admin@phapluatdansu.edu.vn

LUẬT ĐẤT ĐAI đã công bằng với người nông dân?

20220909085625-56niem-vui-dc-mua TRẦN ĐỨC VIÊN

Người nông dân là đối tượng chịu thiệt thòi nhất trong chính sách đất đai của Việt Nam.

Qua nhiều lần sửa Luật Đất đai, dường như quyền của người nông dân với mảnh đất mà họ đã “đổ mồ hôi và xương máu” mới có được vẫn không thay đổi là bao. Điều đó đặc biệt đúng nếu đem so sánh với những người sử dụng đất ở và với các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài, sử dụng đất để sản xuất – kinh doanh, làm dịch vụ. Trong khi quyền sử dụng của người dân với đất phi nông nghiệp (đất ở) nghiễm nhiên được pháp luật bảo vệ chặt chẽ như quyền sở hữu tư nhân, thì đối với người nông dân, quyền của họ với mảnh đất gắn liền với sinh kế lại rất mong manh. Continue reading

Thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai – BẤT CẬP TỪ THỰC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ XỬ LÝ

property-dispute-new THS. PHAN MẠNH THĂNG – Luật sư điều hành Công ty Luật Long Phan PMT, Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân (TAND) là một chế định quan trọng, được Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) dành nguyên một chương để quy định chi tiết các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai thì vẫn chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể. Dẫn tới khi áp dụng vào thực tiễn xét xử, Tòa án gặp nhiều lúng túng để xác định thẩm quyền, đùn đẩy hồ sơ qua lại. Bài viết này phản ánh thực trạng giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai và quan điểm đề xuất của tác giả để khắc phục các bất cập đã và đang xảy ra.

1. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai

1.1. Thế nào là tranh chấp liên quan đến đất đai

Continue reading

SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013: Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự, hành chính tại Toà án

conflict-tree-example-fisher PHAN THỊ VÂN HƯƠNG Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

Số liệu thống kê hàng năm của ngành Toà án cho thấy, các vụ án dân sự, hành chính liên quan đến đất đai luôn chiếm số lượng lớn trong tổng số các tranh chấp do Toà án giải quyết. Đây cũng là loại tranh chấp phức tạp, thời gian giải quyết thường kéo dài vì nhiều lý do, trong đó có lý do hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn,  còn có nhiều khoảng trống, chưa quy định đầy đủ, thiếu thống nhất (giữa Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở… với Luật Đất đai), hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý đất đai còn yếu kém. Do vậy, việc thu thập chứng cứ đầy đủ cũng như vận dụng các quy định nào của pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai, là không hề đơn giản. Nhiều vụ án xét xử kéo dài nhiều năm, qua nhiều lần sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm với các quan điểm, đường lối giải quyết khác nhau. Trong số 42 án lệ do Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ban hành có đến 10 án lệ liên quan đến đất đai. Continue reading

CẦN LÀM SÂU SẮC HƠN NỘI HÀM “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai” thông qua đổi mới tổ chức bộ máy địa chính và tối ưu hóa quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về đất đai gắn với chuyển đổi số

vietnam-top-images-collage PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG – Trường Đại học Ngoại thương

Quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đất đai trên cơ sở đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cải cách hành chính để đáp ứng nhu cầu phát triển, hài hòa lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp được Đại hội XIII của Đảng định hướng là một trong những yêu cầu phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Continue reading

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất VÔ HIỆU?

Canva-null-1 THS. LÊ VĂN QUANG – Trưởng phòng 9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước

Thực tiễn giải quyết các vụ án, vụ việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) không có công chứng, chứng thực trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này tác giả nêu lên những vướng mắc, bất cập để bạn đọc cùng trao đổi nhằm hoàn thiện các quy định về pháp luật.

Continue reading

HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN và vai trò của công chứng viên ở Cộng hòa Pháp

 LAURENT DEJOIE Công chứng viên, Cộng hòa Pháp

I. Giới thiệu chung về hợp đồng mua bán bất động sản

Hợp đồng mua bán bất động sản là hợp đồng mua bán tài sản. Theo quy định tại Điều 1582, Bộ luật Dân sự (Pháp), hợp đồng mua bán tài sản là thoả thuận giữa các bên, theo đó một bên cam kết giao tài sản còn một bên cam kết trả tiền mua tài sản đó.

Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ có đền bù được ký kết trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng được coi như đã ký kết, quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển từ người bán sang người mua khi hai bên đã đạt được thoả thuận với nhau về tài sản là đối tượng của hợp đồng và về giá cả. Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản hoặc ký kết bằng một hình thức khác. Hợp đồng được ký kết bằng văn bản chủ yếu là để làm chứng cứ hơn là vì hiệu lực của hợp đồng.

