó không trả lời được câu hỏi của thầy cô đưa ra ạ ?
Em xin chân thành cám ơn thầy ,thầy thật vất vả với sinh viên bọn em!!!
Chào thuychinh,
Để học tiếp bậc sau đại học của trường Đại học Luật HN thủ tục không phức tạp, mỗi năm trường mở một đợt tuyển sinh (thường cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 hàng năm). Để biết cụ thể hơn em nên liên hệ với Khoa sau đại học Trường ĐHLHN để biết chi tiết theo địa chỉ:
Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 87, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 7.730 302, 8. 352 354. Fax: 84.4.8 343 226. E-mail: khoasaudh@pmail.vnn.vn
Còn về điều kiện em có thể tham khảo theo đường link sau:
http://www.daihocluathn.edu.vn/images/stories/Thongbao/thong_bao_tuyen_sinh_1.pdf
Em chao thay!
Em la mot sinh vien luat da ra truong va di lam duoc 3 nam, hien nay em co nguyen vong muon hoc len tiep cao hoc cua truong luat ha noi. em xin hoi thu tuc de hoc tiep co phuc tap ko, can nhung dieu kien gi?. mong thay giai dap giup em. E xin chan thanh cam on!
Chào huongduong,
Những lo lắng của em là hiện tương tâm lý phổ biến của những người nói trước công chúng, theo tôi để thuyết trình tốt bài tập nhóm đạt hiệu quả tốt, các em cần chú ý đến một số điểm sau:
– Chuẩn bị bài tập nhóm thật kỹ, bản thân các thành viên phải hiểu yêu cầu, mục đích, nội dung bài tập nhóm;
– Nhóm phải cử thành viên có khả năng nói trước đám đông và là người có kiến thức tốt về vấn đề cần thuyết trình;
– Bài thuyết trình phải gắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ nhất về kết quả làm việc nhóm;
– Sự tự tin của người thuyết trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chủ động thuyết trình kết quả bài tập nhóm và trả lời các câu hỏi của giáo viên;
– Trước khi thuyết trình nhóm nên chuyển một bản copy bản thuyết trình cho giáo viên và các nhóm còn lại để họ tiện theo dõi và hiểu được các ý tưởng, nội dung và kết quả làm việc nhóm;
– Những kinh nghiệm khác em có thể tham khảo theo đường link sau:
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/12/27/4543/
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/11/16/45178/
Chào chikn,
Cám ơn em, nhưng chưa thể khẳng định học tín chỉ năm này trần lắng hơn hay không. Nếu có sự trầm lắng đó thì cũng có nhiều lý do để giải thích: tính mới của tín chỉ không còn, sinh viên điềm đạm hơn trong tiếp nhận tín chỉ, cũng có thể các bạn khóa sau chưa bộc lộ những thành viên vơi tính thần của chikn, don’t cry, youkhangga, muathuhanoi, tuannguyen, NBT… và rất nhiều bạn nữa.
Và các lý do khác…
Chúc cho công tác đào tạo và học tập, nghiên cứu đi vào thực chất hơn
emxin chào thầy và các bạn
thưa thầy sắp tới các bài tập nhóm thángủa các lớp sẽ được thuyết trình.dù đã học một năm và qua vài buổi thuyết trình nhưng bọn em không biết nên trình bày bài của nhóm trong thời gian bao lâu là phù hợp,trongnhững lần trước bài của các nhóm chưa trình bày xong các thầy cô đã đưa ra những câu hỏi ,làm cho các nhóm chưa đưa ra hết các vấn đề và các nhóm khác chưa kịp hiểu bài của những nhóm đó .
và các kĩ năng thuyết trình của các bạn sinh viên nói chung vẫn còn kém.và đặc biệt chúng em rất run trước những câu hỏi của thầy cô
mong thầy chia sẻ vấn đề này đối với bọn em được không ạ.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!!!
thưa thầy , em nhìn thấy đề cương luạt dân sự của k32 mà thầy soạn thấy gen tị quá.giá như các môn tín chỉ của k31 cũng được như vậy.tiếc là năm nay k32 có vẻ ko hăng hái như k31 năm ngoái.năm nay em thấy học tín chỉ có vẻ “buồn” hơn năm ngoái rất nhiều.
Chào thầy ạ!
Em rất cảm ơn những lời chỉ bảo của thầy, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để ko phụ công của gia đình và thầy cô…
Chào mai hương,
Yêu thích học luật là tiền đề rất tốt để em trở thành một sinh viên luật giỏi đấy. Việc chuyển khoa của em, tôi không bàn luận vì ngoài thẩm quyền của tôi, em có thể tham vấn ở phòng đào tạo nhà trường nhé.
Tuy nhiên, tôi có trao đổi thế này, trường ta là trường đơn ngành nên khi sinh viên ra trường cấp chung một bằng cử nhân luật do đó việc phân khoa chỉ là tương đối. Có một khác biệt giữa các khoa là ở mỗi khoa chuyên ngành có những những môn chuyên ngành riêng, nhưng tỷ lệ các môn đó không nhiều và chưa đủ để đào tạo ra một sinh viên mang tính chuyên ngành thực sự. Còn tất cả các môn học khác sinh viên các khoa đều được học theo một chương trình chung. Do vậy, theo tôi việc chuyển khoa là không cần thiết, miễn sao em có sự cố gắng và hoàn thành tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình
thân
Chào xuxu,
Nếu đúng như em nói đúng là cần suy nghĩ thật. Tuy nhiên là nhà quản lý bên cạnh tạo điều kiện cho “khách hàng” được khai thác tốt nhất những tiện ích mà mình có và cung cấp, thì đương nhiên họ cũng phải áp dụng các giải pháp cần thiết để bảo cệ tài sản của mình không để thất thoát, nhất là khi các tiện ích miễn phí. Vấn đề là kết hợp hài hòa cả hai bên để phát huy cao nhất, mọi thông tin có trên giá sách thư viên đến được với bạn đọc.
Đọc comment của chikn, tôi có sự đồng thuận, bên cạnh đa số sinh viên rất có ý thức tuân thủ qui dịnh của thư viện và tài sản công cộng, có một số ít bạn sinh viên vẫn có những việc làm không đúng. Việc “tranh thủ” xé vài trang trong tạp chí, sách để đỡ phải chép, foto không phải là không có??? Do vậy, trước hết để thư viện có phương thức quản lý “mềm mại” hơn, thiết nghĩ sinh viên cũng cần phải có ý thức hơn trong việc khai thác các thông tin trên thư viện.
Em chào thầy ạ!
Là một sinh viên mới vào trường, em cảm thấy rất bỡ ngỡ với môi trường mới tại đại học.Em là sinh viên khoa luật hành chính nhưng lại rất yêu thích luật dân sự, liệu em có thể chuyển khoa được không, mong thấy giải đáp giúp em ạ. Em xin chân thành cảm ơn thầy!!!
mấy cô coi thư viện sợ sinh viên ham học wa nên thỉnh thoảng …xé lun vài trang sách kẹp vào quyển đề cương hay vở ra đi thì thiết bị chống trộm hiện đại máy cũng pó tay em ạ.hà hà.trước khi vào thư viện em chép những tài liệu cần đọc vào giấy là đc.cũng pải thông cảm cho mấy cô ấy chứ.cú nhìn mấy chị coi thư viện đứng pho tô cả ngày cũng oải rùi mà em.hì hì.cố khắc phục đi em.
thua thay e thay truong minh co thu vien tuyet voi ,tao dieu kien rat tot cho SV nhung hinh nhu co hoi quan ly qua da :chung e rat muon mang quyen de cuong vao de chuan bi bai nhung cac co ko cho ,trong khi toan bo cau hoi+tai lieu deu ghi day du trong de cuong ca
Voi lai TV da trang bi may moc chong trom tot the thi viec j fai bat SV chi dc mang co vai to giay vao thoi a?
(ngay ca cap nhua dung tai lieu ,bia cung de lot cung ko dc ,tham chi mang nhieu giay mot ti hay ca quyen vo vao cung bi lam kho de)
kinh mong thay suy nghi ve van de nay
đúng là lan man thật ồi!!!uh,mình nhầm viết vậy ko bít Hưng hay Hùng.sory.
a` quên ! chikn à ? mình viết hoa từ GAI xương rồng mà! bạn có sợ GAI của nó ko? bạn biết GAI của bất kì loài xương rồng nào cũng nhọn và …. ko hiểu bạn có khó gần như xương rồng ko nhỉ? chỉ ngắm mà ko lại gần ! hờ hờ ! lan man ! lan man ! lan man !
to THẦY : E xin cảm ơn thầy !
to chikn : sao bạn nghĩ mình tên Hưng ! Hùng thì sao?(đề nghị bạn viết tên mình thì viết HOA chữ cái đầu tiên nhé! -kekeke), bài hát hay thì mình mới tặng bạn mà! hôm nào mình karaoke tặng bạn ! oki?
Chào nguyenhung và các em
Tôi đã chuyển ý kiến của các em đến TTĐBCL nhà trường và được thầy GĐ cho biết, suốt năm học 2007 – 2008, nhà trường đã mở toàn bộ 3 phòng ở K6 để sinh viên có địa điểm thực hiện làm việc nhóm. Tuy nhiên, thực tế số lượng sinh viên và các nhóm đến học tại đây rất ít và hầu như để trống. Do việc sử dụng không hiệu quả nhà trường đã trưng dụng làm các phòng học. Trước thực tế này tôi cho rằng sự hỗ trợ của nhà trường là cần thiết, nhưng có lẽ từ phía sinh viên cũng cần xác định lại trách nhiệm của mình trong việc khai thác tốt nhất những cơ sở vật chất mà nhà trường đã hỗ trợ.
Thân
Em cần tìm một định nghĩ thật chuẩn xác và đầy đủ của chính thể quân chủ quí tộc nhưng khó quá.Rất mong thầy và anh chị giúp đỡ.Em xin cảm ơn!
thanks hưng nhìu.cứ phát huy như vậy mình tin bạn & nhóm của bạn sẽ thành công.còn vụ cây xương rồng bạn nên suy nghĩ sâu chút. thầy giáo nói rất đúng.cây xương rồng trên đất khô cằn nhưng hoa rất đẹp.cây có nhìu gai vì nó vượt qua khí hậu gắt gao hơn bất kì loài hoa nào,nó tự biết cách bảo vệ mình,biết cách để tồn tại mà ko cần sự chăm bón của ai.hix.(nói hơi nhìu vì mình vốn rất thích loài cây này).như nhóm của youkhanga đó,vẫn làm việc năng suất đấy thôi, hãy tận dụng & khắc phục vì có rất nhìu ng còn ko có điều kiện như các bạn đâu.ko phải mình muốn khoe khoang nhưng mình có thể lấy ngay chinh mình làm ví dụ,mình đã từng phải học trong môi trường còn khắc nghiệt hơn thế rât nhiều. và hỉu rằng khó khăn cho con nguoi ta một ý chí mạnh mẽ.chắc sắp tơi nhà trường sẽ điều chỉnh.khi đó lại sợ phòng thì đầy mà lại ko thấy sinh viên nào họp nhóm nữa.hìhì.(thanks bạn nhìu bài hát hay lắm)
em xin cảm ơn thầy đã chia sẻ khó khăn với sinh viên.sự nhiệt tình và tận tâm của thầy cô luôn giúp cho chúng em cảm thấy say mê các giờ học & trân trọng giá trị nghề luật
mấy ngày ko lên diễn đàn, hum nay phải căng mắt ra mà đọc,hì!
trước tiên là send đến k32: hôm trc lên thư viện, có em ngồi cạnh mình cứ tìm hết tập tạp chí này đến tập kia để tìm tình huống cho bt cá nhân. kêu ca rằng: tình huống phức tạp thì ko bít phân tích, đơn giản thì không thích hoặc là không đáp ứng yêu cầu bài ra…Theo cá nhân mình, với 1 số ít ỏi kinh nghiệm trong các bài tập cá nhân dân sự, các bạn nên bám chắc từng câu chữ trong đề ra, bám vào lí thuyết, luật rùi làm theo cách mình hiểu. Tự đưa ra 1 tình huống, rùi phân tích sẽ nhàn hơn.cứ từ từ giải quyết từng vấn đề 1, làm thé nào cho nó logic,ngắn gọn, đầy đủ. có 1 điều mình thấy rằng: các thầy cô rất thích sự sáng tạo, đọc lập của sviên, nên bài làm đừng có copy nhiều quá. có thể sau này sẽ có bài tập tình thuống và có nhiều quan điểm khác nhau, thì đừng quan trọng nó mà điều cốt yếu là cách bảo vệ ý kiens của mình, làm cho người khác bị thuyết phục.
rùi bây giờ là send đến vấn đề làm việc nhóm. Tớ thấy cái phòng ở trên căntin ấy nên để mở cửa cho bọn mình vào tự học hoặc là họp nhóm thì tốt hơn, mình nghĩ vấn đề này ko có gì phải trao đổi nhiều lắm, (sẽ có nhiều nhóm ko có nơi để họp, nhưng 1 số nhóm như nhóm tớ lại ko bao giờ thắc mắc vấn đề họp ở đâu.không phải là đã có 1 nơi tốt để” trú” mà khi họp làm bài là chả ai nhớ là đang ngồi đâu, cứ thế là nói, nói rùi làm cho xong phần mình, giải quyết nhanh btap để đi về,híc!) nên tớ nghĩ, tôt nhất là nên có lời yêu cầu đến nhà trường cho 1 phòng mở cửa tự do, hoặc ko đc thì bọn mình phải tự nghĩ cách thui…
to chikn: thật sự là nhìn các nhóm ( nếu 1-2-3 nhóm thì ko nói làm j!) ngồi trật cứng hành lang, người đứng người ngồi tay cầm bút tay cầm vở, vai đeo balo…..và nhìn các phòng học …..ko có ai học, nhưng lại khóa của im lìm(?!) mình thấy VÔ CÙNG KHÓ CHỊU !
Nhóm mình gồm 10 thành viên ! 9 điểm có và cũng có 1 con 4 :-D, phải đánh giá là nhóm mình rất Năng và CƠ động ! heehe! nhóm mình hiện h đang học nhóm tại nhà trọ của 1 bạn bên pháo đài láng, tuy KHÔNG BẰNG Ở NHÀ A – KHÔNG BẰNG PHÒNG HỌC Ở TRƯỜNG, nhưng chúng mình thấy vẫn khá là thoải mái! có bàn có ghế , có quạt, internet, laptop, PC …nước lôi …đủ cả !kekeke!
liệu đọc đến đây bạn có tự hỏi : “sướng thế mà hắn còn TO MỒM làm j nữa”.
Nhưng mình nghĩ đọc ĐẾN DÒNG NÀY BẠN tự có câu trả lời cho mình !
bạn rất thông minh và ham học !
tặng bạn 1 bài hát làm quà, tiếc là ko phải mình hát (lúc sờ trét mình hay nghe, rất hữu ích): http://nhacso.net/Music/Song/Tuyen-Chon/2007/12/05F64BED/
thưa thầy ! E chỉ nhờ thầy chuyển giùm E mong muốn là ko khóa các phòng học lại , ko khóa nhà K6 , ko khóa nhà B C E đến các thầy cô….có thẩm quyền !
thưa thầy , cây xương rồng chỉ mọc ở nơi đất cằn khô, nó ra hoa rất đẹp, chỉ nơi cằn khô nó mới ra hoa, nhưng thầy và em đều biết rằng nó có “RẤT RẤT NHIỀU GAI” , thưa thầy, là GAI chứ ko phải là lá xanh !
thưa thầy, E xin tiếp thu ý kiến trao đổi của thầy ! cảm ơn thầy vì thầy đã comment lại !
Thầy ơi, em là sv k31. Chúng em có một thiệt thòi lớn đó là mãi năm 2 mới học theo phương pháp tín chỉ. Nói là dạy học theo tín chỉ nhưng mà nhiều thầy cô vẫn cứ giảng bài theo phương pháp học cũ( đọc cho sv chép đấy ạ). Điều này làm cho những giờ học kể cả những môn học chuyên ngành trở nên buồn tẻ. Theo em một số thầy cô nên thay đổi phương pháp dạy cho đúng với pp học mới này . À thầy ơi, em rất thích cách dạy của thầy. cách dạy của thầy giúp cho chúng em cách tư duy tốt hơn, học chủ động hơn. Em cảm ơn thầy nhiều ạ.
Chào nguyenhung,
Rất vui khi em thẳng thắn nêu ra những gì minh suy nghĩ. Tôi chỉ muốn trao đổi với em hai điều:
– Cuộc sống đồi hỏi chúng ta phải có bản lĩnh. Cây xanh mọc trên đất cằn khô bao giờ cũng đáng nâng niu hơn nhiều cây xanh mọc trên mảnh đất đã được người ta chăm bón nhiều dinh dưỡng khác nhau;
– Cuộc sống có người trao đổi, chia xẻ là rất đáng qui biết lắng nghe là biết thu thập thông tin cho mình, nhất là người làm nghề luật như chúng ta.
Thân
hưng ah!mình nghĩ vấn đề này thầy cũng chỉ gợi ý và động viên sinh viên là tốt rồi vì nó ko nằm trong thẩm quyền của thầy mà.khi quyết định đập nhà A nhà trường cũng đã tính đến rùi,chắc là chờ khoá mới vào ổn định thì có lẽ nhà trương sẽ tính đến vấn đề này.chắc là ko để sinh viên thiệt thòi đâu.hìhì.dù sao cũng rất cảm động vì sự nhiệt tình của bạn góp tiếng nói thay cho rất rất nhiều sinh viên đang trong cảnh bon chen “đất chật người đông “.mà nhóm bạn hoạt động tích cực thật.mình nghĩ với cách làm của bạn rất đáng được tham khảo đấy.cái này thì nhóm mình kém xa.hìhì.mọi người cùng cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt nhé.
thưa thầy, E nghĩ là :
– trường mình hoàn toàn vẫn có đủ ĐK để chúng E ko gặp khó khăn trong việc tự học và học nhóm, vẫn còn rất nh phòng ko học, nhưng khóa cửa ! thật sự E thấy quá lãng phí ! đi qua nhìn các phòng khóa cửa trong khi các bạn ngồi “la liệt” ngoài hành lang, E thấy suy nghĩ rất nh!
– theo cá nhân E học nhóm nên gặp trực tiếp nhau càng nhiều càng tốt ! học nhóm ko chỉ là để làm bài tập nhóm để có thể phân công mỗi người làm 1 phần sau đó 1 người ghép lại ! liệu chắc chắn các bạn được phân công bảo đảm làm chính xác 100% những j được phân công, để hạn chế điều này chúng E cần trực tiếp trao đổi! 1nhoms 10 ng ! 9 ng sẽ nghe , bổ xung, góp ý cho 1 người! email, messenger …alô…là những j chúng E có thể làm nhưng QUÁ KHÓ KHĂN để truyền tải hết nội dung cần diễn đạt cho các bạn trong nhóm ???? bọn E đã thử cách “hội thảo qua mạng”, lên mạng + lập phòng chát chỉ có thành viên trong nhóm + mic + headfone+ webcam, có thể nói là chỉ thiếu hội thảo qua mạng cấp bộ cái màn hình to đùng ! nhưng thật sự vẫn QUÁ KHÓ KHĂN để truyền tải hết nội dung cần diễn đạt cho các bạn trong nhóm !
– thực ra E đã nghĩ đến việc học nhóm, tự học kết hợp dã ngoại, chính bản thân E đã từng học trên ….Văn Miếu Quốc Tử Giám. học “kiểu này” có nh điểm rất “hấp dẫn” : khung cảnh+sự yên tĩnh+không gian+…. nhưng chúng E lại ko thể tiến hành vì những hạn chế: cực kì khó để tập trung + học không bàn ko ghế —-> ghi chép là CỰC KÌ KHÓ KHĂN + mưa thì miễn bàn, nắng thì cũng miễn bàn, và HN ko phải là Đà Lạt (tức là ko mưa thì nắng, ko nắng thì mưa,hix) + vé vào cổng (thưa thầy- 😀 ) chưa kể chuyên đi lại, vào công viên bách thảo dạo này rất hay có …trấn lột ( E học karate rồi, oke man- hehe- chikn nhỉ :-D)
E xin trích dẫn lời thầy bên Q&A :
“- Đây cũng là cơ hội để rèn luyện kỹ năng tổ chức và triển khai làm việc nhóm của các em;. Mặc dù thực tế không nên để các em khó khăn như vậy về cơ sở vật chất;
– Tại sao các em không nghĩ đến các buổi làm việc dã ngoại, công viên, vườn hoa, các bảo tàng… tôi nghĩ là nơi tuyệt vời cho các em vừa chơi vừa học đấy chứ. Hai địa điểm mà tôi rất thích là Bảo tàng dân tộc học, vườn bách thảo….;
– Trưởng nhóm lên kế hoạch thật cụ thể, phân công cho các thành viên của nhóm nhiệm vụ rõ ràng, xây dựng hình thức liên lạc: emai. messenger… để giảm thiểu thời gian gặp trực tiếp và khắc phục được nơi triển khai họp nhóm…
– Và….”
E thưa thầy ! xin khẳng định với thầy là trường mình vẫn còn thừa cơ sở vật chất để cho SV tự học (tự học trên phòng học nhà trường theo nh bạn, theo E là còn tốt, “dễ vào” hơn ở nhà gấp 20 lần) và học nhóm !xin thưa thầy là nhà K6, sao lại phải khóa cửa ạ ??? bỏ phí trong khi SV ko có chỗ học ( ko phải chỉ là học nhóm mà còn là tự học ) các phòng bên nhà B , C , E theo E nên mở cửa cả ngày từ 7h sáng đến 5h50 chiều, nếu phòng nào có giờ học thì sẽ học, nếu phòng nào ko có lớp nào học thì chúng E sẽ ( E chắc chắn) lấp đầy nó trong vòng 5 phút ! ý kiến cá nhân E , kính mong thầy chuyển và tác động (giúp chúng E) tới các thầy, cô …. có thẩm quyền !
E xin cảm ơn thầy !
Cho em hỏi chút. Sau khi có giấy hành nghề luật sư, em có thể học tiếp các khoá đào tạo để lấy các chức danh khác như thẩm định viên,… Và cụ thể cách thức như thế nào, có khó khăn và mất thời gian nhiều không? Em xin cảm ơn trước.
hiện nay em đang nghiên cứu về vấn đề phạt lao động công ích. Nếu anh, chị nào có ý kiến hoặc quan tâm đến vấn đề này, xin liên hệ theo hộp thư hoathuong902000@yahoo.com. Dưới đây là một số vấn đề mà tôi đã sưu tầm được. Mong các bạn góp ý.
Gần đây vấn đề phạt bằng hình thức lao động công ích cũng đã được nhiều người đề cập đến như là một biện pháp được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ như trong bài trả lời phỏng vấn của báo Gia đình và xã hội, bà Hoàng Kim Thanh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ khi góp ý về dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình, đã nêu ra ý kiến rằng hành vi phạt tiền hầu như không có răn đe nhiều vì có người bị phạt tiền đã quay về nhà lấy tiền của vợ mà nên thay vào đó là hình thức phạt lao động công ích. Thậm chí kết hợp hình thức xử phạt lao động công ích và phạt tiền thành một, tức là bắt người vi phạm lao động công ích để lấy tiền đủ nộp phạt chứ không lấy tiền của cá nhân hay lấy tiền của gia đình. Theo bà thì hình thức này không chỉ đánh vào kinh tế mà còn tính răn đe và cảnh cáo rất cao. Hoặc tại buổi làm việc của HĐND TP.HCM với Sở Tài nguyên – Môi trường về văn minh đô thị, sáng ngày 4/3/2008, đại biểu Trương Trọng Nghĩa góp ý “Bên cạnh các hình thức bắt buộc người vi phạm vệ sinh công cộng đi dọn rác, đối với trẻ em vi phạm Luật Giao thông, cần có chế tài như bắt buộc học luật trong một buổi”. Như vậy có thể thấy việc đặt ra vấn đề phạt lao động công ích lúc này là cần thiết. Trong bài báo này chỉ xin đưa ra một vài khía cạnh của hình thức phạt lao động công ích.
Theo từ điển Wikipedia thì lao động công ích được hiểu dưới thuật ngữ “Community service”. Có thể hiểu đây là công việc mà một người thực hiện vì lợi ích của cộng đồng do nhiều lý do khác nhau, đó có thể là lòng nhân đạo hay đây cũng có thể là một hình phạt. Vì vậy, thuật ngữ “lao động công ích” đề cập đến những kế hoạch mà thành viên của tổ chức thanh niên nào đó, ví dụ như … và một vài trường trung học thực hiện. Nó cũng là một cách thay thế hình phạt trong hệ thống pháp luật. Sau đây là một vài hình thức của lao động công ích: Dọn dẹp công viên, thu gom những đồ dùng như quần áo, giày, thức ăn, mền; dọn dẹp hai bên lề đường; giúp đỡ lực lượng chữa cháy hay công an tại địa phương, giúp đỡ thư viện địa phương, tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng của trường học. Còn theo định nghĩa của pháp luật Scotland thì lao động công ích là một hình phạt không giam giữ, yêu cầu người vi phạm phải thực hiện công việc mà không được trả công.
Với vai trò là một biện pháp thay thế hình phạt: Lao động công ích trong hình thức này, cá nhân bị buộc tội được yêu cầu phải thực hiện những hoạt động từ thiện hay làm cho các bộ phận trong quyền hạn của tòa án, có thể toàn bộ hoặc một phần của biện pháp hoặc hình phạt pháp lý khác. Ví dụ: một hình phạt tiền có thể được giảm theo theo số giờ lao động công ích bắt buộc. Trong vài trường hợp, chủ thể có thể được chọn hình thức lao động công ích của mình, tuy nhiên sau đó phải được chứng minh bằng một cơ quan đáng tin cậy, hoặc cũng có thể bị bắt buộc phải làm những công việc nhất định. Đôi khi, hình phạt được nhắm tới chủ thể vi phạm. Ví dụ: như có thể bắt buộc người vứt rác đi nhặt rác tại các con đường, hoặc bắt những người uống rượu say trong lúc lái xe đứng trước đám đông để giải thích tại sao uống rượu trong lúc lái xe lại là tội ác và trái với đạo đức.
Biện pháp lao động công ích dựa trên cơ sở cho rằng: khi thay thế một hình phạt thì ít nhất cũng giúp cho xã hội có một lợi ích nhất định hơn là những hình phạt để trừng phạt người vi phạm. Thông qua, lao động công ích, cộng đồng có được lợi ích trong khi tiết kiệm chi phí có liên quan đến hình phạt tù. Đó cũng là một cách để giáo dục đạo đức đối với người vi phạm. Tuy nhiên, lao động công ích chỉ là một trong nhiều biện pháp được đưa ra nhằm giáo dục người vi phạm hiệu quả hơn, giảm thiểu sự tái phạm, có lợi cho xã hội, giúp đỡ con người, và giảm thiểu chi phí của xã hội để trừng phạt người phạm tội. Tại châu Âu và châu Úc, lao động công ích thường được thay thế hình phạt tù. Tại Anh, lao động công ích đã được Bộ Nội vụ chính thức đề cập như là một biện pháp lao động không phải trả tiền bắt buộc. Còn tại Mỹ, hầu hết các tòa án địa phương đối với các vụ án hình sự có hẳn một chương trình mà những người phạm tội chưa thành niên có thể được tòa án cho phép làm những công việc cho những cơ quan, đơn vị của vùng dưới sự giám sát của cảnh sát hoặc Phòng cảnh sát an ninh, thường thì vào cuối tuần, như là một sự thay thế cho biện pháp giam cầm trong nhà tù. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì Nghị định số 143-CP ngày 27/5/1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ về phạt vi cảnh là văn bản quy phạm có giá trị nhất từ trước đến nay ở nước ta quy định về lao động công ích như là biện pháp xử lý vi phạm. Nếu căn cứ vào văn bản này thì biện pháp phạt lao động công ích là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính, bên cạnh hình thức xử phạt chính khác là cảnh cáo, phạt tiền, phạt giam (hiện nay hình thức phạt giam không phải là biện pháp xử phạt chính). Theo đó thì “Những hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội mà có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả không nghiêm trọng, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức xử phạt bằng các biện pháp hành chính khác là phạm pháp vi cảnh và có thể bị xử lý bằng các hình thức sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền từ 1 đồng đến 10 đồng; Phạt lao động công ích từ 1 ngày đến 3 ngày”. Nghị định cũng quy định “Người bị phạt tiền mà có thái độ ngang bướng không chịu nộp phạt thì có thể bị chuyển sang phạt lao động công ích hoặc phạt giam; nếu bị phạt lao động công ích mà không chấp hành thì có thể bị chuyển sang phạt giam”. Người có thẩm quyền ra quyết định là trưởng công an xã, phó công an xã (được quyền phạt 1 ngày lao động công ích), cán bộ công an từ cấp Trưởng, Phó công an huyện, Trưởng, Phó công an khu phố, Trưởng, Phó quận trở lên (được quyền phạt lao động công ích từ 1 đến 3 ngày, phạm giam từ 1 ngày đến 3 ngày). Về thủ tục áp dụng, tại thông tư số 03-TT/BNV ngày 21 tháng 06 năm 1977 của Bộ Nội Vụ thì “Nguời bị phạt lao động công ích …phải chấp hành hình thức phạt này tại địa phương nơi cư trú của họ, do cơ qua, công an cấp huyện hoặc tương đương ở địa phương này tổ chức. Cơ quan công an quyết định xử phạt phải gửi quyết định của mình về cho cơ quan công an huyện hoặc tương đương nơi cư trú của đương sự để thi hành đầy đủ và thông báo kết quả cho cơ quan công an xử phạt biết.Việc phạt lao động công ích do trưởng, phó công an xã quyết định thì được tổ chức thi hành ngay tại xã. Như vậy văn bản này hầu như đã đề cập đến các khía cạnh của biện pháp phạt lao động công ích, đó là thẩm quyền áp dụng, khung hình phạt, cách thức tổ chức thực hiện, mặc dù vẫn còn rất chung chung, chưa chi tiết.
Khi đề cập đến biện pháp phạt lao động công ích, cần quan tâm đến các vấn đề như thời gian bị phạt lao động, công việc phải làm, việc kiểm soát quá trình thực hiện, các yêu cầu của công việc và các biện pháp sẽ được áp dụng nếu khong đáp ứng được yêu cầu công việc, thẩm quyền áp dụng. Hệ thống công việc trong lao động công ích phải thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng nhưng cũng phải đồng thời tạo điều kiện để người vi phạm có khả năng thực hiện được công việc.
vâng em cảm ơn thầy ạ.Thầy có phải là thầy có cái laptop vaio ko ạ?:d
Chào Minh,
Đối với môn Luật dân sự, em đọc kỹ hướng dẫn trong mục 12.3. Tiêu chí đánh giá – Đề cương môn học Luật Dân sự tr 70 – 72 (Có hướng dẫn đầy đủ).
Các môn học khác em cũng tham khảo mục tiêu chí đánh giá trong đề cương môn học, hoặc xin ý kiến tư vấn giáo viên bộ môn trong giờ tư vấn dành cho sinh viên
Thầy và các anh chị cho em hỏi về mấy bài tập thì viết bao nhiêu trang là vừa và có cần phải có phần cơ sở lí luân ko ạ ngoài ra thì nội dung của các phần mở bài thân bài và kết bài phải nêu lên những vấn đề gì và tỉ lệ các phần là bao nhiêu ạ.Cảm ơn thầy và các anh chị rất nhiều!
Chào t. ha!
Tôi có ý kiến thế này:
Một buổi thuyết trình chúng ta có 90 phút. Một bài thuyết trình của một nhóm thì cũng phải hết khoảng 30 phút chứ mỗi bài thuyết trình hết 10 thì không biết chất lượng của bài tập đó như thế nào hay các thầy cô không …
Trường hợp quy định số trang của bài tập nhóm tháng tôi thấy không ổn. Một bài viết tốt, nếu muốn tìm hiểu sâu các vấn đề chúng ta phải viết rất nhiều, làm rõ mọi thứ thì số trang trong bài viết cũng khá lớn. Do vậy ko nên quy định số trang tối đa cho một bài tập nhóm tháng. Chất lượng của việc học tập nhóm nó thể hiện rõ nhất thông qua bài tập nhóm tháng cho nên việc quản lý, đánh giá của thầy cô cũng rất quan trọng.
Một nhóm nếu có nhiều ý kiến của các thành viên thì vẫn hơn.
Tôi xin có vài ý kiến trả lời bạn hoanghiep227
Trong một lớp từ 63 – 65 thành viên thì có bao nhiêu nhóm đây?thời gian đâu mà dùng cho việc thuyết trình…?
Lớp bạn sẽ có 12 nhóm/ 2 lớp thảo luận mỗi lớp có 5-6 nhóm và trong giờ thuyết trình thì mỗi nhóm có 10 phút để thực hiện việc thuyết trình thời gian còn lại là thảo luận và nhận xét. thực tế giờ thảo luận ở các lớp phần lớn là dư 10- 30 phút. và các nhóm đọc lại phần bài viết thì cũng hết khoảng 10-15′.
Thầy cô phải chấm bao nhiêu bài tập nhóm tháng đây?
thực tế cho thấy có nhiều nhóm làm bài tập trên 20 trang. Và nếu yêu cầu sinh viên làm theo đúng quy định thì giải pháp là đã có.
Các thầy cô trường thì có ít thì làm sao mà quản được?
Vấn đề ở đây không phải là quản lý về mặt hành chính vì đã thông qua ban cán sự nên vấn đề này không gặp khó khăn do chúng ta chia nhóm là để học tập.
Nếu một nhóm hoạt động tốt, có sự phân công hợp lý cho các thành viên thì hiệu quả là rất cao. Đúng vậy!. và được vậy thì tất cả chúng ta đang bàn luận về một vấn đề vô ích và hãy chuyển sang mục khác để thảo luận sẽ hữu ích hơn.
10 cái đầu vẫn hơn một cái đầu hay 3 cái đầu chứ! Nếu tính về số lượng thì chắc chắn rồi nhưng còn về chất lượng( tức là sự cộng tác tốt) để có hiệu quả cao thì cần phải xem xét lại và hỏi ý kiến mọi người đã.
Đã là thành viên trong cùng một nhóm thì không nên tị nạnh về những cái đó. …Tôi chỉ nêu lên một thực tế mà tôi gặp phải và tôi chắc chắn rằng có rất nhiều bạn giống như tôi để qua đó mọi người tìm giải pháp thôi.
Cảm ơn bạn đã đưa ra ý kiến của mình . Chúc các bạn làm việc nhóm hiệu quả cao. Và một điều tôi muốn nói là chúng ta hãy tích cực hơn nữa trong việc học tập và thảo luận.
chào kieuan!
với các ngành luật mà đặc biệt là luật dân sự có một khối lượng văn bản “đồ sộ” dễ làm nản lòng bất cứ một sinh viên nào.nhưng em nên lưu ý dù đọc gì thì đọc nhưng điều kiện tiên quyết là em phải đoc luật và các văn bản hướng dẫn thi hành,phải đọc cho hết.sách nghiên cứu chỉ là trên phương diện ngiên cứu thôi,phải bám vào luật thực định.những tác giả viêt sách nghiên cứu đi học đông tây kim cổ nên mỗi người có cách viết khác nhau,đôi lúc sẽ ko hiểu được cơ sỏ lí luận của họ đâu,vì đôi lúc họ viết trên cơ sở của luật nước khác.tham khảo sẽ rất tốt nhưng nên ko được xa rời luật thực định.đặc biệt là dân sự,có rất nhiều tác giả viết sách về nhiều chế định trong luật dân sự,nên hãy cố gắng đọc có chọn lọc.bản thân mình nhận thấy luật dân sự là luật có rất nhiều sách hay để đọc,nhiều hơn hẳn cả các luật chuyên ngành.nhưng đôi lúc thỉnh thoảng mình vẫn hay nhầm giữa luật của pháp và luật việt nam.hixhix,cũng tại các thầy viết sách nhiều là đi du học ở pháp về,nên thỉnh thoảng đang viết về luật vn các thầy lại đá đưa sang luật của pháp,trích dẫn thì toàn tên mấy ông học giả người pháp,sách Pháp làm mình cũng loạn cả lên,điển hình là sách của thầy Điện.điều mình thấy tiếc nhất là mình ko biết ngoại ngữ nào để đọc.hixhix
chúc các bạn một năm gặt hái được nhiều thành công!
Chào kieuan!
Ko có gì phải lo lắng thê đâu, em cố gắng tìm đọc thật nhiều tài liệu mà quyển đề cương môn học đã chỉ dẫn, 1 vấn đề đưa ra sẽ có rất nhiều bài viết, kiên nhẫn đọc hết để rùi rút ra cho mình ý kiến mà mình cho là đúng theo cách hiểu của mình.( tất nhiên phải có cách bảo vệ thuyết phục ý kiến đó). Học đến đâu là phải đọc đến đó, đứng để khi học vấn đề này đã qua hơn 1 tuần rùi mới đọc( đến lúc đó lười lắm!).chăm chỉ lên thư viện 1 tí là đc thui mà.Luô,n làm cho mình chủ động khi học, tức là ko chỉ môn tín chỉ mà môn nào cũng nên có sự chuẩn bị trước về kiến thức( riêng cái này chị thấy mình còn kém chủ động ở các môn ko học tín chỉ, hì hì).phải phân chia thời gian hợp lí, đặt ra mục tiêu rùi cứ thế mà thực hiện đều đặn.
còn vấn đề làm việc nhóm mọi người đã thảo luận rất nhiều, chịu khó đọc 1 tí nhé!
bước vào năm học thứ 2 này bắt đầu học vào những môn luật rui. lại học theo tín chỉ nữa em vẫn chưa có cách tiếp cận tài liệu sao để đạt hiệu quả cả. các thầy ơi, các anh các chị và các bạn có cách nào hay giúp em với. và vấn đề làm việc nhóm nũa.
đúng là học tín chỉ là mọt phương pháp đào tạo hay và tốt không chí chung ta công nhận mà đã được các nước trên thế giới có nên giáo duc tiên tiến thừa nhận và vận dung từ lâu đến này . song em nghĩ chúng ta nên có cái nhìn lại cái quy cách mà chúng ta nhưng người đi sau áp dụng nó nhưng người mới bắt đầu áp dụng vì vậy cần làm một cách bài bán và lề lối hơn. còn 70 sv chia 6 nhóm vẫn do 2 gv quản lý ở 2 lớp và chia ra nhiều nữa vẫn như vậy mà.còn bạn nói 10 cái đầu hơn 3hay 4 thì cũng chưa chắc,bởi chung ta ko thế tinh theo phép công thông thường như vậy được. còn bạn đặt ra trường hợp là nhóm làm việc tôt cả 10 thành viên thì ko nói làm gì. con bạn nói là phàn nàn thì minh không đồng ý bởi mục đích học tín chỉ là giúp mọi sinh viên cùng học tập và mục đích học của chúng ta ko phải là những con điểm trước mắt mà phải nghĩ xa hơn nưa .
Có một bài viết mới của một bạn nói về chất lượng của việc chia nhóm. Việc một nhóm chỉ 3 – 5 thành viên là hoạt động hiệu quả nhất. Điều đó tôi không phản đối nhưng nếu chia như thế, thử hỏi trong một lớp từ 63 – 65 thành viên như Khoa Kinh tế (lớp tôi là 64 người) thì có bao nhiêu nhóm đây. Các thầy cô trường thì có ít thì làm sao mà quản được, phải chấm bao nhiêu bài tập nhóm tháng đây?, thời gian đâu mà dùng cho việc thuyết trình… Còn về vấn đề trong một nhóm có một số bạn học tốt, bài tập nhóm tháng thì chủ yếu là các bạn ấy viết và số còn lại thì có ít đóng góp cho nhóm. Bạn phàn nàn về vấn đề này nhưng thử nếu một nhóm hoạt động tốt, có sự phân công hợp lý cho các thành viên thì hiệu quả là rất cao. Có thể phần bài viết giao cho các bạn còn lại không hay lắm nhưng chúng ta vẫn nên để vào bài viết vì dù sao đó cũng là kết quả làm việc của cả nhóm. 10 cái đầu vẫn hơn một cái đầu hay 3 cái đầu chứ! Đã là thành viên trong cùng một nhóm thì không nên tị nạnh về những cái đó.
Tôi có đọc một số ý kiến của các bạn về vấn đề học tín chỉ. Có thể khi học tín chỉ thì kết quả số người bị trượt môn là rất ít hoặc thậm chí lớp tôi là không có người bị trượt. Các bạn thắc mắc về chất lượng đào tạo, liệu nó đã đánh giá hết được năng lực của mọi người hay chưa?… Đó cũng là ý kiến riêng của các bạn. Nhưng theo tôi đó là một hình thức học rất hay. Có người chăm học, có người lười học đó là chuyện hoàn toàn đương nhiên. Nếu bạn là người chăm học thì học tín chỉ là một cách học tốt. Đó là kiến thức thực chất của bạn. Còn đối với một số bạn không chú ý việc học tập thì có thể thì đậu nhưng kiến thức thì thế nào? Chúng ta không cần quan tâm về vấn đề đó. Khi học tín chỉ, nhất là khi làm bài tập tuần, bài tập tháng, bài tập học kì, nó bắt chúng ta phải đọc các loại sách, đọc tài liệu và phải thường xuyên lên thư viện. Những năm chưa học theo tín chỉ thì có khi không biết vị trí thư viện ở đâu.
Hoặc đối với những môn không học tín chỉ thì chỉ đến gần kì thi mới đem sách ra học, kết quả là thi xong rồi thì còn nhớ cái gì không… Tôi mong các môn đều học tín chỉ ( nhưng đó là các môn chính, chuyên nghành Luật).
năm học thứ hai vừa bắt đầu. nhà trương lại cho chúng em được học những môn học theo phương thức đào tao theo tín chí. và em thấy rằng nó là một phương pháp giúp sinh viên chủ động hơn. tuy nhiên cung có vấn đề là học tin chỉ thì phải chia nhóm mà mỗi nhóm có quá nhiều người (nhóm em có 12 người) nhưng giữa chúng em lại co rất nhiều sự khác nhau về quan điểm sông và học tập :có những người thi rất quan tâm tới việc học hành và có trách nhiệm làm việc nhóm nhưng điều ngược lai thì chiếm đa số. vi vây vấn đề lam việc nhóm như vậy sẽ ko hiệu qua. theo cách nghĩ và quan điểm riêng của em thì mỗi nhom chỉ nên có tối đa là 5 sv và việc thành lập nhóm là tự chọn. có như vậy mới đem lại hiệu quá cho vấn đề làm việc nhóm. và có thế nói xa hơn một chút là: dù chúng ta có phương pháp học tín chỉ và làm việc nhóm là tôt và hiệu quá song phái đúng nghĩa của tín chi và làm việc nhóm thimới mang lại hiệu qua mà thôi
Chào kt32e,
Tôi cũng đồng thuận với những khó khăn mà em và các bạn gặp phải khi tiếp cận học các môn luật, trong đó có dân sự. Tuy nhiên, xu hương giáo dục đại học hiện đại là số giờ lý thuyết sẽ phải giảm thiểu mà tăng cường vào đó các giờ thảo luận, thực hành và tự học. Tôi nghĩ xu hướng như vậy là tất yếu và cần thiết để nâng cao tư duy nghiên cứu độc lập và hàm lượng kiến thức tự học trong sinh viên. Tất nhiên, theo tôi nhà trường, khoa và bộ môn nên có những giải pháp cụ thể để định hướng và hỗ trợ các em thực hiện được phương pháp đào tạo mới này.
Gửi Brucelee , Hà và Youkhanga,
Chị đã gửi email cho Brucelee và Hà file Civil Code rồi đấy. Hai em có nhận được không?
Youkhanga ơi , chị không có địa chỉ email của em nên không thể gửi file được. Em gửi email cho chị nhé.
Thân ái
Hoa Cỏ May
Thưa Thầy,
Em rất vui khi đọc lời nhắn của Thầy. Lớp em chỉ là lớp văn bằng 2, thời gian học với Thấy cũng không nhiều, vậy mà Thầy vẫn nhớ đến bọn em. Thầy làm em xúc động quá!
Em sẽ chuyển lời nhắn của Thầy tới các bạn trong lớp.
Thay mặt lớp K8VBII TP.HCM, em xin gửi tới Thầy những tình cảm trân trọng nhất. Kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp.
Học trò cũ
Hoa Cỏ May
Chao Chi Hoa Co May! Em rat vui khi doc duoc nhung thong tin ma chi chia se, dac biet la ve tai lieu tieng anh cua bo luat Ds. Chi vui long share cho em voi!
Dia chi Email cua em la: leminhvn81@gmail.com
Cam on chi rat nhieu! Chuc chi cuoi tuan vui ve!
hi,kt32e!
chào em,năm ngoái các anh chị k31 cũng phải học như thế đó,ko hơn gì các em đâu,lại là năm đầu tiên học tín chỉ nên bỡ ngỡ nhiều.các em cũng đã được tiếp xúc tín chỉ với mônlí luậnnhf nước rồi thì phải,nên k32 có kinh nghiệm rùi,ko phải lo lắng nhiều đâu.năm ngoái lớp mình có những lúc 2 itết lí thuyết mà vẫn chưa học xong bài,về phải tự dọc chuẩn bị cho buổi thảo luận,ngày nghỉ lễ mà rơi vào thảo luận dân sự cũng phải chấp nhận mất giờ,lại có hôm cả lớp bị mất giờ lí thuyết ngồi chờ suốt 2 tiết cuối cùng theo chân cô giáo chạy đi học chui lớp khác. hờ hờ ai dám phàn nàn xin học bổ sung nào.:D.năm nay hinh như khoa nào cũng được học tín chỉ dân sự mà.cố lên nhé.
thưa thầy!
em thấy môn học luật dân sự khá khó!Vậy sao năm nay trường lại chỉ cho học số tiết trên lớp ít như vậy?chúng em mới học xong năm thứ nhất,chưa biêt chút nào về luật cả!giá kẻ nhà trường tăng số tiết trên lớp thì có lẽ kêt quả của chúng em sẽ cao hơn!
Thầy ơi, iu thầy quá. Chụt chụt chụt
chào các bạn.mình mới ra trường rất muốn đc học tập thêm tiếng Anh chuyên ngành luật để bổ trợ cho kiến thức đã đc học trong nhà trường.ai có kinh nghiệm gì thì share nhá.Thanks!
Chào hoa cỏ may,
Cám ơn bạn rất nhiều, tôi đã vào trang diễn đàn của lớp VBII K8 TPHCM và đã nhận ra những khuôn mặt quen thuộc, rất nhớ hà, anh loan, anh phát và một số anh, chị khac …về tình cảm mà anh chị đã dành cho tôi và tất cả các thầy cô. Cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp tới lớp nhé.
Rất mong bạn và các anh chị bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình hãy chia xẻ cho các bạn sinh viên luật và mọi người nhé.
Trân trọng
Bạn nào muốn liên hệ tài liệu ở bạn Hoa cỏ may có thể gửi thư theo địa chỉ votre_enigme@yahoo.com
thua chi hoa co may.
Chi co the gui cho em 1 ban qua dia chi sau duoc khong a.
tranha8x@gmail.com
Cam on chi. Chuc chi suc khoe va hanh phuc.
Em chào chị!
Thật sự rất cảm ơn chị. Chị gửi cho em 1 bản nhé. em ko thấy đề địa chỉ emai nên post lên đây vậy
Chủ đề: học tiếng Anh về luật,
Chào các em,
Chị xin tự giới thiệu, chị là học sinh cũ của Thầy Hải (chị học lớp tại chức trong TP. HCM) và hiện đang làm cho một tập đòan dược phẩm đa quốc gia. Chị xin được chia xẻ với các em về kinh nghiệm học tiếng Anh chuyên về luật.
Hiện nay ở VN rất khó có thể tìm được một trung tâm đào tạo tiếng Anh chuyên ngành pháp lý. Chị cũng đã thử tìm từ lâu rồi nhưng không thấy. Tuy nhiên, các em có thể tự học bằng cách đọc các văn bản pháp luật bằng tiếng Anh rồi qua đó dần dần tích lũy vốn từ cần thiết. Thật sự cái mà mình thiếu và cần đó là vốn từ tiếng Anh về luật ví dụ như “hồi tố”, “án lệ” hay “giám đốc thẩm” v.v.v. Chị có bản softcopy của bản tiếng Anh về bộ luật dân sự năm 2005, đây là bản dịch của công ty luật nước ngoài rất có uy tín. Các công ty luật khác luôn sử dụng văn bản dịch của công ty này làm tài liệu. Nếu em nào thích thì gửi email cho chị, chị sẽ gửi lại cho các em.
Chị cũng muốn nói thêm rằng, để học tốt tiếng Anh về Luật thì các em cần học tốt tiếng Anh ” chung” đã. Khi các em đã có phần ngữ pháp cơ bản rồi, thì vấn đề còn lại chỉ là việc bổ sung thêm vốn từ vựng chuyên nghành thôi.
Cố gắng lên nhé.
Hoa Cỏ May
ls Viet ha co the cho em biet co nhung cach nao de minh thuc hanh li thuyet tot nhat ko a. chi co the gioi thieu cho chung em vai dia chi cua cac vp luat sư ko a
Mình đồng ý với ý kiến của bạn Tranha.
Mình nghĩ một nhóm nếu muốn làm việc tốt thì không nên quá 5 thành viên. Điều đó cũng tạo điều kiện cho việc quản lý và điều hành nhóm.
Lần đầu tiên tổng hợp bài tập nhóm, mình đã rất stress vì mình phân công mỗi bạn 1 phần nhỏ, có nghĩa là mình phải tổng hợp tất cả 9 bài, cực kì lắt nhắt. Đó là chưa kể nhiều người chỉ làm lấy lệ, cho xong chuyện, không có một chút gì gọi là kiến thức trong đó.
Bài sau, mình chỉ chia ra 3-4 phần, khoảng 2-3 bạn làm 1 phần thì các bạn lại không thèm thống nhất nhau lại mà mỗi người làm 1 bài rồi đưa mình sàng lọc. Mình không hiểu các bạn làm việc nhóm kiểu gì khi cứ giữ cái tư duy ích kỉ như thế.
Nếu mà bàn về tính ì ạch và ích kỉ trong sinh viên hiện nay thì cả ngày cũng không hết. Dù sao cũng thật may mắn là nốt năm nay tớ cũng ra trường rồi.
Thưa thầy và thưa các bạn.
Có lẽ thầy và các bạn đã có một kỳ nghỉ hè vui vẻ.
Mình xin được thảo luận thêm về vấn đề làm việc nhóm.
Truóc hết mình thấy làm việc nhóm là cần thiết và không những thế, nó còn là một tất yếu. Bởi vì chúng ta không thể có một kiến thức hoàn hảo ở bất kỳ một lĩnh vực nào. để làm tốt một công việc cần phải có sự cộng tác của nhiều người.
Nhưng phải thừa nhận là khả năng làm vệc nhóm của chúng ta còn yếu kém.Vì sao ư? Vì chúng ta lần đầu được làm viẹc nhóm và chúng ta chưa biết cách làm việc cùng nhau. thêm một vấn đề nữa là ý thức của các thành viên trong nhóm lại không cao. … Và còn nhiều nguyên nhân nữa.
Mình thấy rằng trong mỗi nhóm làm việc không nên có quá nhiều người. Hiệu quả nhất là từ 3-4 người và không nen có quá 6 người. trong một nhóm quá đông thì chỉ công việc giải quyết những mâu thuẫn đã đủ mệt . Và mình không hiểu tại sao thầy cô giáo lại chia mỗi nhóm 8-10 người để từ đó làm việc hiệu quả không cao.Như nhóm của mình có 8 người trong đó chỉ có 3 người làm việc và kết quả tốt lại được chia cho 5 người không làm việc. Quả thực mình thấy bất công bởi vô tình làm việc nhóm đã tạo điều kiện cho những người lười làm việc thậm chí họp nhóm còn không tham gia có được kết quả tốt.Và mình không hiểu nổi những người đó nghĩ gì?
Qua đây em cũng muốn đề nghị ở năm tiếp theo này các thầy cô không nên chia mỗi nhóm quá đông người để từ đó sinh ra tâm lý ỷ lại ở rất nhiều sinh viên. Và cũng cần phải linh động hơn nữa trong việc tổ chức nhóm làm việc ví dụ việc chuyển nhóm nếu thấy không phù hợp… Và tích cực trao đôỉ với sinh viên những khó khăn trong quá trình làm việc nhóm.
Cám ơn ý kiến của youkhanga!
Tuy nhiên, tớ vẫn bảo vệ quan điểm của mình. Bởi vì việc cộng điểm sẽ tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc”. Như ở trên tớ đã nói, vì nhóm trưởng không được hưởng quyền lợi gì nên các thành viên đều đùn đẩy nhau làm nhóm trưởng – người chịu trách nhiệm chính. Ở lớp tớ có trường hợp nhóm không ai chịu làm bài, đến hạn không có bài nộp và cả nhóm bị zero.
Thêm vào đó, việc bầu ai làm nhóm trưởng là không cố định. Bởi vì không phải ai cũng có kiến thức toàn diện tất cả các môn. Có thể, bài tập này bạn này làm nhóm trưởng, bài tập khác lại bầu bạn khác. Nếu bạn là người tổng hợp bài, chắc chắn bạn sẽ là người nắm rõ bài đó nhất và đương nhiên bạn sẽ là người trình bày. Như vậy, trong bài đó, bạn sẽ đóng tư cách là nhóm trưởng.
Còn về bản đánh giá, tở thấy cũng chưa được khách quan lắm đâu. Vì sự chênh lệch giữa người làm nhiều, người làm ít thậm chí có người không chịu làm, tối đa là 3 điểm. Như thế vẫn chưa thỏa đáng. Vì những ai không làm đương nhiên phải bị zero.
Dù sao việc có bảng đánh giá ở kì 2 cũng là việc đáng mừng. Hi vọng việc đào tạo tín chỉ sẽ ngày càng hoàn thiện hơn!
Chào pinklight!
Tớ nghĩ có 1 vài trường hợp ko như cậu nói, tớ ko phải là nhóm trưởng nhưng hầu như trong các bài tập nhóm, tớ là người tham gia giải quyết vấn đề, lại cũng là người cuối cùng tổng hợp tất cả và xem lại từng phần mà mỗi người làm, nhiều lúc bực lắm chứ( vì đến phút cuối mình lại phải tự mình biên tập lại bài của tất cả các bạn mà thấy cònsai sót) nhưng nghĩ dù sao cũng là điểm của mình nữa nên cố gắg thôi.Bọn tớ bầu nhóm trưởng là người học giỏi nhất, có khả năng nói, người đề ra đc phương hướng.Và cũng có những trường hợp nhóm trưởng vẫn ỷ lại cho các thành viên nữa chứ. Tớ thấy, 1 bảng đánh já nhận xét ai là người tích cực, ai ko tích cực như chúng ta làm vừa rồi là tốt nhất!!
Thua thay,
Em xin gop y ve cach tinh diem cua truong nhom trong viec dao tao tin chi. Em nghi nen cong diem cho nhom truong trong cac bai tap nhom.
Thong thuong, trong cac bai tap nhom, nhom truong la nguoi phai lam viec nhieu nhat. Tinh ca ve so luong lan chat luong ,vi ho la nguoi tong hop cac phan nho cua cac thanh vien va giup chung an khop voi nhau, tao nen 1 bai luan hoan chinh.
Tinh trang pho bien hien nay la cac thanh vien trong nhom rat phu thuoc va dun day viec cho nhom truong. Em cho la co nhieu ly do, co the ke ra nhu tinh ich ki, ban quan, luoi tu duy, suy nghi… con ton tai trong khong it sinh vien Luat.
Hien tuong dun day nhau lam nhom truong cung khong phai khong co. Co nhom con ko co bai nop dung han vi khong ai chiu lam.
Vi vay, em nghi viec cong diem them cho nhom truong la dieu can thiet. No se giup moi nguoi trong nhom, dac biet la nhom truong co trach nhiem hon trong cong viec cua minh. Ben canh do, cung la su cong bang trong viec danh gia cong suc cac thanh vien.
Rat mong thay luu tam den comment cua em!
Tran trong!
Thưa thầy, nếu là 1 hoạt động sinh hoạt ngoài jờ học thì em nghĩ nó sẽ ko tác động mạnh đến tất cả sinh viên, nếu coi đó là 1 giờ học như giờ thuyết trình có lấy điểm thì tất cả sẽ phải tham gia tích cực và cực kì quan tâm hết mình!
Em cảm ơn thầy!!
Chào youkhanga,
Chào mừng em quay trở lên trang thông tin sau kỳ nghỉ hè. Hy vọng em có một kỳ nghỉ với nhiều lý thú.
Vấn đề em nêu, thực ra công việc này hoàn toàn nằm trong tầm tay các em. Ban cán sự lớp, BCH chi đoàn hoặc nhiều lớp, chi đoàn phối hợp với nhau tổ chức phiên tòa tập sự có giáo viên hướng dẫn.
Em chào thầy ạ. Thầy ah em muốn nhờ thầy tư vấn giúp em là hiện nay sinh viên luật nên học tiếng anh ở đâu và có thể tham khảo những giáo trình nào a.? Em chân thành cảm ơn thầy. Em mong thầy có thể cho em vài lời khuyên hoặc những phương pháp mà thầy thấy hiệu quả. Mong hồi âm của thầy.
Thầy ơi! em đang nghĩ tại sao chúng ta ko tự tổ chức 1 buổi goi la 1 phiên tòa thực sự nhỉ? e thấy nó sé rất hiệu quả dù kiến thức đề tài lại ít hơn. nhóm này là nguyên đơn thì nhóm kia là bị đơn. trong nhóm sẽ cử người ( có khả năng nói, phản biện) lam luat sư cho bên mình. Nếu tổ chức như 1 phiên tòa thực sự thì chắc chắn hiêu quả hơn nhiều , vì tâm lí là luôn muốn mình phải thắng, vấn đề sẽ đc mổ xẻ rất kĩ càng, sinh viên bọn em lại đưa ra cách phản biện tự nhiên trước bạn bè hơn là trước câu hỏi của thầy cô( vì nhiều người sợ sai ma ko dám nói khi thầy cô quay hỏi mà).
Em biết thực sự mà nói là rất khó khăn về vấn đề thời gian và tổ chức, nhưng thiết nghĩ có thể tổ chức 1 cách đơn giản, coi như 1 buổi học lại đc tiếp cận không khí xét xử trog thực tế thì thật là ttots phải ko thầy!
Gần đến năm học mới, mong mọi người đóng góp y kiến để xây dựng cho bọn mình 1cách học ngày càng hiệu quả!
chào lylun
Để trở thành công chứng viên trước hết em phải hoàn thành tốt chương chình học của cử nhân luật đã nhé. Ngoài ra, cần phải đảm bảo các điều kiện qui định tại Điều 7 và Đ 13 Luật công chứng. Em căn cứ vào đó để xác định nhưng gì cần chuẩn bị tốt nhất cho mình
Chao thay cung cac ban!thay co the tu van cho em xem de tro thanh mot cong chung vien thi em can chuan bi gi cho minh duoc khong.
Chào phuongloan, nguyetanh,
Các em đưa câu hỏi nhầm trang rồi, trang này chỉ trao đổi về kinh nghiệm học tập thôi nhé. Các câu hỏi về kiến thức các em nên đưa sang mục Q&A
Chào quynhly,
Em đã thử vai trò của một sinh viên đi học việc bao giờ chưa? nếu đã từng xin đi học việc mà thất bại? tôi cũng như em cần đặt câu hỏi tại sao là thế? nếu chưa bao giờ thử sức thì chắc cơ hội không tự dưng đến nếu ta không tìm kiếm và đưa nó về cho mình.
Cuộc sống không phải chúng ta muốn cái gì là được? sẽ thật quí hơn nhiều nếu một công việc có nhiều người cùng muốn làm nhưng em lại vượt qua tất cả những người đó bằng năng lực và ý chí của mình. Còn nếu người có công việc biết rõ em là người có năng lực và ý chí, nhưng họ lại từ chối em vì em không có người giới thiệu, vì em không có những điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình… thì không có gì đáng buồn và phải tiếc, chính em nên nói lời chia tay với người đó. Họ không xứng đáng để em tin cậy đâu. Tôi tin rằng em học và rèn luyện cho mình có năng lực tốt, ý chí tốt, không ngại khó sẽ có nhiều người trao công việc cho em.
Ah, tôi chưa bao giờ tham gia buổi nói chuyện chính thức nào ở Câu lạc bộ luật gia trẻ của nhà trường đâu nhé. Nên câu nói em trích dẫn ra em đừng e ngại vì chắc chắn nó không phải của tôi. Nhưng dù sao cũng cám ơn em
Chúc em thành công
Em chào Thầy và các bạn.
Thầy và các bạn có thể giải thích việc này giùm em không,có người hỏi em nhưng em đang phân vân vì có không biết chọn phương án nào cho đúng.
công ty A sản xuất nhiều nhóm mặt hàng, công ty A muốn cho công ty B(mà công ty A sở hữu 48% vốn)sử dụng nhãn hiệu của công ty A để gắn lên 1 nhóm hàng hoá của công ty B, công ty A sẽ thu phí từ việc cho sử dụng nhãn hiệu này. Vậy đây là hình thức hợp đồng gì,hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hay hợp đồng chuyển quyền sử dụng thương hiệu….. (có phải lixăng trong sở hữu trí tuệ không).
em chào thầy ạ.
Nhân câu hỏi của bạn Loan, thầy có thể phân biệt gìum em nhượng quyền thương mại và chuyển quyền sử dụng thương hiệu khác nhau như thế nào không ạ, em cám ơn thầy.
Em chào Thầy và các bạn.
Thầy và các bạn có thể giải thích việc này giùm em không,có người hỏi em nhưng em đang phân vân vì có không biết chọn phương án nào cho đúng.
công ty A sản xuất nhiều nhóm mặt hàng, công ty A muốn cho công ty B(mà công ty A sở hữu 48% vốn)sử dụng nhãn hiệu của công ty A để gắn lên 1 nhóm hàng hoá của công ty B, công ty A sẽ thu phí từ việc cho sử dụng nhãn hiệu này. Vậy đây là hình thức hợp đồng gì,hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hay hợp đồng chuyển quyền sử dụng thương hiệu….. (có phải lixăng trong sở hữu trí tuệ không).
em rat mong thay va cac ban cho em mot con duong di dung dan nhat!
Em chao thay!
em rat cam on ve cau tra loi cua thay.Thua thay neu em la mot sinh vien khong quen biet gi den van phong cua thay gap mot nhan vien o do hay gap truc tiep thay de xin thay cho vao thuc tap tai van phong cua thay.do la mot tinh huong gia dinh thi thay se giai quyet tinh huong nay nhu the nao?
em nghi rang ty le cho mot sinh vien tao bao nhu vay chi co 0,1% ma thoi theo thay ty le do duoc bao nhieu?
Chung em cung khong muon phu thuoc vao su ho tro cua nha truong ,nhung neu mot sinh vien neu khong phai gia dinh co van phong luat su hay co nguoi quen trong cac linh vuc nay thi thu hoi chung em biet lam gi de tiep xuc thuc te day.Do la dieu ma em rat ban khoan mac du em da hoc xong nam thu 2.mot sinh vien nong thon nhu em va mot so it cac ban sinh vien khac trong truong ngoai su can cu hoc hoi ra chung em khong co gi trong tay. Co the em noi”toi so it” thay co the hoi ngac nhien nhung that su nhung ban da xac dinh thi vao luat thi gia dinh cac ban deu co su chuan bi cho con minh mot noi khi ra truong khong lam o huyen,tinh,thanh pho thi cung o mot van phong luat su cua gia dinh,giang vien cua truong nao do.
Em nho trong lan tiep xuc o hoi truong DH Luat HN trong truong trinh cua Hoi Luat Gia Tre thay da noi:”neu co mot sinh vien nao noi duoc mot cau khien thay an tuong thi thay se nhan lam”hoc tro”.(xin loithay vi em co the nho khong chinh xac loi thay)
em cam on thay!
Chào quynh ly,
Đúng là việc gắn thực tiễn vào trong đào tạo luật đang có nhiều vấn đề, chưa sát với nhu cầu của người học và của xã hội. Theo tôi đã đến lắm sự định hướng nghề nghiệp và tiếp xúc thực tế của cơ sở đào tạo luật cho người học.
Hiện nay, theo qui định chung trước khi các em ra trường đã có 3 tháng thực tập tại các cơ sở sử dụng cử nhân luât. Tuy nhiên rất đáng tiếc hầu hết các cở nhận thực tập đều là cơ quan nhà nước không phải là cáo cơ quan, tổ chức phi nhà nước. Điều này dẫn tới những hệ quả không tốt:
– Người học hiểu lầm, chỉ có cơ quan nhà nước mới là nguồn chủ yếu về tuyển dụng cử nhân luật;
– Khả năng thực hành của người học rất bị hạn chế trong thời gian thực tập;
– Người học không có điều kiện đi thực tế tại các cơ sở có nhu cầu không giói hạn về cử nhân luật là các tổ chức kinh tế phi nhà nước.
Ở đây tôi cũng bàn với em một điều, các em không nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà trường về tiếp xúc thực tế. cuộc sống muôn màu nên tự tìm hiểu khám phá thông qua những trải nghiệm riêng của mình. Em đọc thêm phần thảo luận của các bạn trong các comment ở chuyên mục này nhé
thân
Em chao thay!em thua thay em rat thac mac la khi sinh vien chung em ra truong thi se thuc tap o dau a?em chua thay co noi nao nhan sinh vien chung em vao lam du la chi thuc tap chung em chi mong duoc tiep xuc voi thuc te cang som cang tot.em mong duoc thay chi dan
chúng ta không nên đổ lỗi cho phương pháp học mà hay nhìn thẳng vào cách học của mỗi người.em thấy học tín chỉ cũng có nhiều cái hay và nhiều sự đổi mới. tuy nhiên khi bắt đầu tiếp cận với pháp học này thầy cô được tập huấn rất kĩ trong đó sinh viên thì gần như không.quá bỡ ngỡ trước cách học mới, phải “lò mò”đi nên kết quả chưa cao cũng là điều dễ hiểu.hi vọng năm tới kết quả này sẽ tốt hơn
Chào NGUYEN TIEN MANH,
Cám ơn bạn rất nhiều về sự đồng thuận của bạn đối với trang thông tin từ trước đến nay. Hy vọng trang thông tin tiếp tục được hân hạnh đăng các bài viết của bạn. Tôi tin rằng với những trải nghiệm cuộc sống mà bạn đã có, bạn sẽ có những thành công trong nghề nghiệp, cuộc sống và gia đình.
Hy vọng được gặp bạn tại thủ đô.
Thân
Chào letrong,
Rất vui khi bạn có một ý tưởng tuyệt vời như vậy. Sinh viên luật hiện này mới chỉ được trang bị về kiến thức lý thuyết, nhưng chưa được trang bị đầy đủ về kiến thức thực tế và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Việc thành lập nhóm tư vấn chuyên nghiệp theo ý tưởng của bạn thiết nghĩ sẽ khắc phục một phần “khuyết thiếu” này.
Theo tôi, bạn cần cân nhắc các vấn đề sau:
– Chức năng nhiệm vụ của nhóm tư vấn;
– Chủ thể tư vấn và chủ thể được tư vấn;
– Lĩnh vực tư vấn;
– Hình thức tư vấn;
– Thời gian tư vấn
……
Rất mong nhận được sự trao đối thêm của các bạn vê ý tưởng của bạn letrong
Thân
KÍNH THƯA THẦY HẢI!
em không biết phải nói sao cho đủ những suy nghĩ của mình và để thầy hiểu! chưa một lần gặp thầy và cũng chưa may mắn được học thầy. nhưng thật sự em rất cảm ơn thầy vể trang web cũng như thông tin trong trang web nay của thầy. em rất tiếc là học đên năm cuối của trường luật tphcm rồi mà đến giờ mới biết trang thông tin này, nó rất bổ ích đối với những người nghiên cứu luật nói chung và sinh viên nói riêng. bản thân em gần mười năm làm công tác trong quân đội giờ mới có điều kiện đi học, mọi thứ thật khó khăn nhưng cung thật vui và cảm thấy cuộc sống này đã có lúc mình nghĩ sai lệnh về nó, về con người, về xã hội… em cũng may mắn có 3 bài được thầy đăng lên để chia sẻ kiến thức pháp luật cùng các thầy cô, anh chị, các bạn…em hy vong sau này sẽ có dịp về hà nội gọi điện cho thầy mời thầy đi uống cafe tâm sự nhiều hơn. chúc thầy vui và may mắn trong cuộc sống!
Tôi cũng hay vào website của Thầy để tìm kiếm thông tin pháp luật, tôi đánh giá rất cao các nội dung của website và dòng tâm sự của các luật gia trẻ đầy tâm huyết. Tôi đã đi làm và thấy rằng việc học tập ở trường chưa đủ tiếp sức cho các bạn sinh viên trường luật vững bước tiến vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp, cũng như có một lòng yêu nghề thực sự ,rất may trong thời gian gần đây khả năng tin học đã khắc phục một phần sự thiếu hụt này. Tuy nhiên, để năng cao hơn nữa khả năng của sinh viên luật chúng ta cần tạo ra các nhóm làm dự án cho họ. Với mục đích, thứ nhất nâng cao kiến thức và cách thức hành nghề luật, thứ hai, xây dựng một “tiểu công ty” or “team work” cho các bạn sv. Chính vì những lẽ trên tôi đang ấm ủ viết xây dựng một nhóm tư vấn chuyên nghiệp của sinh viên dưới sự dìu dắt của các bậc tiền bối đi trước như thầy, và các anh chị cựu sinh viên trường luật những người đang làm thực tiễn và những người đang giày công nghiên cứu về ngành luật.
Với ý nghĩ như vậy, tôi đang rất cần được lời khuyên và ý kiến của Thầy trong việc xây dựng “nhóm tư vấn chuyên nghiệp”.
Lời cuối xin được gửi tới Thầy và các bạn sinh viên những lời chúc tốt đẹp nhất
Chào thân mến!
Tôi là sinh viên khóa 26/luật Tp.HCM, tôi thấy các em học tập bây giờ đúng là ganh tị thật đấy. Thầy cũng có blog để giao lưu với sinh viên nữa. Đúng là cái gì cũng phát triển nhanh thật.
hoá ra trang này chỉ nói toàn về luật dân sự thôi he????nhưng mà bít thêm là điều tốt mà!!!!!
mình học Đại học thương mại, trường mình cũng áp dụng chương trình học theo tín chỉ! Bọn mình thuộc giai đoạn chuyển giao của chương trình cũ và chương trình mới nên cũng đau đầu lắm, tuy việc học tập theo nhóm được triển khai và đã hặp nhiều bất cập nhưng bọn mình đã được phản ánh ý kiến của mình lên thầy cô giáo!!!!!!!hiện nay cũng đã có nhiều thay dổi, nhưng cũng còn vất vả lắm lắm!!!!!!
Hi vọng chương trình học của bọn mình cũng như của các bạn sẽ có nhiều thay đổi phù hợp voéi thực tế hơn!!!
chúc mọi người một ngày cuối tuần vui vẻ!
mình cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các bạn và mong nhận được sự hưởng ứng trao đổi nhiều hơn từ những bạn có kinh nghiệm đi trước
nghe các bạn nói mình yên tâm hơn rùi
thông qua những trao đổi này mình hi vọng mội người chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm để học tốt hơn
Chào cuong,
Điểm cho môn học tín chỉ là điểm trung bình của tất cả các điểm thuộc bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập học kỳ và thi hết học phần (nếu một môn có nhiều học phần). Nếu điểm trung bình đã từ đủ 5 điểm trở lên thì không phải thi lại. Trong trường hợp điểm trung bình của môn học dưới 5 thì em phải thi lại phần đánh giá kiến thức dưới năm (bt cá nhân, bt nhódm, bt học kỳ, thì hết môn hoặc học phần). Nếu có nhiều phần đánh giá kiến thức dưới 5, em có quyền chọn một trong những phần đánh giá kiến thức dưới 5 để thi lại làm sao điểm trung bình của cả môn học từ 5 trở lên. Ví dụ em có hai phần đánh giá kiến thức là bài tập lớn học kỳ và bài thi hết môn dưới 5. Điểm trung bình của cả môn học là dưới 5. Em có quyền lựa chọn làm bài tập lớn học kỳ hoặc bài thi hết môn để thi lại miễn sao điểm trung bình của môn học là trên 5
Thân
chao hoai!
ban mới là sv năm thứ nhất mà đã rất lo lắng cho việc học của mình, người biết lo lắng như vậy chác chắn bạn cũng rất chăm chỉ,bằng chứng mình thấy tuy chưa học tín chỉ mà bạn đã tìm hiểu rất kĩ về nó đấy.hihi!năm sau khi bạn được hoc theo phương pháp này,các thây cô sẽ giảng cho sv hiểu rất rõ về hình thức này,bạn đừng lo lắng nhiều.nguyen hung nói rất đúng đấy,chăm chỉ & cần cù là nền tảng đầu tiên mà.mình ko biết ở trường dhcông nghiệp của bạn của bạn học thế nào,nhưng qua 1 năm học tín chỉ mình thấy học tín chỉ thật sự thú vị,và hình thức này lại càng cần được áp dụng cho sv luật để thu hẹp khoảng cách so với sv luật trên thế giới.phải nói rằng sv mình tính thụ động rất cao,một việc thì “1 ng làm thì tốt,3 người làm thì dở mà 7 ng làm thì hỏng”^^.điểm có lợi nhất khi học theo phương pháp này là tạo cho sv tính chủ động,độc lập& khả năng liên kết làm việc nhóm.theo mình trước hết bạn chỉ cần biết như vậy đã.còn khi học gặp phải những khó khăn gì bạn tự phám phá dần.^^chúc bạn học tập thật tốt.
Em chao thay!
Em la sv lop DS31A,em co 1 cau hoi muon hoi thay lien quan toi hinh thuc hoc tin chi la neu bai thi hoc ki khong qua(duoi 5 diem)thi em se phai thi lai hay cong tong cac diem sau do chia TB ma ko duoc 5 diem thi bon em moi phai thi lai,em nghe noi la neu khong qua duoc bai thi hoc ky thi se phai hoc lai luon ma khong duoc thi lai .Vay co dung qui che voi cac mon hoc tin chi la vay khong?em mong thay co the noi ro cho em de em co the an tam hon
Em mong som nhan duoc hoi am cua thay.Em cam on thay rat nhieu!
to hoai :
ko hiểu bạn trông mong thầy mình hồi âm điều j ?????? cho bạn nữa ????? hix hix! mình nghĩ 1/2 nội dung bài của bạn nói về trường bạn theo mình bạn nên in ra và …gửi cho thầy (cô) hiệu trưởng trường bạn thì sẽ hợp lý hơn đấy ! 1/2 nội dung nói về học tín chỉ thì bạn làm theo cách này: bạn lần lượt kick vào 5 mục ở trên cùng sau đó ấn Ctrl+F và gõ vào đấy “tín chỉ” bạn sẽ có câu trả lời! theo sinh viên Hn tụi mình thấy không thể hiểu tại sao bạn của bạn, sinh viên công nghiệp HCM lại nói như vậy về tín chỉ ! HOÀN TOÀN NGƯỢC LẠI ! đó là 4 chữ tặng cho bạn sinh viên “gà” công nghiệp đó ! bạn đừng quá lo lắng ! cứ bình tĩnh ! mình nghĩ chỉ cần bạn chăm chỉ , cần cù thì dù có học theo phương pháp nào bạn cũng ko phải “run” theo cả nghĩa tiếng anh và tiếng Việt ! chúc bạn thành công!
mình nghĩ ý kiến củaHoaif chỉ là thiểu số thôi. mình là 1 sinh viên Luật TP.HCM mới ra trường. mình tháy bạn Hoài hơi lan man về vấn đề cơ sở của trường mình thật! chắc là bạn ấy muốn nói về việc thiếu thời gian học tập! mình muốn chia sẻ với các bạn là K30 bọn mình cũng đc áp dụng phương pháp học tín chỉ vào năm cuối cùng, vất vả hơn 3 năm trước nhiều, nhưng bản thân mình thấy rất vui với cách học này! nó bắt bọn mình làm việc thực chất hơn! các bạn đừng quá lo lắng! chỉ cần mình c hăm chỉ và cố gắng hơn thôi mà! chúc các bạn thành công!
gửi thầy: e cám ơn thầy rất nhìu, tuy e biết trang web này chưa đc lâu nhưng nó mang lại cho e nhìu điều thú vị lắm thầy ạ! \chúc thầy khỏe và có nhìu thành công!
em chao thầy
em là sinh viên lớp tm32a đại học luật tp hcm hôm nay em đang tìm tài liệu cho đề tài môn luật hành chính thấy trang web này rất hay và thú vị
em mới sinh viên năm nhất nhưng đã học chuyên ngành môn hành chính, dân sự và hiến pháp rồi
trường em chưa áp dụng hình thức học theo tín chỉ nhưng hìn như năm sau sẽ áp dụng hình thức này nêm em chưa biết cụ thể đào tạo theo tín chỉ thế nào nhưng bọn em học thấy thầy cô cũng thường cho thuyết trình và làm đề tài cũng như làm những bài tập tình huống
em thấy các bạn nói nhiều về thái độ giảng dạy của các thầy cô khi học theo tín chỉ và thường thì là thái độ không được tốt lắm. Bạn em học trường đại học công nghiệp tp hcm cũng có nhận xét tương tự và khẳng định học tín chỉ thầy cô dạy không nhiệt tình và tỉ lệ sinh viên học lại rất nhiều và sinh viên quá hạn chư trả nợ hết rất nhiều
hiện nay việc giảng dạy của các thầ cô trên lps em rất tốt các thầy dạy nhiệt tình và luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của sinh viên em không biết đến khi học theo tín chỉ thì việc giảng dạy của các thầy có khác không
em mong thầy và các bạn có thể cho em biết thêm về các thông tin về phương pháp đào tạo theo tín chỉ được không ạ
và điểm khác biệt lờn nhất của nó với phương pháp truyền thống được không ạ
em thấy các bạn kêu học tín chỉ phải làm bài tập nhiều cacr học kỳ đến 10 bài nhưng em thấy em mới sinh viên năm nhất nhưng cũng làm rất nhiều bài tập tình hướng rồi chưa kể chúng em đã làm hơn 5 bài đề tài và tiểu luận rồi
emhocj ở thành phố hcm do hạn chế về điều kiện vật chất nên trường em có 2 cơ sở ở 2 đầu thành phố rồi việc học thể chất lại học ở sân vận động qk7 nên thời gian đi lại mất rất nhiều em thấy kiến thức rất nhiều mà dường như em không có đủ thời gian để học có theer em chưa tìm được phương pháp học tập tốt em mong thầy và các bạn có thể chia sẻ cho em phương pháp học tôt vì em thấy học luật tài liệu và thông tin cần có là rất nhiều
em rất cảm ơn thầy
em mong nhận được hồi âm của thầy
chao thay,
em rat cam on thay da lap ra trang thong tin nay, no da giup em rat nhieu trong viec hoc
Chào Thêm 1 sv k31,,
em nên tìm hiểu kỹ rồi nhận xét nhé. Chúng tôi đã trả lời rất nhiều lần trên mục Q&A về thể thức thi rồi em sang đó tìm hiểu
Em chào thầy ạ!
kỳ thi học kỳ đã tới, chúng em rất lo lắng không biết thể thức thi môn Luật Dân sự như thế nào. Trong những ngày qua, có rất nhiều thông tin khác nhau về thể thức thi môn này. Khiến sv k31 cứ như đang đẽo cày giữa đường.Thầy có thể giải đáp cho chúng em được biết để chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi được không ạ?
E chào thầy ạ ! Thầy cho E hỏi học kỳ này môn DS khóa 31 thi hết học phần theo hình thức trắc nghiệm, Thầy có thể nói rõ cho chúng em biết là trắc nghiệm toàn phần hay là 1 nửa trắc nghiệm không ạ? Nếu là trắc nghiệm toàn phần thì là theo dạng nào ạ, trắc nghiệm đúng/sai sau đó giải thích hay là trắc nghiệm chọn 1 phương án đúng trong 4 phương ánA,B,C,D và không cần giải thích? Thầy có thể cho chúng em biết thời gian làm bài và số lượng câu hỏi mỗi đề ko ạ?
E cảm ơn thầy nhiều! Chúc Thầy sức khỏe
em chào thầy cô !
Em là sv lớp dân sự k32b trường ĐH Luật TPHCM.Trong môm học luật dân sự bài “Giao dịch dân sự Đại diện -thời hạn-thời hiệu”.Em có một câu hỏi mong thầy cô giải đáp giùm :
phân tích biết các khiếm khuyết của chế định đại diện trong Bộ Luật Dân Sự 2005 ,và một số ví dụ đẻ em dễ hiểu.Rất mong thầy cô hồi âm sớm.
Em cảm ơn thầy cô nhiều !
Em chào thầy, thầy có thể giải thích cho em tại sao trách nhiệm hậu quả dân sự chỉ là bồi thường vật chất, tài sản? Em mong thầy hồi âm sớm. Em cảm ơn thầy.
chào thầy
em được nghe giới thiệu về web này, cảm ơn thầy vì trang web này rất bổ ích với bọn em (mà hình như các bạn ở đây là ở DH Luật Hà Nội phải ko nhỉ? em là sv của Đh Luật tp HCM )
qua 1 nam hoc tin chi e thay cach hoc nay rat hay.no jup sv nag dong hon,qua trang web nay cho e gui loi cam on toi co Lan trong to bo mon hn&gd,co da jup cho e thay duoc tu duy cua 1 nguoi can co khi hoc luat va truyen dc cam xuc cho sv.nho co co ma kha nang thuyet trinh cua moi sv trong lop deu dc nang nen.e xin cam on co,e cug rat tiec la bon e da ko duoc hoc tin chi mon luat DS va mon TTDS du do la cac mon chuyen nghanh.cam on cac thay co.
Chào Nguen Quy Hung,
Ttôi e ngại làm em thất vọng rồi. Tôi không hướng dẫn nhưng gì liên quan đến bài tập mà sinh viên được giao phải làm. Với lại tôi không thuộc chuyên ngành tài chính – ngân hàng nên việc hỗ trợ cho em là rất khó.
Chúc em hoàn thành tốt bài tập của mình
Chao Thay ah ! Em gap duoc Thay day la mot niem hanh phuc lon cho em !
Thay biet khong em dang la sv nam thu 2 va co giao cua em bat em lam mot de tai ve mon thue Thay ah . Tuy cung chang co gi kho lam nhung em da mat gan 1 thang roi ma chua co ket qua gi ca !
Em kinh mong Thay ra tay go roi cho em neu khong thi em chet mat thua Thay …
De tai cua em la : “nghien cuu moi quan he giua thue thu nhap ca nhan va thue thu nhap doanh nghiep”
Chào masimo,
Rất cám ơn lời bình luận nhiệt huyết của em. Về vấn đề em nêu ra, tôi xin góp thêm vài lời: Luật đâu chỉ dành cho sinh viên luật, nó là của mọi người dân mà. Vấn đề là làm sao mọi người dân có thể tiếp cận luật theo phương châm: ăn cùng luật, ngủ cùng luật, sống cùng luật, chơi cùng luật và làm việc cùng luật.
Thân
Chào chikn, youkhanga,
Đúng là thời gian trôi nhanh thât. Tôi và thầy cô khác cũng cám ơn các em rất nhiều, vì các em đã cùng “chia lửa” với chúng tôi trong năm học đầy mới mẻ này. Một năm học rất ấn tượng vì nhiều sinh viên yêu cầu các thầy cô thực hiện đúng “qui trình” và với những gì “cam kết”. Rất hy vong em và các bạn tiếp tục là bạn đồng hành trong trang thông tin này nhé. Học không bao giờ cũ và cũng không bao giờ mới.
Nào chúng ta “cùng lên xe buýt”!
Thân
Hì, chắc là lớp của chink hoc xong rùi, lớp mình còn 1 buổi thuyết trình nữa cơ. Dù gần kết thúc học kì nhưng hi vọng bọn mình vẫn tiếp tục nhiệt tình trao đổi nữa nhé!
em chào thầy!
thế là hết một năm học,năm học đầu tiên chúng em được áp dụng mô hình tín chỉ.dù có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề dạy và học tín chỉ và với bộ môn luật dân sự nói riêng.nhưng qua trang wed này xin cho e được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thây cô trong tổ bộ môn luật dân sự và nhất là thầy hải (hihi).nếu thật sự không có ” năm thứ hai” như thế này có lẽ bản thân em vẫn chỉ là là 1 sv học nhưng ko biết gì, học ko có niềm đam mê,và không nhìn thấy không định hướng được con đường trước mắt của một sv luật là gì.em xin thay mặt cho các bạn cám ơn các thầy cô rất nhiều.chúc các thầy cô nhiều sức khoẻ để tiếp tục dạy chúng em.chúng em còn phải nhờ các thầy cô giúp đỡ nhiều lắm ah.
Dear Civillawinfor,
Web blog của thầy rất bổ ích và thú vị, các thầy cô khác trong tổ bộ môn có ủng hộ và tham gia không ah?
Ở mục này mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập và làm việc rất có ích cho những bạn sinh viên. Bởi họ luôn băn khoăn, đôi khi cũng không biết đâu là một hướng đi của mình, đơn giản vì công tác hướng nghiệp của mình chưa tốt. Ở đâu đó em có nghe được con số là chỉ có khoảng gần 20% SV được học đúng chuyên ngành mình mong muốn, và trong số đó chưa đầy 10% làm đúng ngành nghề theo học. Đó là điều hơi đáng buồn. Thầy ơi, thế trường mình có dự định sẽ dự định đào tạo luật sư trong tương lai gần không ah? Bao giờ nó mới hoành tá tràng như cái tên gọi của nó – Đại học Luật Hà Nội, nghe kêu thế cơ mà…
Chuyện đào tạo thì không riêng gì ngành Luật mà rất rất nhiều ngành khác cũng có những vấn đề bất cập nan giải của nó,…và bài toán làm sao để phát triển giáo dục của nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn đổi mới, thì điểm, lại đổi mới thí điểm, biết bao nhiêu thế hệ được đưa ra làm thí nghiệm, sai lầm của một vài người mà làm hỏng cả một thế hệ, liệu có đáng không? Và cái chuyện cần phải đổi mới càng cấp thiết khi chúng ta hội nhập, nền giáo dục cũng phải hội nhập, cũng buồn lắm khi nhìn tên bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu trên thế giới không có nổi một cái tên của VN, buồn lắm thầy ạ!
Thôi em bình loạn nhiều quá, nói linh tinh nhiều quá, em cũng không phải dân luật chính cống đâu, chỉ là thấy mình “ngu” luật quá nên mới phải khăn gói sang đây học tập luật pháp VN, nhưng càng học càng dở càng chán, nhưng thôi quyết học để biến cách mà sống với nó…
Thân chảo thấy
Masi
Chào Nguyễn Hùng,
Làm bài tập huống pháp lý có nhiều cách triển khai khác nhau, theo tôi:
– Trước hết em phải xác định được loại tranh chấp cần giải quyết: tranh châp dân sự, thương mại, lao động, hành chính. Trong đó xác định tiếp nó là loại tranh chấp chấp nào theo nhóm chuyên ngành: Ví dụ tranh chấp bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và ngoài hợp đồng;
– Xác định các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến nội dung tranh chấp (kể cả các qui phạm có mâu thuẫn). Lựa chọn áp dụng qui phạm phù hợp nhất;
– Đưa ra giả thiết về các hướng tiếp cận và cách giải quyết vụ việc (kể cả các quan điểm đang trái chiều nhau). Lưu ý: nếu tìm được một tình huống tương tự đã được cơ quan nn có thẩm quyền giải quyết để so sánh, chứng minh về lý luận và thực tiễn giải quyết, thì nên tổng hợp và phân tích;
– Đưa ra quan điểm của cá nhân về hướng giải quyết trên cơ sở có lập luận.
Cách nhớ các môn luật, có lẽ cần cá nhân hóa cho phù hợp với mỗi người. Theo tôi cần nhập tâm khi học, gắn vấn đề học với thực tiễn pháp lý với thực tiễn đời sống. Luôn đặt ra câu hỏi khi mình chưa hiểu hoặc thấy có mâu thuẫn cho giáo viên, những người có kinh nghiệm và các bạn học cùngtrao đổi,…
Em có thể vào chủ đề kinh nghiệm học tập để tham khảo thêm:
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/category/kinh-nghiỆm-sƯ-phẠm/kinh-nghiệm-học-tập/
Em chào thầy.
Thầy có thể cho em một số kinh nghiệm trong việc làm những bài tập tình huống về luật không ạ? ví dụ như dàn ý để triển khai bài viết….Em đang theo học ngành luật kinh doanh, mặc dù cố gắng cải thiện con điểm những vẫn thấp lè tè, chỉ là 6 hoặc 7. Em hi vọng thầy truyền cho em một số kinh nghiệm hoc tập chứ em rất đam mê ngành này.
Em học năm 3, tuy nhiên mỗi môn luật học xong em rất dễ quên, thầy có thể cho em bí quyết để nắm chắc nội dung môn học? làm sao để học tốt được những môn luật có nhiều chỉ? Rất mong sự phản hối sớm của thầy, em cảm ơn thầy nhiều
chào CoPenHaNo,
Thầy xin chúc mừng thành công của em
Thân
Em chào thầy,
Thầy còn nhớ em không ạ, em là một du học sinh ở denmark cách đây mấy tháng em có xin gợi ý của thầy về nội dung bài luận với đề tài “Quyền trẻ em và bạn vận dụng gì để quảng bá sản phẩm của bạn”. Căn cứ vào gợi ý của thầy em đã đạt kết quả tốt, GS hướng dẫn đánh giá cao. Em cám ơn thầy rất nhiều. Em định sử dụng đề tài này làm đề tài tốt nghiệp của em sau này, nếu có thể xin phép thầy cho em trao đổi thêm với thầy về những nội dung pháp lý có liên quan thầy nhé.
Chúc thầy sức khỏe và nhiều niềm vui
Chào le kien,
Vấn đề em hỏi có thể vượt quá tầm hiểu biết chuyên môn của tôi. Em có thể tham khảo thêm bài viết của TS. Đõ Trọng Bá BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG/ http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/03/14/bn-v%e1%bb%80-d%e1%bb%8anh-h%c6%af%e1%bb%9ang-x-h%e1%bb%98i-ch%e1%bb%a6-nghia-trong-kinh-t%e1%ba%be-th%e1%bb%8a-tr%c6%af%e1%bb%9cng/
và các bài viết khác có liên quan trong trang thông tin này
Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, nó phải mang các yếu tố sau:
1. Nền kinh tế đó phải là nền kinh tế thị trường. Tôn trọng qui luật khách quan về đa sở hữu và các quá trình sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc H-T;
2. Nền kinh tế đó phải giảm thiểu sự ngăn cách giàu nghèo. Trong đó xóa đối giảm nghèo phải là chính sách kinh tế – chính trị – xã hội hàng đầu;
3. Quan hệ bóc lột trong kinh tế thị trường được giảm thiểu dẫn tới xóa bỏ giữa người sử dụng lao động và người lao động;
4. Thành phần kinh tế nhà nước và tập thể chiếm vai trò chủ đạo, phục vụ cho chính sách kinh tế vĩ mô cũng như chế độ phúc lợi xã hội của nhà nước. Tuy nhiên, vai trò chủ đạo phải xuất phát từ thực kực và hiệu quả của kinh tế nhà nước và tập thể. Doanh nghiệp Nhà nước không phải là chủ thể kinh doanh 100% vốn thuộc nhà nước mà đa dạng chủ đầu tư trong đó nhà nước chiếm 51% vốn trở lên. Tuy nhiên, chỉ giữ các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật của đất nước mà thôi;
5. Phúc lợi xã hội phải hướng tới toàn dân được hưởng;
6. Không thả nổi sự phát triển tự phát ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Chấp nhận tích tụ đất trong ngông nghiệp, để người có vốn có thể đầu tư sản xuất hàng hóa. nhưng người nông dân bị tích tục đất phải trở thành công nhân nông nghiệp cho chính các chủ đầu tư….
Em có thể trao đổi thêm
thây ơi cho em hỏi:các nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở VIỆT NAM là những nhân tố nào?
Chào VIET HA,,
thiết nghĩ em nên tập trung vào các vấn đề sau: khái niệm chung về bỏa hộ quyền tác giả và bảo hộ quyền tác có yếu tố nước ngoài; Thực trạng về hệ thống các văn bản về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Thực trạng áp dụng các qui định về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Các kiến nghị
Thân
Chào hùng,
Em tham khảo các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ có liên quan đến luật sở hữu trí tuệ. Ngoài ra em nên đọc thêm cuốn Giáo trình Luật SHTT của Đại học luật vừa mới phát hành, cuốn Quyền sở hữu trí tuệ của tiến sỹ Lê Nết. .. Ngoài ra các em đọc vào các trang web sau:
1. Cục sở hữu trí tuệ: http://203.162.163.40/noip/cms_vn.nsf
2. Cục bản quyền: http://www.cov.gov.vn/vietnam/home.asp
Thân
thua thay! em dang lam bai tap lon hoc ki ve de tai”danh gia thuc trang va dua ra kien nghi ve thuc hien phap luat viet nam ve bao ho quyen tac gia co yeu to nuoc ngoai ke tu khi viet nam gia nhap cong uoc Berne1886 ve bao ho quyen tac gia”, em chua biet phai xay dung de cuong the nao cho hop ly va ko trung voi cac ban , voi lai em da tim va doc rat nhieu bai viet tren mang va bao nhung van chua co the tim duoc phan cot loi de dua vao bai, thua thay em phai xay dung 1bai viet the nao cho tot day ah, thuc su em cung da thuc may dem nay roi , em muon co1 bai hoc ki hoan chinh va tot ma.thay hay tu van giup em nhe! em cam on thay rat nhieu! mong som nhan hoi am tu thay.
em muon tim tai lieu ve:phap luat viet nam ve bao ho quyen tac gia co yeu to nuoc ngoai ke tu khi viet nam gia nhap cong uoc Berne1886 ve bao ho quyen tac gia.mong thay giup do
Chào tiger,
Xin chia xẻ những băn khoăn của em. Tuy nhiên, có lẽ em đã hơi nặng nề quá chăng? khi em cho rằng nhiều quan điểm như vậy thì các em trả thi thế nào?
Quan niệm của tôi lại khác, học là phải biết những gì đã, đang và sẽ có trong lý luận và thực tiễn, và cuộc sông là muôn màu, nếu tất cả đều đã ở một con đường duy nhất đúng thì chắc chúng ta chỉ có một con đường xa nhất là đi từ Bắc cực đến Nam cực của trái đất mà thôi. Có người nói rằng trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong vũ trụ, nhưng tôi lại tin rằng ngoài trái đất rất có thể có một, hai hoặc nhiều hành tình khác có sự sống như trái đất. Không thể khẳng định tôi đúng và cũng không thể khẳng định người cho rằng trái đất là hành tinh có sự sống duy nhất trong vũ trụ là sai. Nhưng cũng chính vì thế mà khoa học vũ trụ mới ngày càng phát triển, khoa học pháp lý cũng vậy.
Em cho rằng dân sự phức tạp nhất, thì đúng là thế mà? Một chánh án Tòa án tối cao cũng đã từng nói cái khó của dân sự trước quốc hội. Là một người có trình độ chuyên môn cao, người có thẩm quyền cao nhất trong cơ quan xét xử không đương nhiên lại phát biểu như vậy.
…………………….
BĂN KHOĂN CỦA CÁC EM, CHO THẤY CŨNG CẦN PHẢI CÓ SỰ KHUYẾN KHÍCH VÀ TÔN TRỌNG QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ MỘT VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHƯA RÕ RÀNG;
VỀ VẤN ĐỀ THI, RẤT MONG CÁC THẦY CÔ CÓ THẨM QUYỀN NÊN NHẤT QUÁN NGUYÊN TẮC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN Ở DẠNG QUAN ĐIỂM DO LUẬT QUI ĐỊNH CHƯA CỤ THỂ SẼ KHÔNG LÀ CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC ĐỐI VỚI CÁC EM. VẤN ĐỀ NÀY, CÁC EM CÓ THỂ YÊN TÂM, TÔI CHƯA THẤY TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN NÀO BỊ ĐÁNH TRƯỢT CHỈ VÌ CÓ QUAN ĐIỂM TRÁI VỚI QUAN ĐIỂM CỦA THẦY CÔ CẢ (TRỪ KHI SINH VIÊN ĐÓ CÓ SAI LẦM VỀ KIẾN THỨC CƠ BẢN)
Tuy nhiên để sinh viên có cách tư duy tiếp cận đa phương và đa diện hóa về tư duy phản biện khoa học, phía cơ sở đào tạo, bộ môn và giảng viên cũng cần có một nguyên tắc thống nhất: Đa dạng hóa cách tiếp cận kiến thức trong giảng dạy và học tập (trong đó khuyến khích, tôn trọng và tạo điều kiện cho sinh viên đưa ra các quan điển khoa học của mình) và nhất quán trong trả thi của sinh viên. Theo tôi nghĩ , có hai cách để kiểm tra kiến thức sinh viên:
– Đề thi đóng (không đồng nhất với loại đề không cho phép sử dụng tài liệu): kiến thức cố định và đáp án cố định. Sinh viên phải trả lời đúng kiến thức theo đáp án mới đạt điểm. Loại đề này rất khoát không đưa vấn đề học lý còn nhiều quan điểm vào nội dung kiểm tra kiến thức.
– Đề thi mở (không đồng nhất với loại đề cho phép sử dụng tài liệu): đề thi chỉ nêu vấn đề và sinh viên có quyền đưa ra quan diểm, cách lập luận của riêng mình về vấn đề đó. Không có đáp án cố dịnh mà đáp án do chính sinh viên quyết định thông qua tính hợp lý, logic trong giải quyết vấn đề mà đề thi đưa ra.
Mong em và các bạn trao đổi thêm
em chào thầy
trước khi bước vào trường luật thì em đã biêt đây là một ngành học rất khó và khi bước vào trường thì em càng thấy rõ điều này. nhưng có lẽ trong các môn học mà em đã được học(năm thư 2) thì có lẽ môn học dân sự là môn học em thấy khó nhất và phức tạp nhất. nhưng điều đó không có nghĩa là khi thầy cô vào giờ thảo luận, tranh luận về một vấn đề gì đó còn chưa có văn bản hướng dẫn hoặc hướng dẫn không rõ ràng thì các thầy cô lại chỉ dừng lại ở việc kết luân một câu là: “mỗi người có một quan điểm riêng”. thế thì khi đi thi chúng em phải làm thế nào, phải chăng khi các thầy cô hỏi chúng em lại trả lời:”đó là quan điểm của em” hoặc “em theo quan điểm này” hay “quan điểm này em đọc được của …. và em thấy quan điểm này đúng”.
vậy khi đi thi thì chúng em phải trả lời như thế nào trước các vấn đề còn đang tranh cai, mà các thầy cô còn đang có nhiều ý kiến khác nhau. và các thầy cô sẽ đánh giá( điểm) như thế nào với tình huống nay. nhất là khi chúng em tiếp cận với rất nhiều thông tin, tài liệu như hiện nay đẫn đến không phải lúc nào các thầy cô cũng biết đến quan điểm mà các em đã đọc được.
em cảm ơn!!!!!
Kính chào luật sư Việt Hà,
Em rất tâm đắc với ý kiến của luật sư về quan điểm muốn làm việc tốt thì phải có nền học vấn tốt. Trong trang kinh nghiệm này em thấy các bạn trao đổi nhiều có nên làm thêm không? em cũng băn khoăn nhưng em cũng nghiệm thấy nếu chúng ta có được kiến thực tế chúng ta sẽ tiếp nhận kiến thức lý thuyết mà thầy cô cung cấp ý nghĩa hơn, vận dụng linh hoạt hơn. Trong những giờ lý thuyết, chẳng hạn môn dân sự có thầy khi giảng thường lồng yếu tố xã hội vào phân tích một điều luâtj, phương pháp này giúp em hiểu các yếu tố xã hôi bên cạnh yếu tố pháp lý của một điều khoản luật. Do vậy, nếu chúng ta có kiến thực tế thì có thể thẩm thấu tốt hơn những vấn đề lý luận.
Chúc khỏe luật sư
Tôi xin chia sẻ quan điểm với bạn KT30,
Hồi tôi còn là sinh viên, tôi cũng có tâm trạng rất giống nhiều bạn sinh viên hiện nay, đó là luôn luôn lo lắng về tương lai, không hiểu mình rồi sẽ làm gì, và những kiến thức trong trường liệu có giúp gì cho công việc của mình không. Nhưng các bạn ạ, các bạn nên hiểu rằng ngay từ khi còn trong trường các bạn cần phải xác định đúng con đường đi của mình và trung thành với con đường đó. Và dù theo con đường nào các bạn cũng phải nỗ lực học tập. Đừng cho tôi là sáo rỗng, mà thật đấy các bạn ạ. Kiến thức trong trường luôn là nền tảng, mà pháp luật thì phát triển theo sự phát triển của xã hội, nếu các bạn không có nền tảng vững vàng thì việc update thông tin mới hết sức khó khăn. Thêm nữa, tôi không hiểu tại sao có người lại cho rằng việc đi thực tập là lãng phí, mất công. Có chăng chỉ là do cách các bạn làm. Nếu có cơ hội thực tập, bạn nên hết sức tận dụng. Bạn hãy xông xáo xem mọi người nhận việc, giải quyết vụ việc như thế nào, cách giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền như thế nào. Cứ chịu khó quan sát và nếu được tham gia ké vào những vụ như vậy, thì chỉ cần sau 3 đến 5 vụ việc, bạn đã có thể rút ra được nhiều điều hay rồi. Đừng để rơi vào tình trạng đi xin việc mà hồ sơ lý lịch nghèo nàn, chỉ cần có thêm một chút kinh nghiệm là bạn có thể trở thành “strong candidate” rồi.
Chào lele,
Việc qui định độ tuổi ở BLDS và Luật hợp tác xã không mâu thuẫn nhau, để có đầy đủ năng lực chủ thể trong cả hai luật này đều tính người đủ 18 tuổi – tính tròn đủ (A sinh ngày 1/1/1987 đến ngày 1/1/2005 A tròn đủ 18 tuổi).
Riêng Luật HNGD thì nữ từ 18 tuổi trở lên, nam từ 20 tuổi trở lên có quyền kết hôn – Không tính tròn đủ. Cách tính tuổi theo Luật này, là bước sang tuổi 18 (đủ 17 tuổi bước sang ngày tiếp theo) bước sang tuổi 20 (đủ 19 tuổi bước sang ngày tiếp theo) là đủ tuổi kết hôn.
Việc qui định tuổi kết hôn với nữ như vậy là khác với qui định về tuổi đã thành niên trong BLDS. Nhà làm luật không giải thích lý do tính tuổi như vậy, có nhiều cách giải thích khác nhau, có thể: Xuất phát từ tập quán, truyền thống trong cưới hỏi ở Việt Nam tính theo theo Lịch âm – không tính theo lịch dương, tuổi và theo ngày… mà nhà làm luật đưa ra cách tính như vậy.
Theo quan điểm của tôi, việc kết hôn ở việt Nam do nam, nữ tự quyết định thì cần phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới mất khả năng mất nhận thức), không nên qui định như cách tính tuổi hiện hành để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống văn bản về xác định năng lực hành vi dân sự.
Thân
Chào muathuhanoi,
Để làm đề tài nghiên cứu khoa học cái quan trọng nhất là ý chí nghiên cứu khoa học của em. Ngoài ra, em cần chuẩn bị những vấn đề sau:
1. Chọn đề tài nghiên cứu theo 2 tiêu chí: đang có nhiều mâu thẫu, bất cập cả về mặt lý luận và thực tiễn và là đề tài mà em yêu thích, cần khám phá;
2. Những tài liệu cần thiết để tham khảo thêm kiến thức, làm luận chứng cho vấn đề em nghiên cứu;
3. Nếu có thể cần có người định hướng khoa học hoặc những người cùng nghiên cứu phối hợp thực hiện đề tài. Nhiều đề tài do một nhóm thực hiện thì có khả năng thực thi hơn;
4. Rút kinh nghiệm từ việc nghiên cứu của người đã và thực hiện nghiên cứu khoa học;
5. Chuẩn bị thời gian và sự đồng thuận của những người có liên quan;
6. Kiên định và linh hoạt trong tư duy khoa học và phản biện khoa học.
Em và các bạn có thể bổ sung thêm
Thân
em chào thầy,mong thầy giải thích giúp em vì sao luật hôn nhân gia đình quy định tuổi từ 18 trở lên, luật dân sự lại quy định tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, luật hợp tác xã lại quy định cá nhân từ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được tham gia hợp tác xã, cách quy định của luật này khác với luật kia, rốt cuộc hiểu thống nhất là như thế nào thấy nhỉ? có phải tuổi từ 18 là tròn 17 tuổi cộng với ngày đầu tiên của năm 18 tuổi, còn tuổi đủ là tính đúng theo ngày khai sinh, thế gọi tròn như trước đây không chính xác hơn đủ à?Thầy giải thích giúp em với nha thầy
Em chào thầy, chào các bạn,
Có lẽ mọi nguời dạo này bận làm bài tập hay sao mà có vẻ không sôi nổi nữa nhỉ? Thầy ơi nếu em muốn làm đề tài nghiên cứu khoa học thì em cần phải làm gì ạ?
Em kính chào thầy, chào các bạn,
Thấy các bạn thẳng thắn, nhiệt tình đưa ra ý kiến đóng góp về tín chỉ mình ngưỡng mộ ghê.
Hôm nay mình cũng muốn trao đổi thêm hiìi (như thầy hải nói cần có tư duy phản biện khoa học mà):
+ Phải chăng những gì chúng ta mạnh ra đưa ra ý kiến chính là một trong các ưu điểm của tín chỉ? riêng mình thấy như vậy ?
+ Ưu điểm tín chỉ thì đã rõ rồi, nhưng đã đến lúc theo mình các thầy cô (em không chỉ nói các thầy cô tổ luật dân sự, từ trước em luôn đánh giá rất cao và cám ơn rất nhiều những gì mà tổ và các thầy cô đã làm cho chúng em) cần có sự tổng kết về khó khăn vướng mắc trong tín chỉ để khắc phục thực hiện tốt hơn ở những môn sau và cho các bạn khoa sau nữa. Riêng em thấy còn nhiều điểm bất cập trong cung cấp tài liệu, hệ thống văn bản, phương pháp sư phạm, phương học của sinh viên và cả trong làm nhóm nữa. Hìii, nhưng các thầy cô có tổng kết thế nào xin đừng quay trở lại nên chế nhé vì so với nên chế tín chỉ ưu điểm hơn rất nhiều.
Em cám ơn thầy rât nhiều.
chào VOKIETANH,
câu hỏi của em thực sự tôi lúng túng vì không có lời giải. Những câu hỏi tương tự em nên đăng tại mục Q&A nhé
Thân
Chào KT30, youkhanga, juan,
Rất cám ơn các em đã có ý kiến thẳng thắn về phương pháp giảng dạy và học tập theo tín chỉ, bản thân tôi đọc rất kỹ ý kiến của các em để rút kinh nghiệm cho cá nhân với tư cách là giảng viên.
Như tôi đã từng trao đổi trước đó, tín chỉ đem lại rất nhiều cái mới, cái tích cực cả từ phía sinh viên và giáo viên. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bất cập: Sự thích ứng trong phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp học cúa sinh viên, hệ cơ sở vật chất phục vụ học tín chỉ…
Để trao đổi vấn đề này, đòi hỏi phải có thời gian với sự đóng góp nhiệt tình của chính các em vầcrtuwf phía giáo viên và các bộ phận chức năng.
Ở đây, dưới góc độ cá nhân, tôi muốn trao đổi riêng một vấn đề về nhóm và phương pháp học nhóm:
* Thứ nhất, kỹ năng làm việc nhóm vô cùng quan trọng với mỗi người (không chỉ với sinh viên)vì các lý do sau:
– Hiện nay và chắc chắn trong tương lai, người có kỹ năng làm việc tốt phải là người có tinh thần làm việc nhóm và kỹ năng làm việc nhóm;
– làm việc nhóm và ký năng làm việc nhóm giúp mỗi thành việc phải biết vì lợi ích cộng đồng mà họ đang sống, học tập và làm việc. Từ đó, cộng đồng cũng là nền tảng hỗ trợ cho mỗi cá nhân phát triển;
– Làm việc nhóm sẽ góp phần loại bỏ tư duy ích kỷ trong tiếp cận và chấp nhận thông tin. Nhiều thông tin (do các thành viên nhóm đưa ra)sẽ giúp chúng ta có khả năng lựa chọn những thông tin hữu ích nhất;
– Làm việc nhóm giúp rèn luyện kỹ năng tự quản của thành viên trong xã hội khi họ gắn bó trong một cộng đồng cố định;
– làm việc nhóm rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tập hợp và sử dụng con người vì một mục đích, lợi ích chung;
– Làm việc nhóm giúp mỗi cá nhân biết lăng nghe và và biết phản biện, bảo vệ chính kiến quan điểmc ủa mình hơn;
– làm việc nhóm giúp mỗi người thẳng thắn với mình và với người hơn…
* Thứ hai, để sinh viên có khả năng tham gia làm việc nhóm, thì ngoài ý thức tự nguyện của sinh viên cũng cần có sự tác động chặt chẽ bới yếu tố quản lý từ tổ bộ môn, khoa, nhà trường, cácphongf ban chức năng. Tôi ủng hộ ý kiến của các em về việc không cố định nhóm trong suốt quá trình học mà cần có sự thay đổi thường xuyên hoặc định kỳ các thành viên nhóm (có thể thay đổi theo môn học hoặc một học kỳ)có như vậy mới phát huy hết ý nghĩacuar làm việc nhóm;
* Thứ hai, một trong những kỹ năng làm việc nhóm cao nhất là chế độ tự quản, kỹ năng khai thác khả năng làm việc của nhau. Do đó, ngoài sự quản lý của nhà trường, khoa, bộ môn và giảng viên, bản thân các nhóm và mỗi sinh viên phải tự ý thức được trách nhiệm khi tham gia vào làm việc nhóm. trong đó, rất cần sự thẳng thắn giữa các thành viên nhóm đối với những bạn không tích cực tham gia nhóm (thực tế ở môn luật dân sự, những nhóm nào thẳng thắn với các bạn không tích cực thì những bạn đó nhận kết quả thấp hơn nhiều so với các thành viên còn lại). mặt khác, nhóm là sự tập hợp những cá nhân có tích cách, thói quen, quan điểm lối sống khác nhau và nếu các em tìm ra được phương pháp phù hợp để kết dính tất cả những con người khác biệt thành sự đồng nhất trong học tập và làm việc là đã tạo cho các em một ký năng tuyệt vời về khai thác và sử dụng năng lực mỗi cá nhân. Tuy nhiên, phương pháp làm việc nhóm tuyệt đối không cố định, nhàm chán và không thể một người làm tất cả cho mọi người….
XIN MỜI CÁC BẠN TRAO ĐỔI THÊM VẤN ĐỀ TRÊN VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI.
THÂN
em chao thâỳ ah!
em đang làm bài tập tuần. Em chỉ muốn hỏi thầy xem có văn bản nào quy định về thời gian đốt lò gạch tại xã BÌnh Điền không ah. Xã Bình Điền có phải tỉnh thừa thiên huế không vậy thây? em cảm ơn thầy ạ.
em chào thầy,
chào kt30,
Quả thật có lúc mình cũng rơi vào tình trạng như bạn cảm thấy về nhóm của bạn. Lúc đó cảm thấy cực kỳ chán nản khi mà mình thức đêm để kịp làm bt nhóm rùi lại mình lên thuyết trình. Để được cái gì đây? Điểm cao thì cả nhóm cùng được nhận, mà điểm không cao thì có lời nói ra nói vào rằng bài do mình làm không ra gì. Đã có lúc mình muốn rút khỏi nhóm. Nhưng nhìn mặt bằng chung của các nhóm cùng lớp thảo luận thì nhóm mình là nhóm đỡ tệ hại nhất, ngoài mình ra thì còn 1-2 người cùng nhóm còn có ý thức muốn làm việc cùng nhau. Vậy phải chăng mình nên yêu cầu những ai không có tinh thần đóng góp nên tự rút ra khỏi nhóm ?
Việc chia lại nhóm vào năm học mới cũng có thể là 1 ý tưởng. Thế nhưng sẽ cần phải có khả năng phớt tỉnh như Ăng-lê khi những người không có tinh thần cùng làm việc muốn vào nhóm. Lúc đó có bị coi là yết kiêu không đây ?
Xin thầy cho chúng em một lời khuyên.
Chào KT30!
Em học khóa 31,em thấy rằng học tín chỉ là 1 phương pháp hay,dù nó vẫn còn hạn chế, nhưng so với kiểu học bthường như trước thì tín chỉ nó có ích hơn nhiều cho sinh viên chúng ta.Trước đây, cứ lên lớp là ngồi ghi ghi chép chép, còn bây giờ cùng nhau tranh luận sôi nổi,giúp ta hiểu sâu hơn rất nhiều. Còn vấn đề btập, theo em nghĩ cứ làm càng nhiều btập thì càng hiểu kĩ hơn,em không thíchcứ ngồi đọc lý thuyết,dù nhớ nhưng sẽ quên nhanh, làm btập giúp em nhớ lâu hơn,chủ động ngồi đọc lí thuyết kĩ hơn và thực sự lôi cuốn hơn. Đối với làm việc nhóm, thì nhóm của em cũg tương tự như tình trạng đó, tuy nhiên e không thấy đó mà chán nản, trái lại, mình nên coi đó là khó khăn để vượt qua,nếu từ 1 nhóm làm việc kém hiệu quả, mình tìm được cách nào đó để đưa nhóm mình tiến bộ thì đấy là 1 thành công lớn đấy. Học tín chỉ không chỉ được về kiến thức mà còn dạy về phương pháp làm việc theo nhóm.Hãy nghĩ cách chứ đừng chán nảm và mệt mỏi. Em cug đã pots ý kiến của mình về cách làm việc nhóm, năm học, chúng ta không nhất thiết cứ ở trong 1 nhóm, cứ 1 năm đảo lônj 1 lần, như vậy, trong năm này mình ở nhóm này,sẽ làm việc với những con người này( mỗi người 1 cách làm việc bao gồm cả những người ỷ lại),năm sau sẽ làmvới nhóm khác. Như vậy, chúng ta sẽ có được nhiều kinh nghiệm làm việc đối với tất cả các nhóm người từ nhóm yếu kếm đến nhóm giỏi. Em nghĩ không nên ở mãi trong 1 nhóm.
Còn vấn đề phía thầy cô giáo thì e không có ý kiến gì nhiều, vì cũg mới năm 2 mà
Còn về vấn đề các bạn đang bàn luận sôi nổi ở trên, với 1 sv năm thứ 3 như em, quan tâm đến vấn đề này có lẽ thiết thực hơn là kêu ca chuyện học hành,hiiii. em cũng có chút í kiến, quả thật ngày đầu vào trường, mình cũng mang nhiều hoài bão, và dự định, nhiều ý tưởng, trong đó xin đi làm thêm (thực tập ) ở 1 công ty nào đó là 1 dự định của mình, song qua tiếp xúc với nhiều người đi làm ( rất nhiều người ), họ nói “lúc đi học thì hay tơ vương đến chuyện đi làm, song hãy cố gắng học thất tốt, thời gian rảnh nên nghiên cứu thêm nhiều kiến thức.học thêm ngoại ngữ. đi làm thêm sẽ thu lại nhiều điều bổ ích, song như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc học tập , bởi không thể một lúc mà làm tốt cả 2 việc được. Còn sau này đi làm, nhiều người hối tiếc vì trong thời gian học , có điều kiện thì k nghiên cứu, đến khi ra thực tiễn, thiếu vấn đề lí thuyết căn bản sẽ rất khó hoàn thành công việc “. Và mình cũng đồng ý với ý kiến này. Bởi bản thân việc học ở trường cũng đã chiếm một khối lượng thời gian lớn rồi (nhất là bây giờ lại học tín chỉ). cần làm từng việc cho tốt, khi cảm thấy đã tốt việc học tập, thu xếp được thời gian khoa học rồi, thì lúc đó tìm một việc làm thêm phù hợp sẽ là điều rất tốt.
em chào thầy ! em là 1 sv năm thứ 3 khoa kinh tế. em cũng thường xuyên vào website này của thầy để đọc các bài viết mà thấy post lên. Nhưng đây là lần đầu tiên em vào mục này, em không đủ kiên nhẫn để đọc hết tất cả những ý kiến của các bạn và thầy ở trên. Bởi, đọc 1 số ý kiến của các bạn K31 về phương pháp học tín chỉ, làm em cũng muốn nói lên ý kiến của mình thầy ạ. Có quá nhiều điều để nói về phương pháp học tín chỉ của trường ta. Chắc là thầy cũng nghe quá nhiều về vấn đề này rồi, không biết thầy có kiên nhẫn đọc được hết những tâm sự của em k. nhưng em vẫn hi vọng gửi được những ý kiến này đến thầy.
– So sánh thư viện trường mình ở học kì 1 và thời điểm bây giờ, có lẽ đã đủ nói lên tất cả. hk 1, bất cứ thời điểm nào thư viện cũng đông nghịt sv. còn bây giờ ….
– Đối với cá nhân em, để nói về phương pháp tín chỉ này, em chỉ dành 2 từ : “Mệt Mỏi”. Năm thứ 3 bọn em mỗi kì phải học 2 môn tín chỉ, bài tâp có đến 5bai/1mon, như vậy tổng cộng mỗi học kì là 10 bài cần hoàn thành. Không biết các bạn khác thì thế nào, còn đối với bản thân em, bất cứ thời điểm nào của học kì đầu óc em cũng phải căng lên để làm bài tập. bài tập cá nhân đã đành, bài tập nhóm cũng thế. Mang tiếng là bài tập nhóm, nhưng nhóm em có 10 người, thì có lẽ phải đến 7 bạn ý thức kém (trong đó có nhóm trưởng – tất nhiên nhóm trưởng này là được chỉ định từ trước , do cậu ta nằm trong ban cán sự lớp, còn về khả năng học tập thì lại thuộc top ten học quá bình thường của lớp em ). Trước đây quan hệ bạn bè của em và các bạn này khá tốt, nhưng khi học tín chỉ 1 học kì, đặc biệt là thời gian gần đây, dường như tình bạn giữa bọn em bị sứt mẻ rât nhiều. Tất cả đều là người lớn, có lẽ không cần phải nói ra mới biết, chỉ cần nhìn vào thái độ nhau là có thể hiểu được hết. Và lí do vì sao ư ? lí do có lẽ do em suốt ngày phải đốc thúc, phải tập trung các bạn để họp nhóm( mặc dù em k phải là nhóm trưởng ) , âm thầm chọn đề bài tập nhóm, âm thầm chuẩn bị dàn bài , âm thầm chuẩn bị tài liệu. Để rồi khi họp nhóm, các bạn ngồi nói chuyện sôi nổi, tán gẫu linh tinh, vì sao ư ? vì họ đâu chuẩn bị gì cho các cuộc họp nhóm đó, không chuẩn bị bài, thậm chí không đọc trước đề bài ,…. và vì sao họ không chuẩn bị ? vì họ biết có người đã chuẩn bị những việc đó rồi. Đến lúc em đưa ra ý kiến về bài tập, thì lại rất nhiều người có ý kiến, sao không thế này ? mà phải là thế kia ? tớ thấy ở đây không hợp lý ? …… thú thực với thầy, những câu hỏi của những người chưa đọc kĩ đề, chưa nghiên cứu tài liệu, chưa tìm hiểu sâu thì liệu em có trả lời nổi k ? em quá mệt mỏi vì những câu hỏi ngớ ngẩn đó. Như vây, thử hỏi em có thể bình tĩnh được không, và thử hỏi tình bạn của em và các ban kia trước nay vốn rất tốt đẹp, liệu bây giờ có còn được như thế không. TẤT NHIÊN KHÔNG !!!! => suy cho cùng thì cũng từ TÍN CHỈ mà ra thầy ạ ( em xin lỗi nếu em quá quy chụp ). Trong khi nhóm trưởng phải là người đứng mũi chịu sào, gánh vác đốc thúc cả nhóm hoàn thành bài tập , cũng như công việc thì nhóm trưởng nhóm em chỉ biết hô hoán, mà thực chất không làm được 1 cái gì. Liệu thầy cô có biết thực trạng này không. rồi đến khi thuyết trình btap. cậu ta lên thuyết trình, thuyết trình tốt, thầy cô đánh một dấu sao vào tên cậu ta !?
– Thầy cô luôn nói phương pháp tín chỉ giúp tăng khả năng tự học của sv rất nhiều, đặc biệt là giúp sv có điều kiện làm việc theo nhóm. Nhưng em lại thấy học tín chỉ giúp các sv kém, thiếu ý thức thêm cơ hội để ỷ lại, để giựa dẫm vào người khác. Nếu thầy đến lớp em vào giờ nộp bài tập cá nhân thầy sẽ thấy, rất nhiều cảnh tượng nhộn nhịp. Ở bên trên, các bạn cán bộ lớp , và thầy cô giáo đang kiểm tra số lượng bài nộp, rồi kí tên.thì bên dưới, nhiều nhóm sv đang hì hà hì hục chép…. !? mặc dù đề đã giao cho các bạn trước hàng tuần. Vậy phải chăng Tín Chỉ đang góp sức cho những thành phần yếu kém ( cả về ý thức học tập , cho đến trình độ học vấn ) đã kém nay thêm kém ?!
– Còn về phía thầy cô giáo, cho đến nay em học 3 môn tín chỉ ( 2hoc phần Thương mại, Tư pháp QT, Luật Môi Trường ) thì em chỉ mới thấy sự đối thoại, sự phản hồi của các thầy cô của bộ môn Luật Môi Trường là tốt nhất, nếu không muốn nói là duy nhất. Trong các cuốn đề cương nhà trường phân phát cho các sv đầu học kì, luôn có địa chỉ email, số đt của các thầy cô, song gửi mail để hỏi các thầy cô thì hầu như không có phản hồi, nhiều địa chỉ mail còn không tồn tại !? gọi điện thoại thì người nghe máy lại bảo là : nhầm số rồi nhé ?! . Gặp trực tiếp thầy cô hỏi về btap thì :
“- Thưa thầy, thầy cho em hỏi một câu liên quan đến bài tập được không ạ ?
– à à, mình xin lỗi, mình đang bận ”
hoặc :
” – Cô ơi, cho em hỏi về câu hỏi này được không ạ ?
– ….. ( cô giáo không từ chối nhưng cũng không phải là vui vẻ lắm, mặc dù cô vừa dạy xong 1 tiết học sôi nổi,và cô cũng đang rất vui vẻ khi giảng bài, và đang ngồi trên bàn giáo viên , chuông hết tiết cũng chưa đánh )
– … ( câu hỏi )
– Câu hỏi này em lấy đâu ra ?
– thưa cô, em làm bài tập tình huống này…., và rút ra câu hỏi này, không trực tiếp liên quan đến bài tập lắm, nhưng trả lời được thì sẽ định hướng dễ hơn cho bài làm.
– em gặp trưc tiếp người ra bài tập tình huống này nhé, đây ! có tên cô giáo ra đề ở đây, em gặp trực tiếp mà hỏi…… ”
Còn nhiều vấn đề liên quan đến học tín chỉ lắm thầy ạ ! có lẽ thầy là một trong số rất ít thầy cô giáo trong trường trực tiếp phản biện với sv như thế này. Nên em mới tâm sự những điều trên. Em thấy học tín chỉ thì sẽ giảm số tiết giảng dạy của thầy cô trên lớp, và em hi vọng, các thầy cô sẽ sử dụng thời gian còn lại đó để nghiên cứu kĩ hơn , thắt chặt hơn phương pháp học tín chỉ, để các bạn học thật sự sẽ không bị thiệt thòi so với những người ỷ lại, chỉ quen dựa dẫm. Và em cũng mong thầy cô đối thoại, cũng như phản biện nhiều hơn với sv về nhiều vấn đề liên quan đến học tập cũng như nhiều vấn đề khác nữa. Bản thân em sắp xong năm thứ 3, có lẽ học ở trường không còn nhiều nữa, nhưng em mong các thầy cô có những đổi mới hơn, để tạo điều kiện cho các bạn khóa sau có một môi trường học tập càng ngày càng tốt hơn nữa.
Em cảm ơn thầy đã đọc hết những dòng tâm sự này của em !
Chào thu trang,
Những thông tin em cần quả là tôi không thể giúp ngay được vì cần có thời gian. Theo tôi em nên trao đổi với giáo viên hướng dẫn, các giảng viên thuộc khoa pháp luật quốc tế để tìm thêm thông tin nhé.
Thân
Chào ngaytrove08,
Ý kiến của em thật chính đáng, để tôi liên hệ để có thông tin cụ thể hơn sẽ đăng lên các thông tin tuyển dụng trong thời gian tới.
Thân
em chao thay!
Theo su tim hieu cua em thi hien nay cac cong ty luat trong nuoc,cung nhu nuoc ngoai dang rat thieu nhan luc co chat luong.Thuc te,chung em con rat mo ho ve nghe nghiep cua minh.Em nghi trang web nen co them chuyen muc ve viec lam,nhu cau tuyen dung nhan luc cua cac cong ty luat…de chung em co the dinh huong va chuan bi cho minh nhung hanh trang de dap ung nhu cau cua thi truong viec lam.
Hôm nay vào trang web này mình tìm thấy nhiều điều bổ ích và thú vị, có thêm động lực để học Luật hơn, hj, mình cũng đang rất mơ hồ về công việc tương lai của mình và có cùng suy nghĩ như bạn vậy? Mong rằng mọi người sẽ cùng chia sẻ những kinh nghiệm sau khi ra trường và đi làm cho những ai đang là sinh viên năm 3,4 a!
Chào thầy, chào các bạn.
Em đang làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài em chọn là “những vấn đề pháp lí khi kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với Trung Quốc”. Em thấy thật khó để xây dựng 1 đề cương sao cho nổi bật vấn đề mà k bị trùng lặp. Rất mong thầy và các bạn giúp đỡ 1 vài gợi ý. Nếu thầy và các bạn biết về vụ tranh chấp nào giữa cty TQ và công ty nước ngoài, với VN thì càng tốt thì xin chia xẻ với em với ạ. Rất cảm ơn thầy. Email của e: dotrang.dtt@gmail.com
Học tập và xin việc mình thấy có quan điểm khác một chút, mình có đọc một bài báo viết về anh luật sư quê ở Nghệ An, khi ra trường không xin được việc, anh vẫn phải đi dạy thêm để kiếm sống, sau này anh vào làm một công ty tư vấn luật hàng đầu và được nhiều người đánh giá là luật sư xuất sắc.
Quan trọng là sống có ước mơ, quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn. Với một tấm bằng khá, với vốn quen biết bạn có thể dễ dàng xin vào một cơ quan hay doanh nghiệp nào đó. Và rồi có thể bạn sẽ dễ dàng hài lòng với vị trí hiện tại. Nhưng cũng có người ra trường sau một thời gian mới xin được, luôn phấn đầu và sau này họ đã ở vị trí khác bạn.
Chikn à, mình” liều” chỗ nào vậy, hì hì!!,dự định đi làm của mình tầm 1tháng hoặc hơn gì đó, đến lúc ôn thi mình sẽ xin nghỉ, coi như đây là bàn đạp làm quen trc với môi trường làm việc, để hè này mình sẽ xin thực tập cả ngày luôn, hè về nhà 1 tháng cũng lại loay hoay ko làm được gì nên chuẩn bị trước là vừa,.Thế có quá liều không,hì!
chào các bạn!
diễn đàn càng lúc càng sôi nổi,các bạn ai cũng thật nhiệt tình.nếu các bạn ko chia sẻ mình ko nghĩ rằng cùng học với nhau mà mình lại có những người bạn thật sự năng động đến thế.mình thấy thật sự phải học hỏi các bạn nhiều quá.
mình rất đồng tình với quan điểm của youkhanga,môi người chúng ta nên xem xét hoàn cảnh thực tại của mình trước đã.nếu theo những gì youkhanga kể về mình thì mình thấy cách làm của bạn ấy là “hơi liều”,hihi.vì vậy mức độ rủi ro cũng cao,chắc chắn rằng bạn ấy phải chia thời gian để cân bằng việc học và thực tế rùi,mình nghĩ bạn cũng nhận ra những khó khăn của việc đi thực tập.nên các bạn hãy cân nhắc kĩ, theo mình việc trước mắt là nên cố gắng học thật tốt ở trường,đừng “sốt ruột”.và đừng để ” quá tải”.hihi
Chào vitcon!
Híc, lại là vấn đề thực tiễn và lí luận. Tớ nói này: mỗi người đều có 1 đường đi riêng miễn sao nó phù hợp với mình,cách làm của tớ phù hợp với tình trạng của tớ lúc này, tuy nhiên đối với 1 số bạn khác thì đây không phải là cách hay. Nếu ấy cũg cảm thấy như tớ,thì ấy có thể đi làm thêm, và cũng xin lưu ý là nếu như ấy đã đọc hét các phần thảo luận trong mục này rùi thì ấy cũng thấy là thầy Hải đã nói rằng không nhất thiết phải làm trong công ti hay văn phòng luật đâu,cậu hãy tự sáng tạo ra cho mình 1 con đường phù hợp nhất cho bản thân cậu là được, không nhất thiết phải rập khuôn theo người khác, vì lỡ may cách làm của tớ khôg phù hợp với cậu. Nếu thực sự muốn thì tớ cũg nói qua cho cậu biết: vì trong đầu luôn luôn xác định nơi làm việc trong tương lai của mình nên việc đi làm, việc tìm công ti đã ở trong dự định của tớ từ năm1. Công ti này tớ cũg đã biết trc đó,tìm hiểu các thông tin… Sau đấy viết mail đến xin thực tập( trước đó đã xin vào công ti luật brandco maf không được,híchíc), rùi gọi điện, lúc đầu người ta từ chối vì họ chỉ nhận làm cả ngày, nhưng sau rùi cũng ok!, tiếp nữa là đi một mình đến công ti để phỏng vấn.Thế thui! Chẳng có gì phức tạp, chỉ cần mình tự tin là gì cũg làm được. Ở đây, cũg xin lưu ý là tớ chẳg biết gì về việc người ta có thông báo tuyển dụng hay ko đâu, mình biết kiến thức của mình làm gì đã có nhiều để đi làm, mình là thực tập, chỉ là để đi học hỏi người ta thôi, cho nên xin vào không khó, nếu có lương thì lại là vấn đề khác, như thầy Hải đã nói, họ sẽ yêu cầu về mình cao hơn, kèm với đó, kthức thực tế cũg cao hơn. Tiện đây, cũg nói 1 lần nữa là, nắm vững lí thuyết ở trường sẽ làm cho mình tự tin khi đi xin việc.quan trọng lám đấy! Đến lúc đi làm rùi ấy sẽ thấy còn bao nhiêu là cái phải học ko chỉ là kiến thức chuyên ngành đâu,rất có ích cho hành trình xin việc sau khi ra trường,hì!
Chào Vitcon!Như các bạn vẫn nói với nhau là thực tế rất quan trọng. Đó là điều tất nhiên. Nhưng cứ thử nghĩ xem nếu không cần có trường ĐH mà chúng ta ra ngoài vẫn có thể làm việc tốt nhờ có kinh nghiệm va chạm nhiều thì sinh ra trường ĐH để làm gì. Việc tìm hiểu thực tế mà không có cái gốc cơ bản là lý thuyết thì chúng ta chỉ có cái ngọn mà thôi. nhưng phải biến cái gốc ấy thành cái gốc có thể sinh ra ngọn chứ không phải là cái gốc khô cằn. Tất cả đều có thể nếu chúng ta thực sự mong muốn mình giỏi hơn và cố gắng hơn.
Bạn đã thừa nhận mình chưa thực sự cố gắng nên kết quả mới không tốt,đừng bao giơ nghĩ học ở trên lớp chỉ là lý thuyết suông, có chăng là ta chưa cố gắng vận dụng nó vào thực tế. Tất cả không phải ở hoàn cảnh hay cách giảng dạy, môi trườg học…mà vì chúng ta không tự mày mò và nghiên cứu.
Đấy là opinion of mình. Chúc bạn học tốt hơn nữa nhé!
Try together!
Em chào thầy ạ! Chào tất cả mọi người! Chào bạn youkhanga! Mình cũng là một người kô mấy chăm chỉ trong học hành.Kết quả học tập chưa thực sự tốt.Có thể mình chưa thực sự cố gắng. Mình thấy kiến thức được học trên lớp chỉ là lý thuyết suông thui. Cũng muốn được đi làm cho năng động hơn hiểu hơn về thực tế và hơn nữa là đừng bỏ mất một khoảng thời gian trống.Đọc những dòng này mới biết bạn youkhanga đi làm ở công ty luật Gia pham.Bạn có thể giúp mình được kô?Tư vấn cho mình một vài thông tin để mình có thể đi làm? Cảm ơn bạn nhìu nhìu!
Giang Anh thân!
Đừng P.R cho chương trình của khoa thế chứ! hi hi! Đùa thế thôi chứ mình hy vọng học thật nhanh đến luật quốc tế để chúng tớ có thể tổ chức một chương trình thú vị như thế.
Nhưng G.A đừng ngồi so bì khoa này khoa kia bị thiệt hơn. 2 khoa chúng tớ cũng đâu có cơ hội học tín chỉ HS, LHC. Đó cũng là một thiệt thòi, có điều chúng ta phải chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cho nhau để học tốt hơn. Thực tế là trường ta chưa thể có điều kiện để học tín chỉ hết các môn, nhưng so với các trường khác tín chỉ nhưng không hề có chuyện thày cô ngồi tư vấn, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình như thế này đâu. Đó cũng là một điều đáng tự hào đấy chứ?
Tốt nhất hãy cứ làm tròn một việc nhỏ còn hơn ôm đồm quá nhiều mà kết quả nhận lại chẳng đáng là bao! Ukie?
Chào NamIT,
nhận ra được thì quả là một tài năng, mình khỏe và cám ơn bạn nhiều
em chao thay thay co khoe ko?thay co nhan ra em ko em la hoc tro cung cua thay day
Chao Chikn!Biet la bon minh duoc giang theo nien che, Thay Co giang ki nhung mon DS ma dc hoc tin chi se rat hay,bai hoc thi phai doc o Giao trinh va BL roi, nhung to thay gio thao luan thuc su rat hay, rat nhieu van de tren thuc te dc cac Thay Co dua ra. Nhung dieu do thi gan nhu chi di hoc “ke” moi nghe dc, chu nien che gio thao luan chac cau biet roi. To van di hoc ke suot, nhung moi nguoi ko phain ai cung co thoi gian de di hoc”dong thoi” nhu the duoc dau Chikn. Vay tai sao SV khoa DS lai ko dc duoc tao dieu kien tin chi chu. Co thay bon to thiet thoi ko. A sap toi ngay 18/4, khoa DS bon to se to chuc cuoc Giao luu giua Thay Co va SV ve tin hi, to rat mong su co mat cua cac ban kt, qt. Cac ban hay dua ra nhung y kien, cung nhu de xuat trong viec cac ban dc yin chi Ds, de Khoa sau cac E con rut king ngiem va dc tao dieu kien tot trong viec lam bai tap. ok
Chào Anh Hoa!
Tớ đi làm đến bây giờ đã bước đầu nhận ra được cái phức tạp của công việc, nhưng lại cảm thấy càng thú vị.hì,. vì tớ không phải là người hay đọc sách, cũng không chăm chỉ học hành đâu, híchíc,( đây là điểm yếu nhất của tớ đấy),vì thấy mình như vậy nên đành phải đi làm để thời gian không trôi đi lãng phí,hè. Mình không học được cái này thì học đựoc cái khác.ở đâu cũng có rất nhiều thứ để mình học hỏi. Việc nghiên cứu đề tài khoa học thì đối với tớ cug không mấy hấp dẫn, nhưng nếu đã làm gì mình luôn muốn làm hết mình vì nó. hìhì, Vì mỗi chúng ta không ai giống ai cho nên không thể rập khuôn cho tất cả mọi người theo 1 con đường chung được! Đúng không ban?
Thân!
Chào youkhanga,chikn! Thấy mấy bạn trao đổi nhiều về vấn đề lý thuyết và thực tế quá, mình cũng thấy hứng thú. Mình thấy thế này, dù đồng ý rằng việc làm thêm bgiờ sẽ giúp chúng ta va chạm và cọ xát nhiều với thực tế, tuy nhiên nếu cứ nói chúng ta sẽ kết hợp lý thuyết với thực tế song song liệu có thực hiện được ko? Vì phần lớn những người đã đi làm thường ít có thời gian nghiên cứu và tìm tòi trong chính vấn đề mình đang học. Kinh nghiệm ko thể đến trong ngày 1 ngày 2 các bạn đi làm, mà nó là sự tích luỹ dài lâu. Mà thực tế một tấm bằng tốt nghiệp là một tấm vé khá tuyệt cho mình có cơ hội tìm được việc tốt. Bất cứ nơi đâu và lúc nào điều này cũng là phần rất quan trọng. Có thể bạn cho rằng có nhiều doanh nhân thành đạt mà ko cần đến bằng cấp, nhưng chúng ta khác, vì chúng ta là sv Luật, và chúng ta phải học Luật cũng như học “cuộc sống” vậy.
Mình thấy một hạn chế đó là phần lớn chúng ta dửng dưng với việc làm đề tài nghiên cứu khoa học của trường. Tại sao vậy? Vì các bạn phần lớn cho rằng có làm cũng chả chắc được giải lại tốn thời gian. Nếu cứ suy nghĩ như thế thì chúng ta sẽ muôn đời không có một nhà bác học (hơi xa nhưng quả thật là như thế). Các bạn ko thấy rằng tham gia làm NCKH chúng ta có rất nhiều cái lợi. Rằng chúng ta luyện đc kỹ năng viết luận văn, có cơ hội đọc và học nhiều vấn đề hay, học hỏi kih nghiệm từ các thày cô hướng dẫn… mà biết đâu công trình of các bạn lại một ngày nào đó đc quan tâm và trở thành nguồn cho dự án luật (^^)
Vì vậy,hãy quan tâm đến đề tài NCKH nhé! ko chỉ cho các bạn mà còn cho trường chúng ta nữa! TRY TOGETHER!
Thầy ơi cho em hỏi ngành luật ở hungary có phát triển không ạ? sau này em muốn học cao học ở đó thì có được không hả thầy? xin thầy cho em vài lời khuyên.
chào giang anh!
đúng là kho dân sự mà ko được học tín chỉ dân sự là hơi thiệt thòi cho các bạn.Nhưng theo mình thấy, nình học khoa kt nhưng lại hay chạy sang khoa dân sự các bạn nghe giảng đấy,vì mình thấy rằng học ko tín chỉ cũng có lợi là các thầy cô giảng rất kĩ và cẩn thận,bọn mình chỉ được các thầy cô giới thiệu là chính thôi, việc tự học tụ tìm tòi giúp nhớ kiến thức nhưng đâu phải dễ dàng gì, đúng ko, dân sự mà, mênh mông lắm.mình nghĩ, các bạn học buổi chiều có thể buổi sáng các bạn lên các lớp kt,qt để tham gia vào giờ thảo luận(mình thấy có rất nhiều bạn vãn làm vậy) và trao đổi trên diễn đàn này nữa.chúng ta có rất nhiều cơ hội, nhưng mình phải chủ động tìm các cơ hội của mình, ko ai có thể giúp mình ngoài bản thân mình, bạn có đồng ý vậy ko?chúng ta cùng trao đổi học tập tốt nhé, chúc bạn học thật tốt
em chao thay, chao cac ban,
Em co chung cam giac nhu ban gianganh, nhung em cam thay rat vui khi co trang thong tin nay. Rat cam on thay.
em nghi tin chi hay khong tin chi quan trong nhat la sinh co y thuc tu hoc va sinh vien duoc ho tro cac dieu kien can thiet cho viec tu hoc tu nghien cuu.
Em Chao Thay!
Thua Thay, Em hoc khoa DS. Em chi muon noi voi Thay va cac Thay Co trong to la Chung E thiet thoi qua, khoa Dan Su ma khong duoc tin chi Dan Su.
Chào loan,
Tôi xin gợi ý cho em với đề tài bán hàng đa cấp. Theo tôi em cần tiếp cận trên các vấn đề sau:
– Bán hàng đa cấp là gì? Tại sao lại có bán hàng đa cấp và ý nghĩa của nó trong hệ thống phân phối, thương mại;
– Qui định về bán hàng đa cấp ở Việt Nam;
– Thực trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam: Những mặt tích cực và bất cập;
– Những khuyến nghị cần thiết về qui định pháp luật và quản lý bán hàng đa cấp.
Thân
Chào DuLongCôngTử!
Thế này nhé, tớ hỏi được 2 nơi, thứ nhất, la trung tâm Newstar, Ở đây, họ bảo phải có ít nhất 6 người., trình độ upper trở lên, thi vào, rùi sẽ được người nước ngoài phỏng vấn 1 vòng, sau đấy, nếu đủ điều kiện để học thì giáo viên 100% là người nước ngoài, có điều giá cả hơi mắc 1 chút: 12 usd/ buổi. Híc!!
Thứ hai, đây là nhà cô giáo ở Đội Cấn, học ở nhà riêng đấy, ở đây rất nhiều người đến học( theo như mình biết), mình cũng đã llacj với chị ấy rùi, chị bảo la muốn học thì phải tổ chức lớp, vì lớp này rất khó mở.Mình đac đọc thông tin của chi này, nói chung la có thể học được. có gì lên lớp gặp tớ trao đổi trực tiếp nhé
Em chào thầy ạ !
Chào tất cả các bạn nhé !
Tớ là Quốc Tế 31AB . Nay Đổi tên để tránh một số hiểu lầm không đáng có.
Mình không có nhiều thời gian online cho lắm, nhưng cũng đã đọc được rất nhiều ý kiến bổ ích của các bạn.
@ Cho mình hỏi bạn youkhanga một chút về lớp học TA Luật, bạn có thể “quảng cáo” thêm chút thông tin được không? Mình cũng đang rất lo cho vốn ngoại ngữ đang ngày mai một của mình + Mối lo lớn hơn là vốn TA pháp lý của mình gần như = 0. Nếu có lớp đi học thì giúp bạn bè với nha.
Chào chikn!!
Mình cũng rất đồng ý với cậu là lí luận rất quan trọng.Không có nó mình cũng không thể làm được gì,như mình hiện tại đây, đôi lúc rảnh rỗi cũng phải đọc qua lí thuyết về sở hữu trí tuệ để giúp đỡ các anh chị ở công ti.( dù chưa hề được học đến). Nói gì thì nói, cũng phải có cơ sở kiến thức trước đã thì mới có thể làm việc.Tuy nhiên, làm thế nào để kiến thức đó đi sâu vào đầu óc mình, theo mình nghĩ phải vừa kết hợp lí thuyết và thực tiễn cùng song song. Việc di làm ở công ti là dự định của mình từ lúc thi vào trường luật,và đến bây giờ mới có thể thực hiện được vì bọn mình đang học về các loại hợp đồng thông dụng.Ở trường bọn mình cũng được các thầy cô giao cho xây dựng hồ sơ về lĩnh vực nào đó, đấy chẳng phải là thực tiễn hay sao, tuy nhiên, mỗi kì chỉ có 2 btap nhóm thì việc dùng thực tiễn để củng cố lí luận không phải là nhiều đúng không. Ở đây, mình cũng muốn nói đến 1 khía cạnh nhỏ nữa, đó là việc đi làm sớm cũng có cái lợi, cái hại. Tuy nhiên, mình nhận thấy nó có lợi nhiều hơn đối với mình, nó làm mình thấy tự tin hơn về bản thân, giúp mình mạnh dạn giao tiếp nhiều hơn, biết cách ứng xử với tất cả mọi người trong mọi trương hợp. Như thế sau này mình sẽ cảm thấy dễ dàng hơn đối với những người khác cũng thực tập như mình. Đây chỉ là những suy nghĩ của mình thôi. Chắc hản đền giờ mỗi người đều có những dự định riêng của mình,hoặc nếu như ai chưa có thì mình nghĩ nên lập ra 1 kế hoạch hành động ngay.Mình ko phải là người chăm học đâu, nhưng mình bít mình phải làm gì để cẩm thấy yên tâm hơn về bản thân . Hi vọng các bạn sẽ chọn được con đường đi phù hợp nhất cho mình. Chúng ta hãy cùng trao đổi nhiều hơn nữa để tiến bộ nhé!!!
Thưa thầy!
Em muốn nghiên cứu khoa học, một đề tài em muốn đi sâu vào
Nhưng em không biết phải bắt đầu từ đâu ạ
Mọi thứ cứ lung tung cả lên, càng làm càng đi vào ngõ cụt, mênh mông.
Thầy có thể giúp em hướng để đi không ạ?
đề tài: Ngành nghề bán hàng đa cấp
hoặc mối tương quan về phát triển kinh tế với phát triển môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Cảm ơn thầy ạ!!!!!
Chào tất cả các bạn,
Tôi rất vui khi các bạn trải lòng mình với những suy nghĩ sâu sắc về làm thế nào để học tốt. Theo tôi, luật là cuộc sống, cuộc sống phải được phản ánh trong luật. Thật khó có thể nói một sinh viên luật giỏi là một sinh viên không cần mang những hơi thở của cuộc sống vào trong suy nghĩ và tiếp cận chân lý của mình và cũng không thể khẳng định một sinh viên giỏi khi sinh viên đó không biết khái quát thực tiễn bằng lý luận.
Vấn đề là làm thế nào để một sinh viên luật có thể đạt được cả hai tiêu chí này? Mong các bạn cho ý kiến nhé
Thân
chào nhỏ!
mình thấy rất nhiều bạn có cùng nhận xét như bạn!theo mình cảm nghĩ của bạn và youngkhanga,massaro có liên quan đến nhau đấy,giáo trình là sự đúc kết rất ngắn gọn,diễn đạt để cho mọi sv đều có thể hiểu được,còn quy định của bộ luật cũng chỉ là quy định mà thôi,khi chúng ta đọc cũng chỉ biết là có quy định đó,kể cả chúng ta có thể học thuộc làu cả luật đi nữa,nhưng vấn đề là chúng ta ko thể giải thích được “tại sao lại quy định như thế”,”quy định như thế để làm gì”.trả lời được thì bài tập cũng thuận lợi hơn, vì mỗi điều luật ẩn chứa hàng trăm, hàng nghìn tình huống,bạn ko nên quá căng thẳng vì mình mới chỉ là svluật năm thứ 2 mà thôi.bạn youngkganga đưa ra giải pháp ” phải đi thực tế”,bạn nghĩ sao,mình nghĩ đó cũng à con đường rất nhiều người chọn.ý kiến của mình là : muốn xây nhà cao thì móng nhà phải thật chắc.cần phải có cơ sở lí luận cho vững đã, mình nghĩ 1 lập luận chỉ thuyết phục khi có cơ sở vững chắc
chào youngkhanga,massaro!
mình cũng rất quan tâm và trăn trở với ý nghĩ:”mình sẽ làm được ji sau khi ra trường”.minh thấy bạn thật năng động và giỏi vừa học lại vừa làm thêm lấy kinh nghiệm được,hy vọng bạn sẽ chia sẽ nhiều kinh nghiệm cho bọn mình hơn.theo mình thực tế rất quan trọng nhưng lí luận là cái nền,mình ko bảo thủ nhưng chúng ta mới chỉ là sv năm thứ 2 nên nắm vững lí luận trước đã, vì lí luận là cái nền, như cái móng của một ngôi nhà vậy,móng phải chắc thì nới xây cao được.nắm chắc được lí luận khi áp dụng vào thực tế mới an toàn,bạn có đồng ý vậy ko.tất nhiên là lí thuyết rất chán và buồn tẻ,ngay cả bản thân mình nhiều lúc cũng tự hỏi học cái này để làm gì,nhưng thực tế c/m 1 lập luận thuyết phục khi có một cơ sở lí luận vững chắc,với lại học luật rất khó,đeo đuổi được nghề luật cần phải có sự kiên trì và niềm đam mê nữa,luật thì thay đổi liên tục nhưng cơ sở lí luận thì tồn tại từ rất lâu và thường rất vững chắc,nên tại sao có những sách rất xưa như của thầy nguyễn mạnh bách nhưng các thầy cô vẫn cho vào tài liệu bắt buộc trong đề cương môn học,theo mình đó là cái cơ sở lí luận giúp mình hiểu được luật việt nam trước và bây giờ.thầy hải vẫn hay nói “hiểu luật để vận dụng được luật ” mà.hihi.mong thầy các bạn cùng trao đổi với mình!
ah,mình cũng rất muốn được học tiếng anh chuyên ngành luật nhưng trước mình học khối a nên trình độ tiếng anh của mình thật sự rất tệ,hichic,các bạn cho mình ít bí quyết học tiếng anh nhé.
thưa thầy em muốn hỏi vì sao khi đọc giáo trình luật dân sự em thấy ko có gì thắc mắc hay khó hiểu cả, nhưng đến lúc làm bài tập thì rất khó ạ?
em cảm ơn thầy^^
Mọi người ơi, ai có nhu cầu học tiếng anh về luật thì liên lạc với mình nhé. Nhanh lên vì gần đến hè rùi, sắp sửa lại ra trường mà chưa học được gì mất thui. Hic! Nếu ai có cùng dự định như mình thì llacj với mình qua số máy 0916.168.988, hoặc tìm mình ở lớp kt31H nhé. Mình rất mong được cùng jao tiếp bằng tiếng anh ngành luật với mọi người!!. Xin thầy Hải cho e đăng lời quảng cáo ở mục này nhé,hihi
Cám ơn Youkhanga,những lời khuyên và những dự định của bạn cũng là những ý kiến rất hay,và thực sự mình,1 sinh viên năm 3,rất khâm phục những người có chí như vậy,lăn lộn vào thực tiễn cũng là 1 cách để tiến bộ. Mình ko phải sinh viên trường Luật(có lẽ ở đây phần nhiều là sv ĐH Luật),mà là sv của khoa Luật-ĐHQG,nhưng hy vọng tiếp tục đc trao đổi thêm với bạn,và tất nhiên cả các bạn khác nữa,về 1 con đường đi đúng nhất,và cách của bạn hiện h, tuy rất vất vả,nhưng có lẽ là 1 lựa chọn ko tồi,chúc bạn may mắn và thành công^^
Chao Massaro!
Minh khong phai la nguoi hoc gioi tren lop nhung vi minh cung co noi lo nhu ban nen cung muon chia se 1 chut, hihi.Hoc luat nhu bon minh neu chi cu hoc li thuyet khong thoi thi sau nay rat kho de xin viec vi theo nhu minh biet thi li luan va thuc tien khong hoan toan giong nhau dau. Minh doc duoc 1 bai bao noi rang, doi voi nhung sinh vien nhu chung minh, chi can gioi tieng anh, hoac it nhat khong can gioi dau chi can noi duoc tieng anh thi cac cong ti san sang trai tham do don chung minh vao lam viec, hi! Nghe ma suong dung khong, Vi vay, hien gio minh dang co gang tim 1 lop day tieng anh luat, minh da tham khao sach t.anh tren thu vien truong minh rui, nhung hoc 1 minh qua that la rat kho, minh di hoi nhieu noi nhung tieng nah ve luat rat it, ho bao neu muon hoc thi phai to chuc lop it nhat la 6nguoi. Neu duoc hoc cung nhau, cung tu tuong thi chac la se hieu qua lam, vi minh muon duoc giao tiep bang tieng anh nhieu hon. O truong minh cung co lop tieng anh chuyen nganh luat, minh hoc khoi d, nhung vi diem thi dai hoc cua minh khong du tieu chuan de vao hoc lop ay nen bay jo phai tu lo lay vay. hihi, Neu ay co nhu cau hoc tieng anh cung minh thi lien lac voi minh nhe, minh hoc lop kt31h. hien gio minh dang di lam o 1 cong ti luat o thai ha, thuc tap thoi. Ai cug bao la qua som de di thuc tap, nhung doi voi ban than minh thi minh thay day la dieu can thiet doi voi minh, di som duoc chung nao hay chung ay, chac chan minh se hoc duoc dieu gi do tu thuc tien. O day cac anh chi rat gan gui va than thien,kien thuc minh chua co nhieu vi chi moi hoc nam2, nhung day la moi truong tot de minh lam quen khi di xin viec sau nay. Chi can minh khong lam ahuong den viec hoc o truong thi day la 1 cong viec rat tot. hihi, nhu the nay minh thay ytam hon ve ban than, khong phai lo ngoi 1 cho de hoc li thuyet,cho minh nhieu kinh nghiem hon tu thuc tien. The nhe! mong ban cug tim ra duoc du dinh cho minh!!
anh (chị) làm ơn cho em bjt làm thế nào để được tham gia làm thực tập viên (ko lương) cho các công ty luật hay văn phòng luật sư ạ? em muốn đc thực tập như anh chị lắm nhưng em ko tự tin vì mình ko học giỏi trên lớp, vốn tiếng anh lại rất kém và ko bjt làm sao để xin thực tập được. MONG ANH (CHỊ) GIUP EM VỚI ! :<
Chao Massaro!
Minh khong phai la nguoi hoc gioi tren lop nhung vi minh cung co noi lo nhu ban nen cung muon chia se 1 chut, hihi.Hoc luat nhu bon minh neu chi cu hoc li thuyet khong thoi thi sau nay rat kho de xin viec vi theo nhu minh biet thi li luan va thuc tien khong hoan toan giong nhau dau. Minh doc duoc 1 bai bao noi rang, doi voi nhung sinh vien nhu chung minh, chi can gioi tieng anh, hoac it nhat khong can gioi dau chi can noi duoc tieng anh thi cac cong ti san sang trai tham do don chung minh vao lam viec, hi! Nghe ma suong dung khong, Vi vay, hien gio minh dang co gang tim 1 lop day tieng anh luat, minh da tham khao sach t.anh tren thu vien truong minh rui, nhung hoc 1 minh qua that la rat kho, minh di hoi nhieu noi nhung tieng nah ve luat rat it, ho bao neu muon hoc thi phai to chuc lop it nhat la 6nguoi. Neu duoc hoc cung nhau, cung tu tuong thi chac la se hieu qua lam, vi minh muon duoc giao tiep bang tieng anh nhieu hon. O truong minh cung co lop tieng anh chuyen nganh luat, minh hoc khoi d, nhung vi diem thi dai hoc cua minh khong du tieu chuan de vao hoc lop ay nen bay jo phai tu lo lay vay. hihi, N
Rat mong dc hoi am cua cac ban va cac thay^^
Chào Massaro,
Vấn đề em đưa ra không hề nhỏ thế nào, thậm chí đây là một vấn đề rất lớn. Do đó, trước khi tôi đưa ra ý kiến cá nhân của mình để cùng trao đổi cùng em, tôi rất mong các bạn cùng nhau đưa ra ý kiến thảo luận mà Massaro đưa ra nhé.
Riêng vấn đề kinh nghiệm tiếp cận một văn bản pháp luật, theo tôi em phải xác định văn bản đó thuộc ngành luật nào, khi xác định nó thuộc nguồn ngành luật nào đó thì nó sẽ mang những nguyên tắc chung, những đặc điểm chung về đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó. Em chỉ nên tìm hiểu những qui định mang tính riêng biệt mà văn bản đó có. Trong trường hợp này kiến thức lý thuyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp em rút ngắn thời gian và công sức để tìm đọc và nghiên cứu văn bản pháp luật đấy.
Ngoài ra, khi đọc một văn bản em cần gắn liền các qui định của văn bản đó với thực tiễn pháp lý và cuộc sống để tìm ra những điểm tích cực hoặc bất cập. Ví dụ: khoản 2 Điều 309 BLDS năm 2005: người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ. Vậy qui định này trên thực tế các chủ thể có thực hiện đúng như thế không? và có cần thiết phải thế không?…Ví dụ: em có một vé mời xem triển lãi mà không ghi tên em, em cho bạn em chiếc vé mời đó vậy em có phải thông báo bằng văn bản cho bên tổ chức triển lãm hay không?…
RẤT MONG CÁC BẠN CÙNG TRAO ĐỔI VỚI MASSARO NHÉ
Thân.
Thưa thầy,em có 1 trăn trở nho nhỏ muốn nhờ thầy tư vấn.
Em rất muốn trở thành 1 luật sư giỏi trong tương lai,nhưng những gì em đc học ở trường ĐH hiện nay khá nặng về lý thuyết và học thuật,tất nhiên là việc nắm rõ bản chất khoa học pháp lý là điều rất cần thiết,nhưng em nghĩ nếu cứ nặng lý thuyết như hiện nay thì em ko biết mình sẽ có khả năng vận dụng linh họat kiến thức ở mức độ nào, và mình sẽ làm gì khi ra trường để sống, làm việc đúng với những gì đã đc học. Vậy em mong thầy định hướng cho em 1 số vấn đề ạ:
– Theo thầy,những phẩm chất quan trọng của 1 người học luật là gì,và nếu có thể xin thầy cho em 1 số lời khuyên để có thể trau dồi những phẩm chất đó.
-Xin thầy chia sẻ cho em 1 số kinh nghiệm khi tiếp cận 1 văn bản pháp luật nói riêng và 1 bộ Luật nói chung(dù trườc đó chưa từng đọc qua), để có thể có cái nhìn tổng quát nhất và từ đó có khả năng tự mình nghiên cứu, hiểu đc quy luật,rút ra những ưu bất cập để có thể áp dụng trong thực tiễn.
-Em mong thầy cho em đôi lời nhận xét về đặc điểm của nền Pháp Luật VN nói chung hiện nay.
Rất mong nhận đc hồi âm của thầy,em xin cảm ơn nhiều ạ^^
Chào CopenHaNo,
Cám ơn em đã có thiện cảm với weblog này, vấn đề em hỏi tôi xin gợi ý như sau:
– Trước hết em cần đọc Công ước về quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam (Em nên có so sánh giữa Việt Nam với nước khác;
– Về cơ bản, trẻ em có 4 nhóm quyền:
+ Quyền được sống còn
+ Quyền được bảo vệ
+ Quyền được phát triển
+ Quyền được tham gia
Việc phân chia 4 nhóm Quyền này chỉ mang ý nghĩa tương đối, trên thực tế, các nhóm Quyền có liên hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau.
– Em vận dụng các nội dung trên vào việc quảng bá sản phẩm mà em lựa chọn (Theo tôi em nên chọn nhóm ngành sản phẩm liên quan đến trẻ em, có ảnh hưởng đến trẻ em đặc biệt ở Việt nam như sữa, đồ chơi, hàng may mặc, dịch vụ vui chơi giải trí cho trẻ em….). Trong đó, nhấn mạnh yếu tố bảo vệ sức khỏe của sản phẩm cho trẻ em, yếu tố văn hóa của sản phẩm tác động đến trẻ em, tính giáo dục của sản phẩm đối với trẻ em, khả năng của trẻ em trong tham gia sáng tạo, thiết kế sản phẩm…
Chúc em chuẩn bị thành công bài luận.
Thân
Em chào Thầy,
Em là một du học sinh Việt Nam ở Denmark, hiện đang về Việt Nam tham gia đình thật bất ngờ em biết địa chỉ này, rất thú vị, thông tin không chỉ dừng ở mức blog. Em nghĩ khi quay trở lại trường đây sẽ là địa chỉ thường xuyên em vào để cập nhật thông tin pháp luật cho riêng mình (Em học chuyên ngành marketing nên nhiều nội dung liên quan đến kiến thức pháp luật dân sự). Em rất ấn tượng về mục Q&A của thầy hii
Tháng 5 em phải trả một bài luận dưới hình thức hùng biện về: “Quyền trẻ em và bạn vận dụng gì để quảng bá sản phẩm của bạn” thầy có thể định hướng giúp em không ạ.
Cám ơn thầy nhiều
Chào Mai dung,
Em có thể tham khảo các luận văn cao học, luận án tiến sỹ về sở hữu trí tuệ trên thư viện nhà trường. Ngoài ra em có thể tìm đọc cuốn Luật sở hữu trí tuệ của Tiến sỹ. Lê Nết
Chào youkhanga,
Việc có đi làm hay không phụ thuộc vào mục đích của em và phải kết hợp tốt với việc học tập. Nếu em đi làm chỉ nhằm mục đích có thêm kiến thức thực tế, thì việc có lương hay không có luong không quan trọng. Tuy nhiên chỉ nhận công việc này nếu thực sự nó đem lại cho em nhiều kỹ năng thực tế. Ở đây, cũng cần phải nói thêm, làm công việc được trả thù lao bao giờ cũng phức tạp và bị đòi hỏi cao hơn về năng lực thực tế. Song cũng vì thế giúp em có nhiều kiến thức thực tế hơn…
Chúc em có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
Thân
thay oi, e da xin duoc lam thuc tap sinh cho cong ti luat Gia Pham.lam ban thoi gian,ca tuan, khong co luong. ai cung bao di lam gi cho met neu khong co luong, lai khong hoc hanh duoc gi. thuc tinh em rat muon di xem the nao. thay gop y cho em voi. hichic
Các bạn bên khoa KT mà còn nói bị “bỏ rơi” thì chúng tui bên QT thì than thở kiểu gì đây ????. Thông cảm, thông cảm !!!!!!!
Bên bọn tớ không bị chậm đề nhưng mà bị chậm nhận bài tập (1 tuần), mà hình như nhiều lớp khác cũng thế.
Trong giao lưu DS, một số trường hợp chậm nhận quyền có thể dẫn tới bồi thường thiệt hại cơ đấy. Vậy mà các thầy cô …..
e chào thầy! E là SV năm cuối đang làm luận văn TN. E làm về sở hữu trí tuệ ạ. Vậy thầy cho e hỏi là có những tài liệu nào hay về lĩnh vực này ạ? E cảm ơn thầy ạ!
e chào thầy! thầy có thể cho em biết 1 tài liệu hay về sở hữu trí tuệ được k ạ? E là SV năm cuối đang làm luận văn tốt nghiệp ạ. E cảm ơn thầy ạ!
Chào VietanhDo,
hoan ngênh em đến với cộng đồng thông tin pháp luật dân sự, những gì mong muốn của em cũng là những gì mà bản thân chúng tôi đang cố gắng thực hiện. Trang web này không áp đặt kiến thức mà là nơi trao đổi kiến thức về pháp luật dân sự cho tất cả những ai quan tâm. Do vậy, em hãy mạnh dạn trao đổi những thông tin mà mình cần tìm hiểu nhé. Newton chỉ từ quả táo rơi mà ra một định luật cơ mà. Tôi cũng là một trong những người rất thích các bài viết của Tiến sỹ Đỗ Văn Đại, hy vọng những bài viết của TS Đại (cũng như của tác giả khác) được sưu tầm trên trang này giúp em được phần nào những thông tin cần thiết.
Thân
em chao cac thay ah.em la sinh vien QT30B, hnay tinh co online va em muon tim 1 chut tai lieu ve tu phap quoc te, khong ngo em lai biet duoc 1 trang web nhu the nay.that wa bat ngo, khong biet webbog nay co lau chua, nhung neu em ma biet duoc trang nay tu nhung hoc ky truoc thi co le ket qua hoc tap cua em da leo them vai bac nua roi.hihi.hinh nhu trang thong tin cua trang nay chu yeu la ve dan su phai khong ah..neu nhu cac chuyen nganh khac ma cung co duoc nhung trang thong tin tro jup the nay thi tot biet may, sinh vien tui em se do hoang mang ve nguon tai lieu.em dang hoc phan trach nhiem ngoai hop dong cua thay Do Van Dai day, co le em se tim duoc nhieu thong tin huu ich trong nay.em cung co nhieu van de muon hoc, em co the trao doi thoai mai voi cac thay nhung van de ve kien thuc duoc khong ah, thinh thoang cung co vai cau hoi ngo ngan nhung do la van de em con thac mac.haha.em se con lai lam phien cac thay co vao nhung lan khac.em rat hy vong nhan duoc tu thay co nhung kien thuc bo ich..Chuc thay co luon khoe manh, vui ve.trang web phat trien va duy tri that tot de chung em co the tiep thu duoc nhung kien thuc huu ich.Xin cam on cac thay co.. ]:-)
VietanhDo
chào Nguyen Nga,
Cám ơn em đã có niềm tin với trang web nay, về vấn đề em hỏi, tôi có thể gợi ý như sau: phạm vi và lĩnh vực có nhu cầu về cử nhân luật rất rộng, có thể ở hầu hết các lĩnh vực: cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt ở các tổ chức kinh tế… Có thể khẳng định cơ hội dành cho sinh viên trường Luật ngày càng nhiều, vì khi xã hội càng phát triển tuyên ngôn: sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật càng đi vào thực chất.
Tuy nhiên, cơ hội không tự nhiên đến và cũng không trao không cho ai cả, nếu người đó không biết nắm lấy cơ hội và không tự trang bị cho mình nhưng kiến thức cần thiết nhất mà cuộc sông đòi hỏi.
Theo tôi, em và các bạn để có việc làm và làm việc tốt, các em cần đảm bảo nhưng yếu tố sau:
1. Cần loại bỏ tư duy học để có bằng đại học mà thay vào đó là học để làm việc sau này. Bên cạnh kiến thức trên lớp, cần tự tìm hiểu, khám phá và quan sát thực tiễn cuộc sống và pháp luật để trang bị kiến thức thực tế cho mình. Thực tiễn luôn kiểm nghiệm lý luận mà;
2. Cần có kỹ năng về máy tính tốt (đủ để người tuyển dụng cho rằng chúng ta đang ở thế kỷ 21 hic…;
3. Cần trang bị một ngoại ngữ cho mình. Có thể nơi bạn làm việc trong tương lai không cần ngoại ngữ, nhưng nếu có ngoại ngữ giúp bạn chủ động hơn trong cuộc sông và công việc;
4. … Những kiến thức hỗ trợ khác em đọc thêm ở chủ đề kinh nghiệm học tập và đào tạo nhé.
Thân
em chào thầy,hôm nay em thật sự bất ngờ khi phát hiện ra trang web thú vị như thế này,đây thật sự là một món quà vô giá mà các thầy dành tặng cho sinh viên.
Em muốn hỏi thầy là:khi sv trường mình ra trường có thể xin được việc làm ở đâu?công việc cho từng vị trí là gì cơ hội việc làm bây giờ cho sv Luật đã nhiều hơn trước chưa?
Em xin cám ơn thầy.Chúc thầy mạnh khỏe.
Thưa thầy Hòa Bình,
Con xin bổ sung thêm ý các bạn là: ở cácmoon học theo học chế tín chí bọn con hiểu kiến thức trên cơ sở thảo luận nhóm và với giáo viên nhiều hơn. Điều này ở các môn niên chế không có hoặc rất khó thực hiện. Ngoài ra, học tín chỉ giúp chũng con thấy sự cần thiết hơn của tài sản tham khảo các nguồn thông tin ngoài giáo trình. Ví dụ trang web này chẳng hạn hiii.
Con chúc thầy khỏe
Chào Hoa,
Một người yêu thích pháp luật là một người biết tôn trọng lợi ích của người khác và sẽ được người khác tôn trọng lợi ích của mình, điều đó đặc biệt quan trọng khi một người học, nghiên cứu và làm trên lĩnh vực kinh tế như em. Tôi không biết em muốn tham gia một chương trình đào tạo ngắn hạn hay một chương trình cử nhân. Hiện tại ở trường Luật Hn có mở văn bằng II chính qui học ban ngày và văn bằng II tại chức thời gian đào tạo 2,5 năm. Toi thấy nhiều cử nhân kinh tế tham gia các lớp học này đấy. Em có thể liên hệ phòng đào tạo (ĐT: 04.8351879)hoặc khoa Tại chức (Đt: 04. 8355771. o4. 8351878).
Ngoài ra, có khả năng sắp tới trường có mở các lớp tập huấn ngắn hạn về pháp luật (nhưng có thể bạn phải chờ thêm một thời gian nữa nhé. Hoặc bạn có thể gọi về Khoa PL kinh tế: 04. 7731469 để biết thêm thông tin)
Thân
Thay oi, em la sinh vien nam cuoi cua truong dai hoc Kinh te Quoc Dan, nhung e la nguoi rat yeu thich ve phap luat, e muon duoc theo hoc 1 chuong trinh dao tao ve luat kinh te, mot phan de thoa man so thich cua minh, mot phan vi muon duoc bo tro cho chuyen nganh cua minh. E nen hoc chuong trinh gi, dao tao o dau? va e can phai lien he voi ai de biet them thong tin. Rat mong duoc thay giup do. Luon mong tin cua thay!
Thưa Thầy Hoà Bình,
Em thấy học theo tín chỉ khuyến khích sinh viên tự học hơn, và có sự trao đổi thông tin hai chiều hơn giữa giảng viên và sinh viên
Thưa thầy,học tín chỉ còn nhằm mục đích là tập cho chúng em dần quen với kiểu làm việc theo nhóm.Tuy nhiên, em thấy rằng nếu cứ 4 năm học,mỗi người luôn luôn ở trong 1 nhóm cố định thì sẽ ít tiến bộ hơn là được tham gia làm việc với nhiều nhóm.Học tín chỉ vừa làm cho chúng em hiểu sâu hơn thêm kiến thức, và cũng dạy cho chung em cách làm việc với nhiều người khác nhau, để sau này khi ra ngoài xã hội chúng em sẽ dễ thích nghi với nhiều cách làm việc của nhiều người. Em nghĩ chúng ta nên mỗi năm( đầu năm học) hoặc mỗi kì nên xáo trộn danh sách nhóm,nghĩa là thay đổi các thành viên trong nhóm này với nhóm khác để tạo điều kiện cho người nào cũng được làm việc với ngừoi nào. nếu cứ luôn giữ nguyên 1 nhóm cố định, thì sẽ có nhóm làm việc rất tốt, nhóm làm việc rất kém hiệu quả thì vẫn mãi không tiến bộ
Thưa thầy,học tín chỉ còn nhằm mục đích là tập cho chúng em dần quen với kiểu làm việc theo nhóm.Tuy nhiên, em thấy rằng nếu cứ 4 năm học,mỗi người luôn luôn ở trong 1 nhóm cố định thì sẽ ít tiến bộ hơn là được tham gia làm việc với nhiều nhóm.Học tín chỉ vừa làm cho chúng em hiểu sâu hơn thêm kiến thức, và cũng dạy cho chung em cách làm việc với nhiều người khác nhau, để sau này khi ra ngoài xã hội chúng em sẽ dễ thích nghi với nhiều cách làm việc của nhiều người. Em nghĩ chúng ta nên mỗi năm( đầu năm học) hoặc mỗi kì nên xáo trộn danh sách nhóm,nghĩa là thay đổi các thành viên trong nhóm này với nhóm khác để tạo điều kiện cho người nào cũng được làm việc với ngừoi nào. nếu cứ luôn giữ nguyên 1 nhóm cố định, thì sẽ có nhóm làm việc rất tốt, nhóm làm việc rất kém hiệu quả thì vẫn mãi không tiến bộ.
Hieu hoc tin chi chi la hoc nhom thi that chua dung nghia. Phuong phap day-hoc ca thuyet trinh, lam viec theo nhom, tu hoc, yu nghien cuu. Neu cu lam dung nhom nhat la nhom dong ma thay khong kiem tra chi to duoc loi cho nhung ban luoi, luon y lai vao nhom truong hoac nguoi duoc phan cong. Thoi gian kiem tra ca nhom thi lai khong co. Tuy hoc nhom nhung quan trong nhat la y thuc cua moi nguoi va su danh gia khi kiem tra ngau nhien cua Thay vho nhom. Neu ban nai dinh ve diem kem cho nhom thi xau ho chet, khi bi tay chay thi y thuc hoc moi tot duoc.
Xin chào thầy giáo,
Tôi là một giáo viên nghỉ hưu đã lâu, nghe các em sinh viên bàn luận về học các môn học tín chỉ, thấy cũng vui. Nhưng điểm khác biệt nhất giữa các môn học theo tín chỉ và học theo niên chế (thời mà chúng tôi áp dụng phổ biến) theo thầy là ở điểm nào?
Cám ơn thầy.
Chào dungTN,
Về kinh nghiệm làm việc nhóm em tham khảo bài viết này nhé
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/11/16/cc-k%e1%bb%b8-nang-c%e1%ba%a6n-thi%e1%ba%bet-trong-h%e1%bb%8cc-t%e1%ba%acp-lm-vi%e1%bb%86c-theo-nhm/
Em chào thầy,
Thầy có thể chia xẻ kinh nghiệm làm việc nhóm cho bọn em không ạ.
bầu ra một nhóm trưởng để điều hành nhóm
tiếp đưa ra mục tiêu cho nhóm,
Nguyên tắc làm việc
Và Kế hoạch làm việc….LÀ những bước đầu tiên để làm việc nhóm hiệu quả …….thân
Em chào thầy ạ !
Thầy vất vả với chúng em quá ! hì hì
Chào youkhanga
Vậy là em là một trong những nguời đầu tiên sáng lập diễn đàn phương pháp học tín chỉ. Cám ơn em.
Vấn đề em hỏi quả là không có đáp án trọn vẹn. Nhưng tôi có thể gợi ý nhé:
1. Em đến các công ty tư vấn luật hoặc văn phòng luật sư để xin làm thực tập sinh (không nhận thù lao, hoặc nhận thù lao tượng trưng….)để làm cộng tác viên cho họ. Nhưng ở đây, theo tôi tìm hiểu thực tế không nhất thiết vào làm tại các công ty luật, em có thể xin làm thêm theo chế độ bán thời gian tại các đơn vị kinh doanh, tôi nghĩ ở đó em có thể thu thập nhiều kiến thức thực tế trong thực tiễn giao lưu dân sự, thương mại. Ngoài ra, em cũng có thể tham gia các tổ chức từ thiện phi chính phủ qua tiếp xúc phương pháp làm việc của họ, cũng như tiếp xúc với các chương trình và đối tuợng tác động của họ sẽ giúp em rất nhiều kiến thức tế… Còn bản thân tôi nghĩ giá như có một trung tâm thực hành pháp luật cho sinh viên tại trường thì hay biết bao…;
2. Còn về học tiếng Anh, bản thân tiếng Anh của tôi cũng chưa tốt đâu, đóng góp ý kiến cho em cũng quả là khó. Tuy nhiên, theo tôi các cua học tiếng Anh chuyên ngành pháp lý hiện nay không nhiều, em thử liên hệ với Trung tâm tiếng Anh chuyên ngành trực thuộc Đại học Hà Nội, hoặc của Đại học Ngoại thương, Học viện quan hệ quốc tế…
Ở trong trường, tôi thấy có cuốn sách Tiếng anh pháp lý chuyên ngành của GS.TS. Lê Hồng Hạnh Nguyên Hiệu trưởng nhà trường em có thể tìm đọc trên thư viện hoặc mua trên phòng bán sách.
Thân
chào thầy! và các bạn! mình là 1 sv luật nhưng không thuộc 2 trung tâm đào tạo lớn trên.khoa luật của mình mới thành lập nhưng mình rất quan tâm tới diễn đàn.vì chúng tôi chưa có diễn đàn tầm cỡ để giao lưu.nhưng rất may diễn đàn đã cho tôi cơ hội học tập từ thầy và các bạn.việc học tín chỉ rất hữu ích.nhất là sv luật chúng ta.
Em ủng hộ ý định lập thêm 1 diễn đàn của thầy, Chúng ta nên cùng share cho nhau những vấn đề còn thắc mắc, bất cập để xây dựng ngày 1 tốt hơn phương pháp học cho mình.phải không thầy? Hôm nay em muốn hỏi 1 vấn đề ngoài việc học tập. Em đang có ý định xin làm thêm ở 1 văn phòng hay công ti luật nhằm học hỏi cách làm việc,không mục đích kiếm tiền. Thầy có kinh nghiệm j chỉ bảo không a?em rất muốn nghe ý kiến của thầy. Còn vấn đề nữa là: việc học tiếng anh chuyên nghành luật hiện nay em thấy còn rất ít so với các chuyên nghành khác. Tim kiếm 1 trung tâm nhằm giao tiếp với nhau về luật rất là khó,vì hầu như là giao tiếp thông thường.Thầy có kinh nghiệm gì ko a?Mục tiêu của em trong 2 năm nữa là phải hoàn thiện được nền tảng tiếng anh trong lĩnh vực pháp luật
Chào QT31AB, Chikn, LexKtc, Kimanh
Trước hết thầy rất vui và cám ơn các em đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp thẳng thắn của mình về chương trình, phương pháp và những khó khăn mà các em gặp phải khi học các môn học tín chỉ nói chung, Luật dân sự nói riêng. Điều đó giúp bản thân tôi và các thầy cô hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng của sinh viên, những gì cần giúp kinh nghiệm ở các môn học tín chỉ… và cũng để giáo viên gần với sinh viên hơn.
Tất cả những vấn đề các em đưa ra, tôi thấy đều hợp lý và mang tính thực tế cả. Tôi sẽ chuyển những ý kiến này đến các thầy cô có thẩm quyền để xem xét và có hướng giải quyết phù hợp.
Trước mắt, bản thân tôi tự thấy cần phải thay đổi những gì gây khó cho các em trong quá trình học tập và tự nghiên cứu, đặc biệt khi các em là khóa đầu tiên tiếp cận với phương pháp học mới này.
Ở đây, thầy cũng trao đổi thêm với các em, lexktc nói tổ bộ môn “bỏ rơi” lớp KTCD là có phần không đúng đâu (bản thân tôi luôn dành sự thiện cảm nhất định cho tập thể lớp này đấy hic…), sự quan tâm dành cho tất cả sinh viên chứ không phụ thuộc vào khoa, khóa, lớp, nhưng trong quá trình triển khai có thể có những sai sót nhất định và chẳng may lớp các em trở thành “nạn nhân”. Nhưng vấn đề là chúng ta thấy sai thì cần phải sửa, tránh để sinh viên các em có những thiệt thời không đáng có. Các em đưa ra ý kiến thì không bao giờ chúng tôi cho là “kêu ca” cả (vì giáo viên là chuyên viên của Prudential: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu mà… hic), mình thấy sai mà mình không nói hóa ra mình tiếp tay với cái không đúng sao? mình thấy nguời ta đúng mà mình không nghe hóa ra mình bào thủ sao?.
Vấn đề chikn đưa ra đúng là một thực tế cần phải giải quyết, để học tín chỉ mang tính thực chất hơn. Đặc biệt về học liệu, thời gian thảo luận và giảng tôi sẽ đề xuất đến Trung tâm đảm bảo chất luợng đào tạo để các thầy cô tham mưu cho các bộ phận chức năng khắc phục nhé.
TÔI CÓ Ý KIẾN THẾ NÀY, NGOÀI MỤC Q&A TÔI ĐỊNH MỞ THÊM MỘT TIỂU DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍN CHỈ. MỤC ĐÍCH CHUYÊN TRAO ĐỔI GIỮA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN, VÀ GIỮA SINH VIÊN VỚI NHAU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁC MÔN HỌC TÍN CHỈ, NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP, ĐỀ XUẤT CÓ LIÊN QUAN VỀ VẤN ĐỀ NÀY. NẾU CÁC EM NHẤT TRÍ THÌ CHO MỘT LỜI VERY YES NHÉ….
em chao thay ah!
thua thay, theo em nhung gi ban qt31ab dua ra co phan rat dung ah.chung em da duoc hoc tin chi 1 hoc ki roi, ban dau em thay cac ban rat hang say, nhiet tinh va rat co gang,bang chung la diem lop em kha cao,nhung cang ve sau, nhat la bay gio, em thay co mot hien tuong xuat hien la su chan nan va mat dan nhiet tinh voi mon dan su.em biet la hoc tin chi thi gio len lop la rat it, hoc li thuyet chi duoc gioi thieu, thao luan cung chi di duoc mot vai van de, se co nhung phan chung em biet thi biet ro nhung co nhung van de chung em lai khong biet ji ca vi chua duoc nghe, chua duoc thao luan.viec tu tim tai lieu de nghien cuu truoc cung gap nhieu kho khan, vi nhung tai lieu tu tap chi cung cap kien thuc rat roi rac, va phai co mot luong kien thuc nhat dinh nao do moi co the hieu het duoc.giao trinh cung chi mang tinh chat gioi thieu.co nhung lop se co ca 1 tuan de chuan bi cho buoi thao luan, nhung cung co lop hom nay hoc, mai thao luan luon.viec chi co 1 ngay de nghien cuu giao trinh, tai lieu, van ban that su la ap luc,va buoi thao luan dan mang tinh chat ca nhan, khong con that su la buoi lam viec nhom nua.
Em chào thầy ạ !
Em là Sv lớp KT31C. Trong thời gian vừa rồi em thấy hơi “chạnh lòng” vì có cảm giác như lớp em và lớp KT31D bị bỏ rơi. Lớp KT31C-D bọn em học cùng giảng đường và không hiểu vì lý do gì từ đầu học kỳ đến giờ luôn bị nhận bài muộn hơn so với các lớp khác rất nhiều. Đầu tiên là Bài tập học kỳ, phải đến tận khi nói chuyện với các bạn lớp khác thì em mới biết là đã có đề bài được 2 tuần và phải đăng ký, lên khoa hỏi thầy cô thì được trả lời là đã hết đề và em phải đi mượn của lớp khác. 2 lớp bọn em bị muộn hơn so với các lớp khác cả tháng vì bị gián đoạn bởi đợt Tết
Sau đó là đến bài tập cá nhân tuần. Các thầy cô giao bài tập tuần 4 và yêu cầu tuần 5 nộp. Nhưng rút cục lại một lần nữa bọn em phải đi mượn đề của lớp khác để photo cho các bạn. Và đã có những bạn thậm chí đến tận chiều thứ 7 mới có đề bài tập trong tay mà thứ 3 tuần sau bọn em đã phải nộp bài. Có những bạn đã phải làm một cách vội vàng và không có chất lượng. Có bạn mấy hôm trước ở nhà ôn thi lại môn Hiến pháp, nên thứ 2 đến trường biết có bài tập, lại phải thức thêm một đêm nữa để cho ra một sản phẩm kém chất lượng để kịp nộp vào sáng hôm sau. không biết là vui hay buồn khi những cặp mắt thâm quầng mệt mỏi nộp bài tập và cô giáo tuyên bố là đuợc hoãn lại thêm một tuần nữa vì “thầy cô quên mang sổ điểm danh”. Cũng có một số lời xì xầm rằng “Nếu cũng một ngày chúng mình đến lớp và nói với các thầy cô rằng : Thưa thầy cô, hôm nay em quên bài tập ở nhà rồi, thì sao nhỉ?.Có một số thì xin bài lại để làm lại, và một số thì qúa nản và quyết định ko làm lại nữa .
Lần thứ 3, bài tập nhóm tháng. 2 lớp chúng em lại phải đi mượn của lớp KT31A-B. Bạn lớp trưởng lớp D mượn được muộn hơn so với lớp khác 1 tuần,và khi đề về đến lớp em thì chính là thứ 3 vừa rồi (tuần 5). Bây giờ, bọn em lại đang gấp rút hoàn thành để kịp cho thứ 3 tới để nộp. Bản thân em, khi đang viết những dòng này cũng là lúc tranh thủ nghỉ ngơi để lát nữa lại ngồi làm tiếp phần bài của mình. Nói thật là em không dám chắc chất lượng bài sẽ đến đâu. 2 lớp chúng em đang định có ý kiến xin các thầy cô cho lùi lại một tuần,nhưng cũng không dám chắc các thầy cô sẽ đồng ý nên nhóm nào cũng nhanh nhanh chóng chóng cố gắng hoàn thành (chứ không phải hoàn thiện) bài tập của mình.
Em biết, để chuẩn bị cho hình thức học tín chỉ này, các thầy cô cũng đã vất vả rất nhiều và bọn em không nên suốt ngày chỉ kêu ca. Em đánh giá cao quyển đề cương môn học cũng như trang web này của thầy. Điều bọn em mong muốn chỉ là được đối xử “công bằng” hơn một tí và sẽ nhận được bài tập theo như đúng lịch trình.
Rất cảm ơn thầy
lexktc
Xin chào thầy.
Hiện tại em đang dự định kinh doanh về dịch vụ giải trí : Cá massage chân ( Cá cắn chân) với mục đích là thư giản dành cho các bạn trẻ là chủ yếu, với quy mô nhỏ ( gồm thuê 1 căn nhà 60 m vuông và 1 số vật dụng : gồm cá, hồ cá, bàn, ghế). Vậy em cần phải làm những thủ tục gì để có thể thực hiện được, và có thể mở dịch vụ kinh doanh này được không ? Em sinh sống ở đà nẵng . mong thầy chỉ giúp.
Em cám ơn thầy nhiều
Em chào thầy ạ !
Em là Sv lớp KT31C. Trong thời gian vừa rồi em thấy hơi “chạnh lòng” vì có cảm giác như lớp em và lớp KT31D bị bỏ rơi. Lớp KT31C-D bọn em học cùng giảng đường và không hiểu vì lý do gì từ đầu học kỳ đến giờ luôn bị nhận bài muộn hơn so với các lớp khác rất nhiều. Đầu tiên là Bài tập học kỳ, phải đến tận khi nói chuyện với các bạn lớp khác thì em mới biết là đã có đề bài được 2 tuần và phải đăng ký, lên khoa hỏi thầy cô thì được trả lời là đã hết đề và em phải đi mượn của lớp khác. 2 lớp bọn em bị muộn hơn so với các lớp khác cả tháng vì bị gián đoạn bởi đợt Tết
Sau đó là đến bài tập cá nhân tuần. Các thầy cô giao bài tập tuần 4 và yêu cầu tuần 5 nộp. Nhưng rút cục lại một lần nữa bọn em phải đi mượn đề của lớp khác để photo cho các bạn. Và đã có những bạn thậm chí đến tận chiều thứ 7 mới có đề bài tập trong tay mà thứ 3 tuần sau bọn em đã phải nộp bài. Có những bạn đã phải làm một cách vội vàng và không có chất lượng. Có bạn mấy hôm trước ở nhà ôn thi lại môn Hiến pháp, nên thứ 2 đến trường biết có bài tập, lại phải thức thêm một đêm nữa để cho ra một sản phẩm kém chất lượng để kịp nộp vào sáng hôm sau. không biết là vui hay buồn khi những cặp mắt thâm quầng mệt mỏi nộp bài tập và cô giáo tuyên bố là đuợc hoãn lại thêm một tuần nữa vì “thầy cô quên mang sổ điểm danh”. Cũng có một số lời xì xầm rằng “Nếu cũng một ngày chúng mình đến lớp và nói với các thầy cô rằng : Thưa thầy cô, hôm nay em quên bài tập ở nhà rồi, thì sao nhỉ?.Có một số thì xin bài lại để làm lại, và một số thì qúa nản và quyết định ko làm lại nữa .
Lần thứ 3, bài tập nhóm tháng. 2 lớp chúng em lại phải đi mượn của lớp KT31A-B. Bạn lớp trưởng lớp D mượn được muộn hơn so với lớp khác 1 tuần,và khi đề về đến lớp em thì chính là thứ 3 vừa rồi (tuần 5). Bây giờ, bọn em lại đang gấp rút hoàn thành để kịp cho thứ 3 tới để nộp. Bản thân em, khi đang viết những dòng này cũng là lúc tranh thủ nghỉ ngơi để lát nữa lại ngồi làm tiếp phần bài của mình. Nói thật là em không dám chắc chất lượng bài sẽ đến đâu. 2 lớp chúng em đang định có ý kiến xin các thầy cô cho lùi lại một tuần,nhưng cũng không dám chắc các thầy cô sẽ đồng ý nên nhóm nào cũng nhanh nhanh chóng chóng cố gắng hoàn thành (chứ không phải hoàn thiện) bài tập của mình.
Em biết, để chuẩn bị cho hình thức học tín chỉ này, các thầy cô cũng đã vất vả rất nhiều và bọn em không nên suốt ngày chỉ kêu ca. Em đánh giá cao quyển đề cương môn học cũng như trang web này của thầy. Điều bọn em mong muốn chỉ là được đối xử “công bằng” hơn một tí và sẽ nhận được bài tập theo như đúng lịch trình.
Điều thứ 2 em muốn hỏi, cái này thuộc bài học. Đó là đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là tiền được không ạ?.. Em học một giờ lý thuyết và một giờ seminar thì 2 thầy cô có 2 quan điểm trái ngược nhau. Ý kiến của bản thân em thì em cho rằng tiền cũng có thể là đối tượng của hợp đồng này, vì suy cho cùng tiền cũng là một loại tài sản (với cả, em thấy nếu như lên Phủ Tây Hồ bỏ ra mấy chục mua 1 tờ 2USD để gọi là lấy may thì có lẽ cũng là “mua tiền” rùi còn gì, vì tiền đó lưu thông được mà ^^). Em muốn biết nếu đây là một quan điểm mở (ý kiến nào cũng có thể đúng) thì hiện nay thực tế nghiêng về hướng nào nhiều hơn và lý do để cho quan điểm đó có thể đứng vững?..
Rất cảm ơn thầy
lexktc
mình xin trả lời bạn về tiền có thuộc đối tượng của HĐ mua bán không? thì mình trả lời là không
nếu bạn nói là lên Phủ Tây Hồ mua 1 tờ USD thì hợp đồng đó vô hiệu, nếu 1 bên đòi lại và bên kia ko trả và khởi kiện ra tòa án thì tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. mà hợp đồng này là trao đổi tài sản, đổi tiền.
trong quan hệ mua bán thì luôn luôn xuất hiện 2 yếu tố đó là Tiền – Hàng. không thể là Tiền – Tiền hoặc Hàng – Hàng được. mà nếu là tiền tiền hoặc hàng hàng thì đó là trao đổi. ví dụ tôi có 1 con gà và tôi muốn ăn thịt vịt và tôi đổi con gà của tôi để lấy con vịt của Anh.
Em chào thầy ạ!
Chào KA nhé!
Tên bạn giống tên phó Bí thư lớp tớ quá ???
Tớ đâu có nói là học tín chỉ là không có hiệu quả. Tớ chỉ thắc mắc rằng Kỳ học này liệu có tiếp diễn cảnh:”bí quá mới trượt” ở mấy môn học tín chỉ hay không thôi. Thực tế kỳ 1 là như thế mà.
Còn về vụ phiếu khảo sát học tập thì em chưa nghe thấy thầy ạ. Có thể là do kết quả lớp em không cao nên miễn điều tra òy.hihi.
Em đùa đấy. Nếu nhà trường có phiếu khảo sát thì hay quá !!!
Chào Quốc Tế 31AB !
Có thể đó là cảm nhận riêng của bạn , và có lẽ bạn vẫn chưa thật sự sẵn sàng để tiếp nhận những cái mới ( mà cái mới này thực sự tốt cho chính bạn ) .
Còn đối với tôi cách học theo tín chỉ của môn Ds thực sự thú vị .Nó bắt tôi phải đọc giáo trình và tài liệu có liên quan đến vấn đề đang học trước khi đến lớp . Điều này làm tôi không cảm thấy mình mù tịt trước những điều thầy cô đang giảng trên lớp . Hơn thế nữa , tôi thấy không ngại nhần khi hỏi thầy cô những điều mình chưa rõ .
thực ra là cái đó chỉ tốt cho những cá nhân chăm học. đối với những cá nhân còn lại thì chỉ làm họ tăng cái tính ỷ lại thui. k tiến bộ được
em đang học luật ds nhưng nhiều lúc thấy rối quá à! mỗi giảng viên có một hướng giải quyết khác nhau cho 1 vấn đề.nhiều lúc còn >< nhau nữa.không biết phải nghe theo ai? hay là theo ý kiến của ….mình nữa!
nhiều vấn đề em thấy không xem blds hì em sẽ giải quyết được, nhưng khi mở luật ra lại thấy lúng túng
em phải làm gì để học tốt môn này????
Thầy ơi cho em hỏi !!!!!!!!!!!!
Sau kỳ học áp dụng phương pháp đào tạo theo tín chỉ đầu tiên, BGH nhà trường nói chung và các thầy cô trong Khoa Dân sự đã có dự định gì để tìm hiểu xem sinh viên trường mình cảm nhận thế nào về phương pháp mới này chưa ạ ?????????
Ví dụ về việc tạo lập nhóm và cách làm việc theo nhóm, cách tìm và sử dụng tài liệu, cách giảng dạy của Thầy côvà tiếp thu của sinh viên, hay kết quả mà mỗi sinh viên nhận được so với học niên chế????
Em thấy còn nhiều bất cập lắm.
Cụ thể là kết chẳng hạn.
Ở lớp em những môn học tín chỉ rất ít người bị trượt. nếu có chỉ là những trường hợp bỏ thi hoặc chưa nộp học phí.
Liệu đây là chất lượng thức tế ????????
do la van de thuong thay o tat ca nhung van de co lien quan den dao tao va thu le phi
[IMG]http://i1113.photobucket.com/albums/k504/vieclam52/caulacboanhvanchuyennganhluat.jpg[/IMG]
****************************************************
ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH LUẬT
Hiểu và Nắm Vững Ngôn Ngữ Của Luật Pháp
Về Khóa Học
Nhu Cầu:
Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế nhất là trong quan hệ luật pháp. Điều này lại vô cùng quan trọng đối với luật sư và các tổ chức có liên quan đến việc thi hành pháp luật.
Hơn thế nữa, khả năng Anh Ngữ trong lãnh vực luật pháp, không chỉ đơn thuần là khả năng sử dụng Tiếng Anh tốt mà là một phương tiện đánh giá sự chuyên nghiệp của ngành luật và ảnh hương đến sự thành công của nghề Luật.
Đối Tượng:
Sinh viên đang theo học và tốt nghiệp ngành luật có nguyện vọng làm việc cho các tổ chức mang yếu tố nước ngoài có sử dụng Tiếng Anh như là ngôn ngữ chính.
Các chuyên gia luật: Thẩm phán, giảng viên luật, luật sư, luật gia, các chuyên viên đang làm việc với các công ty luật hoặc các tổ chức nước ngoài có sử dụng Tiếng Anh.
Mục Tiêu Khóa Học:
SAU KHI HOÀN TẤT KHÓA HỌC, HỌC VIÊN SẼ:
Có được kiến thức về các đặc tính pháp lý và bản chất của pháp luật
Có khả năng trao đổi, thương thuyết để ký hợp đồng với đối tác nước ngoài
Có được một sự đánh giá của các từ vựng và ngữ pháp liên quan đến pháp luật
Trở nên tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh trong bối cảnh pháp lý quốc tế.
Được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khoa học.
Phương Pháp đào Tạo:
Khả năng Nghe-Nói-Đọc-Viết tiếng Anh chuyên ngành Luật sẽ được phát triển trong chương trình đào tạo bằng nhiều hình thức:
Đóng vai luật sư đại diện thân chủ trước Tòa.
Phỏng vấn và Tư vấn thân chủ,
Thương thảo hợp đồng với đối tác;
Soạn thảo văn bản và hợp đồng, đơn khởi kiện …
Ban giảng huấn
Các luật sư và chuyên viên luật, tốt nghiệp, công tác và giảng dạy trong ngành luật nhiều năm tại Hoa Kỳ và các quốc gia sử dụng tiếng Anh.
Khóa Học:
Gồm 3 cấp độ : Căn Bản – Trung Cấp – Nâng cao.
Mỗi cấp độ : Học 8 tuần – Học 2 Buổi/ Tuần – 2 giờ = 3 tiết / buổi.
Lịch học : Các tối thứ 3 – 4 – 5 – 6 hàng tuần
Đặc biệt học viên sẽ được tham dự lớp luyện phát âm “Chuẩn Giọng Mỹ” miễn phí vào các sáng thứ 7 hàng tuần.
Chế Độ Ưu Đải
Giảm Học Phí : 10% Học Phí cho Giảng Viên Luật
20% Học Phí cho Sinh Viên Luật
Học phí: 5.000.000 VNĐ/ Khóa ( Ghi danh trước 11/04/2011 )
***************************************************
[URL=”http://viendongschool.edu.vn”]http://viendongschool.edu.vn[/URL]
cho minh hoi hoc cai nay o dau vay ban?
Nhà em có mua mảnh đất của nhà bên cạnh, do nợ Ngân hàng quá hạn thanh lý. Lúc mua bán dia đình bên cạnh, đúng ra chỉ có 1 ng(em tạm gọi là nó) do lừa đảo trộm cắp đã đi tù phải bán nhà để trả nợ cho ngân hàng. Có 1 điều đặc biệt là ngôi nhà này( ông nó là liệt sỹ) của gia đình thương binh liệt sỹ, nên gia đình em có tránh nhiệm sử dụng và phải trong nom hương khói cho họ. Lúc mua bán nó đã viết giấy cam đoan ko có quền hành gì với mảnh đất này, có sự chứng kiến đầy đủ của chính quyền huyện xã. Trong khi đó no lại lừa gia đình bên kia mảnh đất mua lại 1 phần của mảnh đất lấy tiền. Sau đó gia đình tôi đã mời các cơ quan về nhưng vẫn ko giải quyết đc( luc đó tôi ko có nhà). Hiện nay nó lại về đò lại mảnh đất và đe dọa sử dụng vũ lực. Khiến bố mẹ tôi rất lo lắng, mong các anh chị cho tôi 1 hướng để giải quyết vấn đề triệt để, riêng giấy tờ nhà đất nhà tôi có đầu đủ. Nó hiện có 2 tiền án và đã đi tù 2 lần vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ng khác
theo t thì bạn không phải quá lo lắng.
bạn nói là đã có đầy đủ giấy tờ đất.
giấy cam đoan có sự chứng kiến của chính quyền huyện xã.
theo t thì bạn cũng chẳng cần thiết phải nộp đơn khiếu kiện lên tòa án huyện của bạn.
vì nếu gia đình bên kia bị đối tượng lừa để mua mảnh đất đó có tranh chấp với bạn thì bạn đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi thì chắc họ không thể có tờ thứ 2. nếu có thì bạn có thể nộp đơn lên tòa án xin tuyên bố là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho gia đình kia là không hợp pháp do xảy ra tranh chấp với bạn hoặc tuyên bố giao dịch giữa gia đình kia và người bán là giao dịch dân sự vô hiệu
cồn người đã bán đất cho bạn phải trực tiếp chịu nghĩa vụ với bên gia đình kia
theo tôi , cơ chế thị trương không chỉ ở tất cả các lĩnh vực nghành tế tài chính mà còn ăn sâu vào nền giáo dục hiện đại ở việt nam ta, cái chốt ở đây là tham nhũng , hối lộ , coi trọng đồng tiền biến mọi thứ thành thị trường, việc chạy điểm diễn ra thường xuyên,
Trong nhà nươc tham nhũng khá nhiều , năm nào cũng cao hơn năm cũ, không phải đại bộ phận mà chỉ một số , kiêu con sâu bỏ dầu nồi canh