Continue reading

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ MỒ MẢ TRÊN ĐẤT – Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

 LÊ THANH TOÀNTAND huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Trong bài viết này tác giả tập trung phân tích những quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả trên đất nhưng khi chuyển nhượng thì các bên không đề cập đến mồ mả trên đất trong hợp đồng chuyển nhượng, nêu lên khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP về quản lý và sử dụng nhà chung cư theo pháp luật Việt Nam

THS. LS. VŨ THỊ NGA – Văn phòng Luật sư Công lý Việt
1. Nhận diện các tranh chấp về quản lý và sử dụng nhà chung cư

Nhà ở nói chung và nhà chung cư nói riêng là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Khi quản lý và sử dụng nhà chung cư, vấn đề đầu tiên cần phải lưu ý gồm: Chủ đầu tư xây dựng nhà ở chung cư có tuân thủ các quy định của pháp luật về đầy đủ các hạng mục đã được phê duyệt; Khi chuyển giao quyền chủ đầu tư có minh bạch, giải thích đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp mà các bên được hoặc phải được biết trước khi giao dịch theo quy định của pháp luật; Người sử dụng căn hộ đã thực sự nghiên cứu, hiểu và chịu trách nhiệm với cam kết của mình…; hoặc các bên trong mối liên quan đến nhà chung cư có đạt được thỏa thuận về mục đích đó hay không, trước hay sau khi giao kết,… Thực tế, khi tất cả các vấn đề trên không được minh bạch, thì sẽ phát sinh mâu thuẫn về quyền lợi của các bên, lúc này tranh chấp liên quan đến nhà chung cư xảy ra.

Continue reading

Quy chế đồng sở hữu TRONG NHÀ CHUNG CƯ (Mẫu tham khảo)

Thời gian qua, tại Việt Nam, cùng với xu thế tất yếu về phát triển nhà chung cư cao tầng tại các đô thị thì cũng đã và đang phát sinh nhiều bất cập, mâu thuẫn thậm chí tranh chấp trong quản lý, sử dụng nhà chung cư của tam giác quan hệ giữa chủ đầu tư – Ban quản lý – cư dân; về diện tích sử dụng chung, diện tích sử dụng riêng; quyền của các đồng sở hữu, việc đưa tài sản của đồng sở hữu vào giao dịch; việc quản trị nội bộ giữa các đồng sở hữu… Trong bối cảnh như vậy, ngoài hành lang pháp lý liên quan thì việc xây dựng Quy chế Đồng sở hữu trong các tòa nhà chung cư có vai trò đặc biệt quan trọng.

Civillawinfor trân trọng giới thiệu bản Quy chế Đồng sở hữu của một Tòa nhà chung cư tại Cộng hòa Pháp để Quý vị tham khảo.


TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tọa đàm Chuyên đề “Bảo vệ người mua bất động sản và đồng sở hữu trong nhà chung cư”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 07-08/06/2010. Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp.

NGƯỜI CÓ QUYỀN, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN trong vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất

 DƯƠNG TẤN THANH – TAND Thị xã Duyên Hải, Trà Vinh

Một trong những lý do bản án về tranh chấp quyền sử dụng đất thường hay bị Tòa án cấp có thẩm quyền hủy là do Tòa án không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng trong vụ án. Vậy theo quy định của pháp luật, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng trong trường hợp nào. Và khi giải quyết vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất, Thẩm phán cần lưu ý phải đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng trong vụ án trong những trường hợp cụ thể nào.

Continue reading

THỰC TIỄN TỐ TỤNG: Một số lưu ý về việc áp dụng văn bản pháp luật trong giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và nhà ở

THS. LÊ THỊ HỒNG HẠNH –  VKSND TP. Hà Nội

Để các cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện tốt hơn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, vừa qua, nhóm tác giả thuộc VKSND TP. Hà Nội đã tập hợp, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số lưu ý trong tra cứu và áp dụng văn bản.

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Ai là người bị kiện trong vụ trả hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

 TRƯƠNG THỊ DIỄM MY – Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông

Việc xác định người bị kiện rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định người bị kiện là UBND cấp huyện hay Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) khi Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ trả hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) lần đầu của cá nhân. Continue reading

BÁO CÁO SỐ 108/BC-BXD NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2019 CỦA BỘ XÂY DỰNG TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT XÂY DỰNG (Được bổ sung tại Báo cáo số 138/BC-BXD ngày 16 tháng 10 năm 2019)

Bối cảnh và một số yêu cầu sửa đổi, bổ sung

Trong thực tiễn triển khai thực hiện Luật Xây dựng năm 2014 đã xuất hiện một số vướng mắc, hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định của Luật như:

– Một số quy định về nội dung, phạm vi, thẩm quyền thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan tư vấn về công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế chưa phù hợp với nguyên tắc: cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm soát nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm soát sự phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp tính định mức đơn giá của các dự án. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan tư vấn phải tự chịu trách nhiệm về các nội dung cụ thể của dự án, thiết kế xây dựng.

– Nội dung, thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng còn có một số điểm trùng lặp; điều kiện cấp giấy phép xây dựng chưa phù hợp với một số loại công trình; thời gian cấp giấy phép xây dựng còn dài.

– Việc thành lập, vận hành Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án khu vực đối với một số trường hợp khó thực hiện.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn